CÀ PHÊ

Phát triển cà phê theo mô hình PPP thu nhập tăng thêm 14%

Cập nhật ngày: 10 | 12 | 2017

Phát triển cà phê theo mô hình hợp tác công tư (PPP) giúp làm tăng kích cỡ trái cà phê và phương pháp canh tác giúp cây cà phê khỏe mạnh hơn. Đặc biệt, mức thu nhập trung bình (tính trong 5 năm) của người nông dân trồng cà phê tăng thêm khoảng 14%.

Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Hội thảo thời kỳ phát triển mới của cà phê Việt Nam

Đây là một trong những thông tin được nhiều học giả quan tâm tại Hội thảo “Mở rộng mô hình hợp tác hiệu quả cho các ngành hàng - Liên kết chuỗi và phát triển bền vững: Kinh nghiệm từ thực tiễn ngành cà phê” diễn ra vào ngày 10/12, tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Nhóm Công tác PPP về Tăng trưởng nông nghiệp bền vững (nay là Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam - PSAV) được thành lập từ tháng 5/2010, dưới sự đồng chủ trì của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT và Tổng Giám đốc Nestle Việt Nam.

Trong 6 Nhóm PPP ngành hàng, Nhóm PPP cà phê (nay là Tiểu ban sản xuất thuộc Ban điều phối Ngành hàng cà phê Việt Nam (VCCB)) đã có nhiều hoạt động thành công nổi bật trong hợp tác công tư hiệu quả, liên kết chuỗi và phát triển bền vững nhằm đưa Việt Nam trở thành điểm tham chiếu cà phê Robusta trên thế giới.

Là một chương trình “tiền cạnh tranh”, các đối tác của Nhóm công tác Cà phê hướng đến mục tiêu đầu tư phát triển chuỗi giá trị trong ngành cà phê để giúp nâng cao chất lượng cà phê, sự phát triển bền vững của ngành cà phê và tăng thu nhập cho người nông dân. Trong những năm qua, nhóm PPP cà phê rất nỗ lực và đạt được những thành quả đáng ghi nhận trong hỗ trợ phát triển cà phê bền vững và các chương trình, đề án của Bộ như chương trình tái canh vườn cà phê.

Từ năm 2010 đến nay, nhóm đã triển khai được tổng cộng 256 mô hình vườn mẫu và 3 hợp tác xã PPP tại 4 tỉnh (Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Gia Lai). Mô hình đã tiến hành các lớp tập huấn ToT cho 65 nhóm trưởng đại diện cho 12.004 nông dân tại 4 tỉnh để chia sẻ kinh nghiệm, giải quyết các khó khăn và tăng cường năng lực cho mạng lưới khuyến nông; tổ chức 1.200 hội thảo đầu bờ (20.000 ngày tập huấn từ tháng 3/2011 - 10/2016) cho nông dân tại 4 tỉnh.

Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cùng lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên thăm các gian hàng cà phê

Ước tính diện tích cà phê và số người trồng cà phê thụ hưởng từ các hoạt đông hỗ trợ kỹ thuật của chương trình lên tới 130 nghìn ha (20% tổng diện tích cà phê cả nước), và gần 250 nghìn lượt người (trong tổng số 500 nghìn hộ trồng cà phê). Năng suất cà phê tăng thêm 12% trong giai đoạn 2010 - 2014 và tăng hơn 17% trong giai đoạn 2015 - 2016. Mức thu nhập trung bình (tính trong 5 năm) của người nông dân trồng cà phê tăng lên khoảng 14%. Mô hình PPP cũng giúp làm tăng kích cỡ trái cà phê và phương pháp canh tác giúp cây cà phê khỏe mạnh hơn. Mô hình giúp giảm 55% lượng phát thải nhà kính nhờ sử dụng phân bón.

Đây là những kết quả rất đáng khích lệ và khẳng định sự thành công của mô hình hợp tác công tư trong nông nghiệp.

