CÀ PHÊ

Đắk Lắk: Giải pháp nâng cao chất lượng cà phê niên vụ mới

Cập nhật ngày: 29 | 11 | 2017

Cà phê là cây công nghiệp chính, đem lại nguồn thu nhập lớn cho đa số nông dân Đắk Lắk nhờ sản phẩm chủ yếu dành cho xuất khẩu. Do đó, để tạo lợi thế cho ngành hàng này trên con đường hội nhập, việc quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm từ đầu niên vụ là một trong những khâu quan trọng hiện nay.

Quan trọng từ khâu thu hoạch

Niên vụ 2017-2018 đã bắt đầu, Đắk Lắk đang bước vào vụ thu hoạch với hơn 202.000 ha cà phê, rải đều khắp các địa phương trong tỉnh: TP. Buôn Ma Thuột, huyện Krông Pắk, Cư M’gar, Krông Năng, thị xã Buôn Hồ… Từ cuối niên vụ trước đến nay, giá cà phê ổn định ở mức trên dưới 40.000 đồng/kg cà phê nhân, có lúc lên tới hơn 45.000 đồng/kg, đã tạo nên tâm thế phấn khởi cho các doanh nghiệp, nông dân sản xuất, kinh doanh cà phê. Với mức giá trên, người trồng cà phê đã có lãi, tuy nhiên, không phải ai cũng bán được với giá này bởi giá cả còn phụ thuộc nhiều vào chất lượng sản phẩm.

Ông Lê Hồng Vinh, Giám đốc Công ty Cổ phần giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu Cafecontrol Đắk Lắk cho biết, hiện nay cà phê của người dân đa phần đều mắc lỗi hạt đen, nâu do khi thu hái còn lẫn nhiều quả xanh. Cùng với đó, việc lưu giữ quả cà phê tươi sau thu hái hoặc trước khi phơi kéo dài từ 5-7 ngày, thậm chí hơn 10 ngày do thiếu sân phơi hoặc thời tiết bất lợi cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, hương vị của cà phê.

Chế biến ướt cà phê tại Công ty TNHH MTV Cà phê Thắng Lợi.

Ông Huỳnh Quốc Thích, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT cho hay, so với cách đây vài chục năm thì mùa thu hoạch cà phê hiện nay có chiều hướng đến sớm hơn. Từ giữa tháng 10 nhiều hộ dân đã bắt đầu thu bói và chỉ sau 2 tháng là thu xong, trong khi đó trước đây nhiều địa phương thu hoạch kéo dài đến sau Tết Nguyên đán mới xong. Rõ ràng, hoàn thành mùa vụ trước Tết giúp nông dân yên tâm hơn, nhưng đây lại là điều đáng báo động, bởi cây cà phê sinh trưởng theo chu kỳ của nó, nếu thu hoạch sớm thì cây sẽ ra hoa, đậu quả sớm và chín sớm khi mùa mưa chưa kết thúc, cộng với sản lượng thu hoạch lớn cùng một lúc trong bối cảnh thời tiết thường bất lợi cũng gây sức ép nhiều về nhân công mùa vụ, phơi sấy, chế biến ban đầu…

Đến việc sơ chế ban đầu tại các vùng nguyên liệu

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Đắk Lắk, nhưng hiện nay tỷ lệ cà phê do các nông hộ quản lý, tự trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản với quy mô trên dưới 0,5 ha chiếm khoảng 90%. Chính sự nhỏ lẻ, manh mún này đang cản trở sự phát triển của ngành hàng, nhất là vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm mùa thu hoạch.

Du khách tham quan, tìm hiểu về mùa vụ cà phê tại huyện Cư M’gar.

Tại Hội nghị tổng kết niên vụ cà phê 2016-2017, triển khai nhiệm vụ niên vụ cà phê 2017-2018 diễn ra vào cuối tháng 10 vừa qua, đại diện Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk phân tích, hiện nay phần lớn nông dân sản xuất cà phê không tiếp cận được mức giá cộng thưởng về chất lượng sản phẩm khi cà phê của họ có chất lượng tốt nên đa phần họ chưa xem trọng việc bảo đảm chất lượng từ khâu thu hoạch, chế biến đến bảo quản đúng kỹ thuật. Sở dĩ có tình trạng trên là do bản thân nông dân không trực tiếp giao dịch với các doanh nghiệp xuất khẩu mà chỉ bán hàng qua trung gian là các đại lý nên không được hưởng phần chênh lệch giá do chất lượng cà phê mang lại.

