CÀ PHÊ

Khủng hoảng giá cà phê toàn cầu: Những điều cần biết

Cập nhật ngày: 17 | 02 | 2019

Hơn 20 triệu hộ nông dân trên khắp thế giới đang kiếm sống bằng nghề trồng cà phê. Thị trường hàng hóa tương lai cho cà phê, được gọi đơn giản là C, được sử dụng làm chuẩn mực cho giá toàn cầu của một pound cà phê xanh - nguyên liệu thô mà các nhà máy rang xay và người tiêu dùng sử dụng tại nhà.

 

Hiện tại, giá cà phê - và mở rộng một chút là sinh kế của những người phụ thuộc vào thị trường đó - đang rơi vào khủng hoảng.

C - chi phí của một pound cà phê - đang quanh mức 1 USD. Mức giá đó đủ thấp để buộc nhiều người nông dân phải bán cà phê dù thua lỗ, khiến cuộc sống của các nhà sản xuất, vốn đã đầy rẫy rủi ro và không chắc chắn, thậm chí còn khó khăn hơn.

Đối với hầu hết người nông dân, chi phí sản xuất cà phê rơi vào khoảng 1,2 USD mỗi pound, theo Alejandro Cadena, đồng sáng lập và giám đốc điều hành của công ty Caravela Coffee.

"1,2 USD là một con số quan trọng vì nếu thấp hơn ngưỡng này, họ đang sản xuất thua lỗ", ông nói. "Chúng tôi đã giao dịch dưới mức 1,2 USD trong 6 tháng qua".

Về lý thuyết, C hoạt động dựa trên các nguyên tắc cơ bản cung - cầu. Tuy nhiên, không phải tất cả quốc gia sản xuất cà phê đều ảnh hưởng đến nguồn cung toàn cầu như nhau. Cũng không phải là nguồn cung là nhân tố duy nhất ảnh hưởng đến giá cả, theo ông Gerardo Patacconi, Giám đốc điều hành của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO). ICO, được thành lập dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc vào năm 1963, nhằm phản ứng đối với các vấn đề trong thị trường của mặt hàng này.

"Tình trạng dư cung quá mức hiện tại chủ yếu là do các nhà sản xuất lớn gồm Brazil và Việt Nam", ông Patacconi nói đến hai quốc gia có năng suất cà phê cao nhất thế giới. "Ngoài ra còn có một yếu tố mạnh mẽ cần xem xét - mối quan hệ giữa các loại tiền tệ, và cụ thể là ở Brazil và ảnh hưởng của sự mất giá".

Khi đồng real Brazil thực sự mất giá so với USD trong năm nay, các nhà sản xuất ở quốc gia Nam Mỹ đã bất ngờ bán cà phê của họ với giá rẻ hơn. Mọi quốc gia trên thế giới đều cảm thấy điều đó.

Điều gì xảy ra khi một nông dân sản xuất trong tình trạng thua lỗ?

"Nông dân không có thu nhập hoặc thu nhập của họ giảm đến mức không thể đầu tư vào trang trại của họ", Hanna Neuschwander thuộc World Coffee Research, một tổ chức nông nghiệp cà phê độc lập, cho biết.

Khi người nông dân không còn đủ khả năng để thực hiện quá trình chăm sóc thường xuyên, những tác động sẽ xuất hiện ngay lập tức. Vào năm 2012, các trang trại cà phê ở Trung và Nam Mỹ đã bị ảnh hưởng bởi một bệnh dịch gọi là bệnh gỉ sắt lá cà phê, hay la roya. Bệnh dịch này đã giảm năng suất của một số quốc gia, như El Salvador, xuống một nửa.

