Khi mùi thơm của cà phê mới pha tràn ngập bầu không khí, Nima Tenjing Sherpa cúi xuống và đưa mũi vào sát chiếc tách trên bàn trong một nhà rang cà phê nhỏ ở ngoại ô Kathmandu. Anh hít hà hương thơm, một nghi lễ gợi nhớ tới việc thử rượu vang, sau đó nhấp một ngụm nhỏ cà phê. “Nó có vị ngọt với hương vị trái cây”, anh nói.
Sherpa, đồng sáng lập kiêm giám đốc 36 tuổi của Lekali Coffee Estate, vẫn đang đắm chìm trong vinh dự vì cà phê của anh được công nhận trên toàn cầu. Đầu năm nay, những hạt cà phê của anh Sherpa, trồng tại Nuwakot, một quận tây bắc Kathmandu, đã đạt 90 điểm trong tháng điểm từ 50-100 của Coffee Review, một tạp chí thương mại tại California. Đây là lần đánh giá mù đầu tiên từng thực hiện đối với một loại cà phê Nepal, tạp chí này ca ngợi cà phê Lekaki sở hữu “vị ngọt ngon lành hòa trộn với vị chua nhẹ, tạo vị giác êm dịu tràn ngập”.
Tạp chí này kết luận loại cà phê này “đáng để tìm kiếm và nếm thử bởi vị ngọt đặc trưng quyến rũ của nó”.
Cà phê của anh Sherpa mới là loại cà phê thứ hai tại Nepal được công nhận quốc tế. Năm 2016, cà phê sản xuất bởi Greenland Organic Farm đạt 89 điểm do Hiệp hội cà phê đặc sản Mỹ đánh giá – một tổ chức thương mại đặt tại California sử dụng một thước đo có chút khác biệt so với Coffee Review.
Sherpa và Raj Kumar Banjara nằm trong cộng đồng một thế hệ trẻ các nhà sản xuất cà phê tại Nepal quyết định nâng tầm chất lượng cà phê của họ lên các tiêu chuẩn quốc tế.
Cả hai đều được chứng nhận là những nhà phân loại cà phê cấp Q, các nhà đánh giá cà phê đặc sản được đào tạo và tin vào tiềm năng của cà phê Nepal. Những nhà phân loại cà phê sở hữu các giấy phép từ các tổ chức được Hiệp hội cà phê đặc sản Mỹ công nhận. Năm 2014, Banjara trở thành nhà phân loại cà phê cấp Q đầu tiên sau khi được đào tạo tại Xining, miền trung Trung Quốc. Sherpa tham gia một khóa học cường độ cao kéo dài 1 tuần tại Malaysia hồi năm ngoái.
Họ gắn sứ mệnh của mình giữa bối cảnh nhiều người ở phương Tây gọi là “làn sóng thứ ba” của cà phê – những người cuồng cà phê đánh giá hành trình của hạt cà phê từ xuất xứ độc đáo tới những tiệm cà phê hipster địa phương.
“Làn sóng thứ nhất” được thúc đẩy bởi những công ty cà phê đã thành công trong tạo nên một thị trường đại chúng cho loại đồ uống này. Họ đã thành công trong việc đưa những gói cà phê xay sẵn, đóng gói chân không và những hũ cà phê uống liền vào những căn bếp trên toàn thế giới.
“Làn sóng thứ hai” cổ vũ cho biến cà phê trở thành một nghệ thuật; với những loại cà phê độc đáo và hương vị thơm ngon. Starbucks, khởi nguồn là một nhà cung cấp cà phê đặc sản trước khi trở thành biểu tượng toàn cầu, là đại diện cho sự khởi nguồn cho làn sóng này.
“Làn sóng thứ ba được thống trị bởi những cửa hàng và nhà rang xay cà phê độc lập”, Sherpa cho biết. “Tôi nghĩ Nepal có lợi thế trở thành một thị trường cao cấp thông qua xuất khẩu cà phê”.
