Hệ thống bán hàng theo dự kiến sẽ cho phép người trồng cà phê trực tiếp xuất khẩu sản phẩm của mình.
Chính phủ dự báo sản lượng cà phê trong niên vụ cà phê 2018 - 2019 (kéo dài từ tháng 10/2018 đến tháng 9/2019) có thể đạt 600.000 tấn. Con số này được kì vọng sẽ tăng gấp 3, đạt ngưỡng 1,8 triệu tấn trong năm 2024.
Trong khi đó, sản lượng cà phê niên vụ 2018 - 2019 không thay đổi nhiều so với năm 2017 - 2018 là 426.000 tấn, theo thông tin từ Cơ quan xúc tiến nông nghiệp Hoa Kỳ dự đoán.
Để đạt được mục tiêu này, những cây cà phê già cỗi sẽ được thay thế bằng cây cà phê mới nhằm cải thiện năng suất. Tổng Giám đốc Cơ quan Cà phê và Trà Ethiopia ông Adugna Debella sẽ là người trực tiếp chỉ đạo công tác này. Đồng thời, ông Adugna Debella cho biết thời gian tới sẽ nhắm vào thị trường Đông Á.
Ngoài ra, hiện Ethiopia vẫn còn 5,4 triệu ha đất trống phù hợp để trồng cây cà phê. Hiện tại, Ethiopia chủ yếu xuất khẩu cà phê sang châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Mỹ hiện đang là nhà nhập khẩu lớn thứ tư của nước này, chiếm gần 10% tổng lượng cà phê nhập khẩu.
Bên cạnh đó, Italy, Arba Saudi, Anh, Bỉ, Tây Ban Nha, Pháp và Sudan là những thị trường lớn nhập khẩu cà phê arabica của Ethiopia.
Cà phê là một trong những nguồn thu chính của Ethiopia khi bình quân mỗi năm đem về 800 triệu USD. Con số chiếm trung bình 25 - 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Khoảng 20% cà phê của nước này được thu hoạch trong rừng, hay còn gọi là cà phê hoang dã. Cà phê arabica cũng được cho là có nguồn gốc từ Ethiopia.
Ethiopia là quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất Châu Phi và lớn thứ 5 thế giới, chiếm thị phần 4,2%. Đây cũng là một trong những thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất châu Phi với tốc độ tăng trưởng ổn định. Gần một nửa cà phê của Ethiopia sản xuất ra để phục vụ nhu cầu nội địa.
Xuất khẩu cà phê arabica của Ethiopia chiếm 25-30% tổng giá trị xuất khẩu trong vùng. Quốc gia này cũng chiếm tới 29% lượng giao dịch cà phê của Châu Phi, theo báo cáo của Mordor Intelligence.
Theo benchmajicoffeeunion