"Thuốc diệt nấm, dinh dưỡng và cắt tỉa thực sự rất cần thiết để kiểm soát bệnh gỉ sắt", theo bà Neuschwander. "Tuy nhiên, khi bạn ngừng quản lý trang trại của mình vì không đủ khả năng chi trả cho những đầu vào đó thì đó là lúc bệnh gỉ sắt làm chủ. Nó ảnh hưởng đến sản xuất trong năm hiện tại nhưng thậm chí còn tồi tệ hơn trong năm tới".

40 năm qua đã chứng kiến nhiều trường hợp C thấp dẫn đến dịch bệnh gỉ sắt lá cà phê.

Điều đó ảnh hưởng đến người lao động như thế nào?

Quản lý trang trại ít hơn dẫn đến thu nhập thấp hơn, dẫn đến tỉ lệ việc làm trong cộng đồng sản xuất cà phê thấp hơn vì chủ trang trại không còn có thể trả tiền cho lao động làm thuê.

"Điều xảy ra khi thị trường lao động nông nghiệp cạn kiệt đó là mọi người sẽ di chuyển", bà Neuschwander nói. "Cách thức thị trường cà phê hiện tại được thiết lập đẩy nông dân ra khỏi cà phê".

Thành viên của thế hệ các nhà sản xuất cà phê hiện tại đang gần kết thúc sự nghiệp của họ, và C thấp đang ngăn cản các thế hệ trẻ làm nông nghiệp. Mặc dù người tiêu dùng cà phê ngày nay không cảm nhận được hậu quả của việc giá xuống thấp, việc hợp nhất, sản xuất và sự đa dạng của giống cà phê giảm và nguồn gốc sẽ cảm nhận được.

Cà phê đặc sản là vị cứu tinh?

Có xu hướng nghĩ các nhà sản xuất cà phê đặc biệt khác với nhà sản xuất cà phê chất lượng thấp hơn, nhưng trên thực tế, sự khác biệt này không thực sự tồn tại .

Phí bảo hiểm được trả cho cà phê đặc sản, thường không gồm các khoản lỗ của phần còn lại từ vụ thu hoạch - loại cà phê không đặc sản. Khi điều này xảy ra, toàn bộ doanh nghiệp hoạt động lỗ hoặc gần thua lỗ.

Ai đang cố gắng khắc phục vấn đề này?

Cả Hiệp hội Cà phê Đặc sản và ICO đã công bố các sáng kiến để giải quyết cuộc khủng hoảng giá cà phê trong tháng 1, tập trung vào việc tiềm kiếm các tiêu chuẩn giá thay thế và giáo dục người tiêu dùng về sự khó khăn về kinh tế của người trồng cà phê.

Điều này sẽ thực sự ảnh hưởng đến thực tế bao nhiêu vẫn đang được xem xét. Trước đây, các chứng nhận của bên thứ ba, như Fair Trade, đã làm nhiều điều để tăng nhận thức của người tiêu dùng về sinh kế của nhà sản xuất trong bị chỉ trích vì khả năng cải thiện chúng.

Bất kể hành động nào của ngành công nghiệp, C cuối cùng sẽ thay đổi. Người nông dân vẫn bị buộc phải trồng cà phê với mức giá bán thấp, nhưng hoặc sương giá hoặc bệnh gỉ sắt mới sẽ phá hủy mùa màng, hoặc biến đổi khí hậu với nhiệt độ cao hơn và năng suất toàn cầu sẽ giảm.

Theo một cách nào đó, những điều này sẽ giải quyết cuộc khủng hoảng C như chúng ta biết - và giá sẽ tăng.

Theo Latimes.com

TIN TỨC KHÁC

Sản lượng cà phê Ấn Độ tăng 1% lên 319.000 tấn

13-2-2019

Mất mùa ở bang Karnataka (Ấn Độ) được bù đắp bằng sự gia tăng sản lượng ở Kerala, Tamil Nadu và các vùng lân cận.

