LÚA GẠO

Xuất khẩu gạo Việt Nam nhiều lạc quan nhờ hưởng lợi từ Hiệp định EVFTA

Cập nhật ngày: 28 | 07 | 2022

Xuất khẩu gạo của Việt Nam hưởng nhiều lợi thế nhờ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA) mang lại.

Nguồn  tapchitaichinh.vn

EVFTA mang lại cơ hội cho gạo Việt

Theo các thương nhân ngành lúa gạo, Hiệp định EVFTA đã mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu gạo Việt Nam tại các thị trường lớn, tạo lợi thế cạnh tranh cho gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Bằng chứng là trong hơn 6,5 tháng qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang dẫn đầu và ổn định ở mức khá cao, cao nhất trong nhóm 4 nước xuất khẩu gạo truyền thống là Việt Nam, Thái Lan, Pakistan và Ấn Độ.

“Xuất khẩu gạo Việt tại các thị trường lớn đang có thế cạnh tranh hơn so với gạo các nước Ấn Độ, Thái Lan. Trong năm 2022, gạo Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là Hiệp định EVFTA” - ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, nhận định.

Tháng 6/2022 vừa qua, Tập đoàn Lộc Trời đã xuất khẩu 500 tấn gạo thơm thương hiệu riêng của Lộc Trời là “Cơm Việt Nam Rice” sang EU. Gạo được vận chuyển bằng đường biển tới 3 nước: Đức, Hà Lan và Pháp. Trong tương lai, gạo Việt sẽ “phủ sóng” tại các nước EU nhờ chất lượng vượt trội.

Theo bà Vũ Thị Huệ - Trưởng phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu, Công ty TNHH Xuất Nhập khẩu Đại Dương Xanh, từ khi thực thi Hiệp định EVFTA, cơ hội xuất khẩu gạo Việt Nam tại thị trường EU rất lớn. EVFTA đã mang lại ưu đãi thuế quan giúp giá gạo Việt Nam sang EU có lợi thế cạnh tranh hơn rất nhiều, tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt tăng thị phần xuất khẩu gạo tại thị trường EU.

Minh chứng rõ nhất là năm nay, nhiều doanh nghiệp đã xuất khẩu cả tàu với số lượng lớn hàng ngàn tấn, thay vì xuất số lượng nhỏ lẻ trước đây chỉ vài trăm tấn.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, gạo là mặt hàng tăng trưởng rõ rệt nhất trong mấy năm gần đây vào Bắc Âu và lượng gạo nhập vào Thụy Điển từ Việt Nam đã tăng đáng kể sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Gần đây, gạo Jappnica cũng đã xâm nhập thành công vào thị trường Thụy Điển.

Tái cơ cấu để chinh phục thị trường thế giới bằng chất lượng

TS. Trần Ngọc Thạch - Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long - cho hay, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa gạo chính của cả nước, với sản lượng trung bình hàng năm khoảng 24 triệu tấn và cung cấp trên 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.

Tuy nhiên, các chuyên gia ngành lúa gạo cho rằng, Việt Nam vẫn chiếm ưu thế phân khúc gạo trắng hạt dài, chưa khai thác tốt thị trường ngách cho các phân khúc gạo thơm cao cấp, gạo japonica, gạo giàu chất dinh dưỡng và gạo hữu cơ. Chưa xây dựng được vùng lúa nguyên liệu và tổ chức sản xuất phù hợp với các yêu cầu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và các tiêu chuẩn khác về vệ sinh an toàn thực phẩm; chưa truy xuất được nguồn gốc và độ thuần của gạo để đảm bảo tính ổn định của chất lượng gạo; chưa xây dựng được thương hiệu và tiêu chuẩn gạo cho từng sản phẩm. Để xuất khẩu bền vững, Việt Nam phải giải quyết được tất cả các vấn đề này.

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cũng nhấn mạnh: Để đảm bảo gạo thơm xuất khẩu sang EU được hưởng ưu đãi phải được chứng nhận đảm bảo tính đúng giống. Do đó, doanh nghiệp phải có diện tích canh tác đảm bảo đúng giống, chất lượng, thực hiện đúng các cam kết của EVFTA.

Hiện nay, ngành lúa gạo đang được tái cơ cấu mạnh mẽ theo hướng tăng giá trị, giảm diện tích gieo trồng, phát triển bền vững. Do đó, theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, trong thời gian tới, bộ sẽ phối hợp với các địa phương và các doanh nghiệp tập trung xây dựng thương hiệu cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam, đồng thời tiếp tục triển khai các cơ chế, chính sách, giải pháp xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo hoàn chỉnh, phục vụ xuất khẩu bền vững

“Xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2022 tương đối tốt. Với tình hình khan hiếm lương thực của thế giới, trong đó có lúa gạo như hiện nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam từ nay đến cuối năm sẽ tốt. Bộ Công Thương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo, trong năm 2022 sẽ xuất khẩu khoảng 6,3 - 6,4 triệu tấn gạo, tăng hơn năm ngoái khoảng 20.000 tấn. Điều đáng nói là giá cả tương đối ổn định”.