Thứ Trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh trao đổi tại Hội thảo “Mở rộng mô hình hợp tác hiệu quả cho các ngành hàng - Liên kết chuỗi và phát triển bền vững: Kinh nghiệm từ thực tiễn ngành cà phê”

Hội thảo “Mở rộng mô hình hợp tác hiệu quả, liên kết chuỗi và phát triển bền vững: Kinh nghiệm thực tiễn từ ngành hàng cà phê” sẽ là một cơ hội, diễn đàn rất hữu ích để chia sẻ kinh nghiệm trong hợp tác công tư cà phê với các đối tác tham gia ngành hàng cà phê, các Nhóm PPP các ngành hàng nông nghiệp khác và ngành nông nghiệp nói chung.

Tại Hội thảo nhiều cục, vụ, viện thuộc Bộ NNPTNT, UBND các tỉnh Tây Nguyên, các công ty, doanh nghiệp cung ứng vật tư phục vụ sản xuất, chế biến cà phê đã tham luận đưa ra những thuận lợi, khó khăn, đề xuất các cơ chế chính sách để hỗ trợ xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án Tái canh giai đoạn 2016 - 2020.

Toàn cảnh buổi Hội thảo

Trước đó, ngày 9/12, tại Đà Lạt cũng đã diễn ra Hội thảo “Thời kỳ phát triển mới của ngành cà phê Việt Nam”. Tại hội nghị đã giới thiệu kết quả sau 7 năm triển khai Dự án Nescafé Plan & những thành tiệu 8 năm của dự án Hợp tác công tư ngành cà phê (PPP coffee Taskforce) được Bộ NN&PTNT, Nestlsé và các đối tác triển khai từ năm 2010 và dự án án Nescafé Plan triển khai từ năm 2011 tại các tỉnh Tây Nguyên.

Dự án Nescafé Plan và Dự án hợp tác công tư ngành hàng cà phê (PPP coffee Taskforce) trong lĩnh vực cà phê ra đời nhằm mục tiêu phát triển canh tác cà phê bền vững, không chỉ nâng cao năng suất và chất lượng cho hạt cà phê Việt Nam mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân trồng cà phê đảm bảo môi trường bền vững.

Sau 7 năm triển khai dự án Nescafé Plan, Nestlsé đã phân phối trên 20 triệu cây giống năng suất cao, kháng bệnh nhằm hỗ trợ bà con nông dân tái canh trên 20,000 ha diện tích cây cà phê già cỗi. Tập huấn kỹ thuật canh tác bền vững cho hơn 200,000 nông dân, giúp 21,000 nông dân đạt chứng chỉ cà phê quốc tế 4C, tăng 30% thu nhập cho người dân, tiết kiêm 40% lượng nước, giảm 20% lượng phan bón hóa học và thuốc trừ sâu…

Dự án hợp tác công tư ngành hàng cà phê (PPP coffee Taskforce) sau 8 năm triển khai đến nay đã đạt được những kết quả nổi bật. Năng suất cà phê tăng 17%; thu nhập bình quân người của người dân tăng 14%; tiết kiểm 40% lượng nước; giản 55% lượng phát thải nhà kính nhờ sử dụng phân bón hợp lý…

Với sự đóng góp của hai dự án Nescafé Plan và Dự án hợp tác công tư ngành hàng cà phê (PPP coffee Taskforce) đã góp phần tích cực phát triển ngành cà phê Việt Nam thực hiện hóa mục tiêu “nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần vào một tương lai khỏe mạnh hơn” tại Việt Nam.

Theo Kinh tế nông thôn

TIN TỨC KHÁC

Xuất khẩu cà phê hướng đến bền vững

4-12-2017

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) xuất khẩu cà phê tháng 11/2017 ước đạt 83.000 tấn đạt trị giá 185 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 11 tháng đầu năm 2017 ước đạt 1,27 triệu tấn và 2,89 tỷ USD.

Niềm vui mùa cà phê chín ở Tây Nguyên

4-12-2017

Thời điểm cuối năm cũng là lúc những trái cà phê bắt đầu chuyển từ xanh sang đỏ, báo hiệu vụ mùa bận rộn của nông dân các tỉnh Tây Nguyên. Trên khắp nương rẫy cà phê, nơi đâu cũng bắt gặp sự rộn rã của lời nói tiếng cười.