Ethiopia đặt mục tiêu sản lượng cà phê tăng gấp ba lần hiện tại

9-2-2019

Ethiopia đặt mục tiêu trong 5 năm tới, sản lượng cà phê tăng gấp 5 lần so với hiện tại bưangf cách cải thiện hệ thống sản xuất và bán hàng.

Australia có thể cứu ngành cà phê thế giới?

6-2-2019

Biến đổi khí hậu có thể phá hủy các khu vực trồng cà phê lớn trên thế giới bằng những hiện tượng thời tiết cực đoan, tuy nhiên, Australia có thể là giải pháp cho vấn đề này.

Uganda ứng dụng blockchain để truy xuất nguồn gốc cà phê

3-2-2019

Một công ty ở Ugandan đã bắt đầu sử dụng blockchain, công nghệ hỗ trợ tiền ảo Bitcoin, để truy xuất nguồn gốc các lô cà phê xuất khẩu trong nỗ lực đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ người tiêu dùng về thông tin nguồn gốc sản phẩm.

Cà phê Châu Á: Việt Nam đối mặt với hạn hán, giao dịch phục hồi tại Indonesia

8-2-2019

Nông dân trồng cà phê tại Việt Nam đang vật lộn để đảm bảo đủ nước cho cây trong mùa khô, trong khi giao dịch đã bắt đầu phục hồi tại Indonesia trong bối cảnh một vụ thu hoạch phụ.

Cà phê Châu Á: Doanh số tại Việt Nam chậm do giá thấp, nguồn cung tăng tại Indonesia

22-2-2019

Vinanet - Doanh số bán cà phê tại Việt Nam đang chậm lại do giá thấp, trong khi nguồn cung tại Indonesia tăng bởi các nhà sản xuất từ một vụ thu hoạch phụ tung ra thị trường sớm hơn dự kiến.

Jamaica phát triển giải pháp dài hạn cho ngành cà phê quốc gia

28-1-2019

Chính phủ Jamaica đang thực hiện các giải pháp dài hạn để nâng cao vị thế ngành cà phê trên thị trường quốc tế trong thời gian tới.

Tazania: Sản lượng tăng cao khiến giá cà phê thế giới giảm 10%

24-1-2019

Giá cà phê robusta ở Dar es Salaam, Tanzania đã giảm trong năm 2018 vì giá cà phê robusta thế giới giảm trung bình 10% so với năm 2017, theo báo cáo thường niên của Ngân hàng Tanzania giai đoạn 2017 – 2018.

Nhiều giống phê đứng trước nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên

12-1-2019

Các nhà nghiên cứu tại Vườn thực vật hoàng gia Kew ở Anh cảnh báo rằng tình trạng biến đổi khí hậu, nạn phá rừng, hạn hán và các virus gây bệnh cho thực vật đang khiến tương lai của cà phê gặp nguy hiểm.

Người dân chỉ lãi dưới 1 cent/ cốc bán ra do khủng hoảng giá cà phê

6-1-2019

Một người trồng cà phê tên Gafeto Gardo ở vùng cao nguyên phía nam Ethiopia lo ngại về việc duy trì ngành công nghiệp đã gắn bó với nhiều hộ gia đình ở đây qua nhiều thế hệ. Trong năm 2018, giá hạt cà phê đã giảm 1/3 xuống còn 8 birr/kg, tương đương 29 cent khiến thu nhập của anh xuống dưới 1 cent cho 1 cốc cà phê capuchino bán ra.

Sản lượng cà phê giảm do thời tiết khắc nghiệt

2-1-2019

Thời tiết khắc nghiệt, bão lũ và lở đất trong đợt gió mùa tháng 8 - 9 năm 2018 đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất, thậm chí cuốn trôi các đồn điền, làm cho sản lượng cà phê của Ấn Độ giảm gần một nửa trong vụ thu hoạch này. Coorg, vùng sản xuất cà phê lớn nhất ở Ấn độ, bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lũ lụt, với báo cáo chỉ ra sản lượng giảm 60%.