CÀ PHÊ

Nâng chất, tăng giá trị cà phê Việt

Cập nhật ngày: 27 | 11 | 2017

Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới, tuy nhiên, chất lượng và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng đang là thách thức rất lớn cho ngành cà phê. Đẩy mạnh tái canh, đầu tư chiều sâu, nâng cao giá trị sản phẩm là vấn đề đặt ra cho cà phê Việt.

Xuất khẩu cà phê tháng 10/2017 ước đạt 71.000 tấn với giá trị đạt 164 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 10 tháng đầu năm 2017 ước đạt 1,17 triệu tấn và 2,69 tỷ USD, giảm 22,7% về khối lượng và giảm 2,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Ông Lương Văn Tự - Chủ tịch Hiệp hội Cà phê, Ca cao Việt Nam - cho biết: Mặc dù khối lượng xuất khẩu giảm nhưng lượng xuất khẩu cà phê đã qua chế biến tăng cao, do đó, giá trị xuất khẩu cà phê 10 tháng đầu năm không giảm so với cùng kỳ năm ngoái. “Chúng ta đã đẩy mạnh được khâu chế biến, xuất khẩu cà phê rang xay, hòa tan nên giá trị tăng gấp đôi so với xuất khẩu cà phê nhân. Dự báo, năm 2017, sẽ xuất khẩu được 1,3 triệu tấn và giá trị đạt 3 tỷ USD” - ông Lương Văn Tự nói.

Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về giá cà phê do năng suất cao, nhưng đang phải đối diện với tình trạng nhiều vườn cà phê già cỗi. Để phát triển ngành cà phê bền vững, ông Lương Văn Tự cho rằng, Việt Nam cần có những giải pháp mang tính đột phá để giữ được vị trí là quốc gia sản xuất, xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới. Theo đó, quan trọng nhất là phải triển khai mạnh mẽ chương trình tái canh, thay thế các vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp. Lượng cà phê cần tái canh trong 5 năm tới lên đến 160.000 ha, trong khi tiến độ tái canh tại các tỉnh Tây Nguyên diễn ra chậm, trừ tỉnh Lâm Đồng. Đồng thời, phải ưu tiên phát triển giống năng suất cao, chất lượng tốt.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh khâu chế biến cà phê rang xay, hòa tan và các sản phẩm khác để nâng giá trị sản phẩm; hướng đến mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu cà phê sẽ đạt con số 6 tỷ USD. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay đối với các doanh nghiệp trong nước là vốn. Đưa ra lời khuyên đối với doanh nghiệp có tiềm lực yếu, ông Tự cho rằng, các doanh nghiệp này nên hướng vào rang xay vì vốn đầu tư sẽ ít hơn. “Hiện,60% tiêu dùng của thế giới vẫn là cà phê rang xay. Tại Đà Lạt, một số doanh nghiệp cà phê tuy nhỏ nhưng rang theo tiêu chuẩn của khách hàng châu Âu, mỗi tháng có thể xuất khẩu 1- 2 container, như vậy vốn đầu tư không lớn” - ông Tự cho biết.

Ngoài việc đẩy mạnh tái canh, đầu tư chế biến, theo các chuyên gia, để bảo đảm phát triển bền vững, ngành cà phê cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, nâng mức tiêu thụ trong nước lên 20 - 30%. Đồng thời, nâng cao chất lượng cà phê nhân trong khâu thu, hái cà phê chín đạt trên 80%...

Thanh Hà (Báo Công Thương)

TIN TỨC KHÁC

Tin vắn ngành cà phê 24/11

24-11-2017

Tin vắn ngành cà phê 24/11

Trước dịp lễ Tạ ơn, cà phê Robusta không tăng giá

24-11-2017

Giá các hàng hóa nông sản đều tăng trước kỳ nghỉ lễ Tạ ơn, ngoại trừ cà phê Robusta.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Năng suất cà phê tăng, giá giảm

23-11-2017

Cà phê tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang bước vào vụ thu hoạch. Năm nay, mưa nhiều, thời tiết thuận lợi cho phát triển cây cà phê. Dự báo, năng suất sẽ tốt hơn so với niên vụ trước. Khả năng sản lượng của loại nông sản này trong năm nay tăng gần gấp đôi nhưng giá giảm hơn nhiều so với năm trước.

Gia Lai: Giá cà phê lao dốc, nông dân găm hàng, doanh nghiệp khó thu mua

23-11-2017

Trước việc giá cà phê giảm, người trồng cà phê tại tỉnh Gia Lai đang trữ hàng, chờ giá lên, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu mua.

Triển vọng xuất khẩu cà phê Indonesia

23-11-2017

Theo báo cáo mới nhất của USDA tại Jakarta, xuất khẩu cà phê Indonesia niên vụ 2017-18 dự báo đạt 8,31 triệu bao, cao hơn 110.000 bao so với ước tính chính thức của USDA, chủ yếu nhờ xuất khẩu mạnh trong những tháng năm 2017.

Xây dựng cà phê Việt chất lượng cao

22-11-2017

Sau gần 20 năm chiếm giữ vị trí thứ 2 về xuất khẩu cà phê trên thế giới, mới đây, Bộ NN-PTNT đã phê duyệt đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia “Cà phê Việt Nam chất lượng cao” với tổng kinh phí dự kiến khoảng 170 tỷ đồng. Bởi, hiện nay có khoảng 90% lượng cà phê Việt xuất khẩu dưới dạng thô và thương hiệu cà phê Việt trên thế giới vẫn còn rất nhỏ bé.

Tin vắn cà phê 21/11

21-11-2017

Tin vắn cà phê ngày 21/11

USDA điều chỉnh dự báo sản lượng cà phê Colombia và Ấn Độ trong niên vụ 2017/18

21-11-2017

USDA điều chỉnh dự báo sản lượng cà phê Colombia và Ấn Độ trong niên vụ 2017/18

Xuất khẩu cà phê Brazil giảm xuống mức thấp nhất trong 6 năm do hậu cần

21-11-2017

Xuất khẩu cà phê của Brazil sẽ giảm trong niên vụ hiện tại, xuống mức thấp nhất trong 6 năm, theo USDA nhận định. Mặc dù vậy, nguyên nhân chính xuất phát từ vấn đề logistics hơn là do suy giảm sản lượng.

Dự trữ cà phê tại các kho của Mỹ đến cuối tháng 10/2017

21-11-2017

Dự trữ cà phê tại các kho của Mỹ đến cuối tháng 10/2017

Bã cà phê dùng làm nhiên liệu chạy xe bus tại Luân Đôn

21-11-2017

Bã cà phê sẽ được sử dụng làm nhiên liệu cho một số xe bus của Luân Đôn, , Royal Dutch Shell và công ty công nghệ sạch Bio-bean vừa thông báo.

Công ty 720 đẩy mạnh tái canh vườn cà phê

22-11-2017

Công ty 720 đẩy mạnh tái canh vườn cà phê