Giữa tháng 7, Sherpa và Banjara đứng ở vị trí tiên phong cho tạo nên một tách cà phê lần đầu tiên đại diện cho Nepal – một nghi lễ mà các nhà phân loại cà phê cấp Q xác định chất lượng, các tính chất và các điểm nhấn hương vị của hạt cà phê.
Là nhà của 8 trong số 10 đỉnh cao núi cao nhất thế giới, bao gồm tỉnh Everest, Nepal có khí hậu lý tưởng để trồng cà phê chất lượng cao, các chuyên gia nhận định. Phần lớn các loại cà phê Arabia của Nepal là cà phê Bourbon và Typica, được trồng ở các vùng núi dốc ở vĩ độ từ 800 – 1.600m trên mực nước biển.
Được một nhà sư mang đến vào giữa thế kỷ 20, cà phê hiện là sinh kế của khoảng 32.000 nông dân sản xuất nhỏ tại 40 trong số 77 địa phương của nước này.
Sherpa và Banjara đã xuất khẩu cà phê đặc sản trước khi được Coffee Review xếp hạng, nhưng sự công nhận này là rất cần thiết cho họ trên thị trường quốc tế.
Sản lượng cà phê của Nepal là khoảng 450 tấn hàng năm; 70% sản lượng này dùng cho xuất khẩu, theo Hội đồng Cà phê và Chè quốc gia cho hay. Trong 20 năm qua, ngành cà phê Nepal đã tăng trưởng đáng kinh ngạc. Nepal sản xuất 463 tấn cà phê Arabica năm 2015, so với 13 tấn năm 1995.
Nông dân Nepal cung cấp 50 tấn cà phê đặc sản ra thị trường hàng năm, theo Banjara. Giá cà phê thường là 8 USD/kg; trong khi giá cà phê đặc sản Lekali dao động từ 12 – 20 USD/kg.
Hạt cà phê được Coffee Review xếp hạng thậm chí có giá bán 9,94 USD/gói lại 113gr.
Một nghiên cứu về ngành cà phê Nepal do International Trade Centre (ITC), trụ sở tại Thụy sĩ, khuyến nghị nước này nên thúc đẩy thêm thị trường cà phê đặc sản, trị giá tới 48 tỷ USD tại Mỹ. “Nepal chưa bao giờ là một nhà cung cấp cạnh tranh mạnh trên các thị trường cà phê hàng hóa giao dịch lớn trên thế giới”, báo cáo nhận định. “Sự chú ý tới cà phê đặc sản Nepal đã lan ra toàn cầu, từ các thương nhân chuyên về cà phê đặc sản và các nhà rang xay cà phê đặc sản quy mô nhỏ tại Bắc Mỹ, châu Âu, Úc, Trung Đông và Đông Á. Khả năng xuất khẩu cà phê đặc sản đã rang trực tiếp tới người tiêu dùng toàn cầu qua internet là khả thi”.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất cho biết họ cần cải thiện kỹ năng thủ công của họ trong mọi việc, từ thu hoạch trái và phân loại tới rang và đóng gói để đáp ứng các tiêu chuẩn chính xác của các thị trường cà phê cao cấp. “Để xúc tiến cà phê của chúng tôi là cà phê đặc sản, chúng tôi cần chú ý và phát triển sự hiểu biết sâu sắc về chính cà phê mà chúng tôi đang sản xuất”, Banjara, cũng là đồng sáng lập của National Coffee Academy, qua đó giúp nâng cao nhận thức về sản phẩm. “Chúng tôi biết rất ít về các gene giống cây cà phê. Chất lượng cà phê phải đồng nhất. Chúng tôi phải đảm bảo rằng trái cà phê được tuyển lựa khi hái, phân loại và rang đúng cách để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế”.
Nepal cũng rất cần một phòng thí nghiệm để kiểm tra chất lượng cà phê, Sherpa đồng tình với Banjara, để đào tạo nông dân và các nhà rang xay cách sản xuất hạt cà phê tốt hơn. “Để xúc tiến cà phê của chúng tôi trên các thị trường quốc tế, chúng tôi cần phải biết và đảm bảo chất lượng cà phê. Chúng tôi cần phát triển những hương vị mới, trải nghiệm nhiều cách chế biến khác nhau”.
EU đã đầu tư để giúp Nepal cải thiện chất lượng cà phê, tập trung vào chuyên môn kỹ thuật và các thực hành tốt nhất trong thu hoạch và chế biến. Tháng 5/2017, EU công bố khoản hỗ trợ trị giá 1 triệu USD cho ngành này.
Dù vậy, ngành cà phê Nepal cũng đối diện nhiều khó khăn. Khoảng cách tri thức tồn tại giữa cộng đồng nông dân và chính phủ không coi trồng cà phê là một ưu tiên, theo Pranit Gurung, điều phối dự án tại Hiệp hội các nhà sản xuất cà phê Nepal, gồm 1.900 thành viên, cho biết. “Từ quản lý vườn cà phê tới vệ sinh an toàn thực phẩm, nông dân thiếu bí quyết và kỹ năng để vận hành một vườn cà phê”, ông Gurung cho biết.
Ngoài ra, những thách thức khác như người trồng cà phê quy mô nhỏ cần được hỗ trợ chuyển đổi lên quy mô thương mại. Nepal có trần đất nông nghiệp được mua bán ở mức 3,5ha.
Đồng thời, nhiều cơ hội đối với cà phê đặc sản Nepal. “Khi chúng tôi bắt đầu vào năm 2008, chúng tôi muốn xuất khẩu cà phê”, Kumud Singh, 36 tuổi, đồng sáng lập Alpine Coffee Estate. “Nhưng trong những năm qua, thị trường nội địa cũng tăng trưởng tốt”.
Số quán cà phê bùng nổ – ước tính lên tứi 500 tại thủ đô – cho thấy một thị trường đầy tiềm năng, ông Singh cho biết, đồng thời cũng là một nhà kinh doanh máy pha cà phê. “Văn hóa cà phê của chúng tôi đã chuyển từ cà phê hòa tan sang cà phê pha tại chỗ. Mọi người uống trà ở nhà nhưng thường ra ngoài uống cà phê”.
Công ty của ông Singh sản xuất Kathmandu Coffee, đang triển khai chuỗi cửa hàng bán lẻ tại thủ đô để phục vụ những người sành cà phê.
Ngày nay, những người sành cà phê đánh giá cao chất lượng và hương vị độc đáo của mỗi loại cà phê, họ cũng muốn biết câu chuyện đằng sau những hạt cà phê, anh Sherpa chia sẻ. Câu chuyện của riêng anh bắt nguồn từ một chuyến thăm tới một làng quê cằn cỗi, cơ sở hạ tầng nghèo nàn. Dân làng Nuwakot đã kêu gọi anh xây dựng lại ngôi trường xiêu vẹo của họ.
“Chúng tôi cuối cùng đang xây dựng tới 8 trường học. Nhưng chúng tôi cũng muốn hỗ trợ dân làng về dài hạn nên đã băt đầu trồng cà phê”.
Thay vì tham gia hoạt động kinh doanh du lịch và hướng dẫn leo núi của gia đình, Sherpa đã chuyển hướng sang cà phê sau khi hoàn thành đai học tại Manchester College ở bang Indiana, Mỹ, vào năm 2008. Anh đã nuôi dưỡng đam mê với loại đồ uống này sau khi bắt đầu trồng cà phê tại Nepal. “Tôi lớn lên ở thành phố này”, Sherpa ám chỉ Kathmandu. “Tôi chưa từng chịu cảnh vất vả như tại các khu vực nông thôn. Khi tôi bắt đầu tới thăm trang trại của mình, tôi nhận ra tầm quan trọng của gắn bó với đất đai. Nếu bạn chỉ quan tâm đến tiền, đây không phải là hoạt động dành cho bạn. Cần rất nhiều sự chú tâm và đam mê để sản xuất cà phê chất lượng cao”.
Theo Nikkei