Thời tiết khắc nghiệt, bão lũ và lở đất trong đợt gió mùa tháng 8 - 9 năm 2018 đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất, thậm chí cuốn trôi các đồn điền, làm cho sản lượng cà phê của Ấn Độ giảm gần một nửa trong vụ thu hoạch này. Coorg, vùng sản xuất cà phê lớn nhất ở Ấn độ, bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lũ lụt, với báo cáo chỉ ra sản lượng giảm 60%.
Thời tiết khắc nghiệt, bão lũ và lở đất trong đợt gió mùa tháng 8 - 9 năm 2018 đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất, thậm chí cuốn trôi các đồn điền, làm cho sản lượng cà phê của Ấn Độ giảm gần một nửa trong vụ thu hoạch này. Coorg, vùng sản xuất cà phê lớn nhất ở Ấn độ, bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lũ lụt, với báo cáo chỉ ra sản lượng giảm 60%.
Theo ước tính trước đó, sản lượng cà phê của Ấn Độ sẽ đạt 300.000 tấn trong vụ mùa này. Tuy nhiên, nông dân tại các khu vực sản xuất cà phê chính như Coorg, Chikmagalur, Hassan và Wynad, cho biết sản lượng trong đợt thu hoạch vào đầu tháng 12/2018 và kết thúc vào tháng 2 năm nay sẽ giảm ít nhất 100.000 tấn.
Chủ tịch của Coffee Trust Ấn Độ, ông Anil Kumar Bhandari cho rằng gió mùa và mưa lũ khiến mùa màng thiệt hại trên diện rộng và sản lượng thu hoạch hiện tại thấp hơn 50% so với thông thường.
Theo nguồn tin từ Hiệp hội Người trồng Karnataka (KPA), hầu hết các đồn điền đều có hiện tượng rụng quả và thối lá do tác động của gió mùa. Coorg là vùng chịu thiệt hại nặng nề nhất trong khi hiện tượng cà phê rụng trái non ảnh hưởng nặng nề ở vùng Karnataka và Kerala, nơi chiếm 80% sản lượng cà phê vụ mùa này.
Ông Himu Gowda, chủ sở hữu một đồn điền Krishnagiri ở Chikmagalure, cho biết các đồn điền và nhà máy cà phê đều chịu tổn thất do đợt gió mùa gây ra và sẽ mất vài năm để khôi phục lại mô hình cây trồng.
“Sản lượng cà phê Arabica và cà phê Robussta giảm khoảng 50% trong vụ mùa này. Ngoài ra, tình hình giá trên thị trường quốc tế không được cải thiện cộng với tình trạng thiếu một lượng lớn nhân công do nguồn lao động từ bang Assam và các bang miền Bắc đã không quay lại Karnataka sau lũ lụt”, ông nhận định.
Sản lượng cà phê toàn cầu đã tăng lên trong vài năm qua do Việt Nam và Colombia mở rộng diện tích canh tác. Trong giai đoạn 2018 - 2019, khoảng 174,5 triệu bao cà phê (khối lượng 60 kg/bao) dự kiến sẽ được đưa vào thị trường toàn cầu, so với 158,9 triệu bao năm ngoái.
Ông Anil Kumar Bhandari cho biết thêm những người nông dân trồng cà phê trên toàn cầu đang hoang mang vì giá cà phê giảm xuống thấp nhất trong hơn một thập kỉ qua. Thậm chí nhiều nông dân canh tác quy mô nhỏ không thể kiếm lợi nhuận bù lại chi phí sản xuất. Viễn cảnh tương lai của ngành cà phê Ấn Độ sẽ không khả thi.
Ông S Jagdish, một nông dân trồng cà phê ở Ponnampet, cho biết canh tác cà phê đã trở nên khó khăn vì giá càng ngày càng giảm. Chi phí lao động tăng khoảng 400 - 500 rupee/ngày cho mỗi công nhân, tương đương 3-4 rupee/kg. Trong khi đó, nhân công từ khu vực Assam thời điểm này không đến Coorge do mùa đông khắc nghiệt.
Theo mydigitalfc.com