Ông Phạm Thái Bình - Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An

 

TIN TỨC KHÁC

Giá lúa gạo hôm nay 27/7: Giá gạo 5% tấm giảm 5 USD/tấn

27-7-2022

Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chững lại và đi ngang trong khi giá gạo xuất khẩu điều chỉnh giảm 5 USD/tấn.

Phát triển thương hiệu gạo An Giang nhờ đảm bảo hệ thống tiêu chuẩn chất lượng

25-7-2022

Nhằm khẳng định thương hiệu gạo An Giang ở thị trường trong nước, UBND tỉnh An Giang đề ra mục tiêu sản lượng xuất khẩu đạt từ 45.000 50.000 tấn nhờ đảm bảo hệ thống tiêu chuẩn trong và ngoài nước.

Các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực gấp rút nhập gạo dự trữ quốc gia năm 2022

18-7-2022

Gạo là một trong những mặt hàng lương thực dự trữ quốc gia quan trọng. Để hoàn thành kế hoạch nhập gạo dự trữ quốc gia năm 2022 theo Quyết định số 30/QĐ-TCDT ngày 26/01/2022 của Tổng cục Dự trữ Nhà nước (DTNN), hiện nay, các Cục DTNN khu vực đang gấp rút triển khai mua nhập gạo dự trữ quốc gia đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng, góp phần đáp ứng kịp thời những yêu cầu cấp bách, đột xuất của Chính phủ, đảm bảo an sinh xã hội.

ĐBSCL: Hàng ngàn hécta lúa bị thiệt hại nặng do mưa dông

15-7-2022

Trong những ngày qua, ở ĐBSCL, có hàng ngàn hécta lúa hè thu đang chín và lúa hè thu mới xuống giống bị thiệt hại nặng do mưa dông. Nhiều diện tích lúa đổ ngã bị ngập nước, lúa lên mộng; nông dân phải dùng dây buộc, dựng bông lúa lên khỏi mặt nước để hạn chế lên mộng.

Đề án 1 triệu héc ta lúa chất lượng chưa triển khai, ĐBSCL đã vượt chỉ tiêu đề ra!

13-7-2022

Đề án sản xuất 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được Chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì vẫn chưa được triển khai. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, theo các báo cáo của ngành nông nghiệp, vùng ĐBSCL đã có trên 1 triệu héc ta diện tích sản xuất các giống lúa chất lượng cao.

Sản xuất lúa gạo ở châu Á gặp khó do giá phân bón tăng

11-7-2022

Sản xuất lúa gạo đang bị đe dọa ở nhiều khu vực châu Á do chi phí phân bón tăng, gây ra nguy cơ tiềm ẩn đối với an ninh lương thực và nỗ lực nhằm kiềm chế lạm phát.

Xuất khẩu gạo sang Mỹ tăng vọt

6-7-2022

5 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo sang Mỹ tăng trưởng 71,3%, mức tăng mạnh nhất trong các quốc gia nhập gạo Việt.

Giá lúa thế giới tăng, nông dân ĐBSCL vẫn chưa vui

4-7-2022

Thời gian gần đây, giá gạo thế giới có xu hướng tăng cao. Điều này ít nhiều tác động đến thị trường lúa gạo trong khu vực ĐBSCL. Thế nhưng thu nhập của nông dân thực chất không tăng.

Nguyên nhân dẫn đến gần 1.800 ha vụ Đông Xuân bị nhiễm lúa cỏ

30-6-2022

Theo ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lúa cỏ xuất hiện tại các tỉnh phía Bắc từ nhiều năm nay nhưng với mật độ và diện tích nhiễm thấp.

Cách nào để phát triển thành công một triệu héc ta lúa chất lượng cao?

27-6-2022

Một triệu héc ta lúa chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu là điều cần thiết. Song, một số ý kiến từ doanh nghiệp cũng như chuyên gia nông nghiệp cho rằng để thực hiện mục tiêu này cần rút ra bài học từ thất bại của một mô hình tương tự, đó là cánh đồng lớn, để từ đó có điều chỉnh phù hợp về chính sách.

Tập đoàn Lộc Trời muốn làm dự án 1 triệu hecta trồng lúa chất lượng cao tại ĐBSCL

23-6-2022

Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời đã đề xuất tham gia thực hiện dự án 1 triệu hecta trồng lúa chất lượng cao tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Ngành gạo bị áp lực chi phí

22-6-2022

Trong khi giá lúa mì, bắp... lên cơn sốt thì giá gạo vẫn đứng yên dù chi phí sản xuất, vận chuyển tăng vọt