Vì vậy, để bảo đảm chất lượng cà phê niên vụ mới, đơn vị này kiến nghị cần thành lập các trung tâm sơ chế, chế biến cà phê tại các vùng nguyên liệu. Theo đó, cà phê sau thu hoạch được chở đến các trung tâm để sơ chế, xong có thể giao lại cho nông hộ ký gửi tại trung tâm, bán trực tiếp cho doanh nghiệp xuất khẩu hoặc mang về tích trữ. Đây được xem là ý kiến xác đáng khi cùng lúc có thể tận dụng và phát huy lợi thế ngành cơ khí của tỉnh với các loại máy sấy, máy sơ chế nông sản có quy mô khác nhau, đồng thời hỗ trợ bà con sơ chế, bảo quản nông sản của mình, giữ được màu sắc, chất lượng, hương vị cũng như thuận lợi hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu trong giao thương với khách hàng.

Về phía người trồng cà phê nên bố trí nhân công thu hái làm nhiều đợt, không nên thu hái lẫn nhiều quả xanh; chú trọng việc xây dựng kho để bảo quản cà phê nhằm hạn chế tình trạng thất thoát sản lượng, giảm chất lượng cà phê do mọt, ẩm mốc…

Theo Baodaklak.vn

TIN TỨC KHÁC

Đắk Lắk: Niên vụ 2017-2018, người trồng cà phê huyện M’Đrắk “thiệt đơn, thiệt kép”

29-11-2017

Hiện nay, nông dân huyện M’Đrắk đang bước vào giai đoạn thu hoạch cà phê niên vụ 2017-2018. Tuy nhiên, năng suất cà phê giảm mạnh, kèm theo thiệt hại nặng nề do mưa bão… khiến không khí thu hoạch mùa vụ kém vui.

Gia Lai: Giá cà phê giảm mạnh, nông dân tích trữ

27-11-2017

Niên vụ cà phê 2016-2017, giá cà phê đang giảm mạnh từ 45.000 đồng/kg xuống còn 38.000 đồng/kg cà phê nhân khiến nông dân chuyển sang tích trữ, doanh nghiệp, đại lý thu mua cầm chừng.

Gia Lai: Sản xuất cà phê theo hướng bền vững

27-11-2017

Với mục tiêu hỗ trợ các hộ trồng cà phê trên địa bàn tỉnh tiếp cận phương thức sản xuất theo hướng bền vững, Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) Gia Lai đã và đang tích cực triển khai đến 26 xã, thị trấn ở 3 huyện: Đak Đoa, Ia Grai và Chư Prông.

Đắk Lắk: Phát triển cà phê bền vững ở huyện Cư Kuin – Góp phần nâng cao giá trị sản phẩm

24-11-2017

Cùng với hồ tiêu, cà phê cũng là một loại cây công nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện Cư Kuin. Do đó, phát triển cà phê bền vững đang là hướng đi của địa phương để nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm.

Đắk Lắk: Mưa kéo dài ảnh hưởng lớn đến việc thu hoạch cà phê

28-11-2017

Thu hoạch cà phê tại Đắk Lắk đang gặp nhiều khó khăn khi mưa lớn kéo dài, liên tục từ đầu tháng 11 tới nay.

Các chuỗi cà phê phát triển đang khiến Việt Nam nhập khẩu cà phê nhiều hơn

28-11-2017

Mặc dù được biết đến là quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới (chỉ sau Brazil) nhưng trong những năm gần đây, lượng cà phê nhập khẩu của Việt Nam lại tăng lên nhanh chóng.

Nâng chất, tăng giá trị cà phê Việt

27-11-2017

Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới, tuy nhiên, chất lượng và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng đang là thách thức rất lớn cho ngành cà phê. Đẩy mạnh tái canh, đầu tư chiều sâu, nâng cao giá trị sản phẩm là vấn đề đặt ra cho cà phê Việt.

Tin vắn ngành cà phê 24/11

24-11-2017

Tin vắn ngành cà phê 24/11

Trước dịp lễ Tạ ơn, cà phê Robusta không tăng giá

24-11-2017

Giá các hàng hóa nông sản đều tăng trước kỳ nghỉ lễ Tạ ơn, ngoại trừ cà phê Robusta.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Năng suất cà phê tăng, giá giảm

23-11-2017

Cà phê tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang bước vào vụ thu hoạch. Năm nay, mưa nhiều, thời tiết thuận lợi cho phát triển cây cà phê. Dự báo, năng suất sẽ tốt hơn so với niên vụ trước. Khả năng sản lượng của loại nông sản này trong năm nay tăng gần gấp đôi nhưng giá giảm hơn nhiều so với năm trước.

Gia Lai: Giá cà phê lao dốc, nông dân găm hàng, doanh nghiệp khó thu mua

23-11-2017

Trước việc giá cà phê giảm, người trồng cà phê tại tỉnh Gia Lai đang trữ hàng, chờ giá lên, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu mua.

Triển vọng xuất khẩu cà phê Indonesia

23-11-2017

Theo báo cáo mới nhất của USDA tại Jakarta, xuất khẩu cà phê Indonesia niên vụ 2017-18 dự báo đạt 8,31 triệu bao, cao hơn 110.000 bao so với ước tính chính thức của USDA, chủ yếu nhờ xuất khẩu mạnh trong những tháng năm 2017.