Xuất khẩu cà phê toàn cầu khởi động chậm chạp trong niên vụ 2017/18

1-12-2017

Xuất khẩu cà phê niên vụ 2017/18 đã bắt đầu vào tháng 10 vừa qua nhưng số liệu từ ICO cho thấy hoạt động giao dịch cà phê khởi động chậm chạp.

Giá cà phê có thể phục hồi trong ngắn hạn

30-11-2017

Theo nhận định của Sucden Financial, giá cà phê có thể phục hồi trong ngắn hạn do thị trường chịu tác động của thâm hụt cung cầu nhưng giai đoạn giá tăng có thể sẽ không kéo dài lâu.

Giá cà phê đang tăng

30-11-2017

Giá cà phê đang tăng

Đắk Lắk có 29 đơn vị tham gia sản xuất cà phê có chứng nhận UTZ

30-11-2017

Theo báo cáo của tổ chức chứng nhận toàn cầu UTZ, 4C tính đến nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 29 đơn vị tham gia sản xuất cà phê có chứng nhận UTZ tăng 6 đơn vị so với năm trước, với tổng diện tích 14.455 nông hộ, diện tích 19.498,33ha và sản lượng 71.607,57 tấn.

Gia Lai: Nông dân điêu đứng vì cà phê trổ hoa sớm do mưa bất thường

29-11-2017

Do chịu ảnh hưởng từ thời tiết, mưa gió thất thường làm cho nhiều vườn cây cà phê của người dân trên địa bàn huyện Chư Sê, Chư Prông… đang trong giai đoạn thu hoạch bỗng nhiên ra hoa sớm. Nhiều nông dân phải dừng lại việc thu hoach và chờ bông nở hết mới có thể tiếp tục hái.

Đắk Lắk: Giải pháp nâng cao chất lượng cà phê niên vụ mới

29-11-2017

Cà phê là cây công nghiệp chính, đem lại nguồn thu nhập lớn cho đa số nông dân Đắk Lắk nhờ sản phẩm chủ yếu dành cho xuất khẩu. Do đó, để tạo lợi thế cho ngành hàng này trên con đường hội nhập, việc quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm từ đầu niên vụ là một trong những khâu quan trọng hiện nay.

Đắk Lắk: Niên vụ 2017-2018, người trồng cà phê huyện M’Đrắk “thiệt đơn, thiệt kép”

29-11-2017

Hiện nay, nông dân huyện M’Đrắk đang bước vào giai đoạn thu hoạch cà phê niên vụ 2017-2018. Tuy nhiên, năng suất cà phê giảm mạnh, kèm theo thiệt hại nặng nề do mưa bão… khiến không khí thu hoạch mùa vụ kém vui.

Gia Lai: Giá cà phê giảm mạnh, nông dân tích trữ

27-11-2017

Niên vụ cà phê 2016-2017, giá cà phê đang giảm mạnh từ 45.000 đồng/kg xuống còn 38.000 đồng/kg cà phê nhân khiến nông dân chuyển sang tích trữ, doanh nghiệp, đại lý thu mua cầm chừng.

Gia Lai: Sản xuất cà phê theo hướng bền vững

27-11-2017

Với mục tiêu hỗ trợ các hộ trồng cà phê trên địa bàn tỉnh tiếp cận phương thức sản xuất theo hướng bền vững, Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) Gia Lai đã và đang tích cực triển khai đến 26 xã, thị trấn ở 3 huyện: Đak Đoa, Ia Grai và Chư Prông.

Đắk Lắk: Phát triển cà phê bền vững ở huyện Cư Kuin – Góp phần nâng cao giá trị sản phẩm

24-11-2017

Cùng với hồ tiêu, cà phê cũng là một loại cây công nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện Cư Kuin. Do đó, phát triển cà phê bền vững đang là hướng đi của địa phương để nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm.