LÚA GẠO

Tập đoàn Lộc Trời muốn làm dự án 1 triệu hecta trồng lúa chất lượng cao tại ĐBSCL

Cập nhật ngày: 23 | 06 | 2022

Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời đã đề xuất tham gia thực hiện dự án 1 triệu hecta trồng lúa chất lượng cao tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo Báo Đầu tư

Phát biểu tại Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời cho rằng trong quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long có dự án sản xuất lúa gạo chất lượng cao và Tập đoàn Lộc Trời đề xuất muốn tham gia thực hiện dự án này.

Ông Thòn cho rằng, nếu làm tốt theo quy hoạch, xây dựng và vận hành dự án theo tư duy kinh tế ngành thì chắc chắn sẽ tạo ra sự đột phá có tính bước ngoặt cho nền kinh tế lúa gạo. Từ đó góp phần quan trọng vào an ninh lương thực, đời sống người nông dân trồng lúa ngày càng được nâng cao, nông thôn ngày càng văn minh và ngày càng đáng sống hơn.

Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời còn cho rằng dự án lúa gạo chất lượng cao sẽ góp phần đáng kể vào chương trình trung hoà khí thải mà Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra cam kết tại hội nghị COP 26.

a
Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời cho rằng nếu làm tốt theo quy hoạch, xây dựng và vận hành dự án theo tư duy kinh tế ngành thì chắc chắn sẽ tạo ra sự đột phá có tính bước ngoặt cho nền kinh tế lúa gạo. Ảnh: Trọng Tín

Ông Thòn cũng nêu ra bốn yếu tố để Tập đoàn Lộc Trời có thể tham gia xây dựng và vận hành dự án 1 triệu hecta trồng lúa chất lượng cao tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Thứ nhất, Tập đoàn Lộc Trời tham gia hoạt động chuyên ngành nông nghiệp đến nay là 29 năm với số lượng nhân viên gần 4.000 người, trong đó có đội ngũ “ba cùng” gồm 1.300 kỹ thuật viên nông nghiệp, được nông dân tin yêu thông qua hoạt động hỗ trợ kỹ thuật mùa vụ và luôn sát cánh với bà con trên từng mảnh vườn ruộng.

Thứ hai, Lộc Trời có năng lực nghiên cứu khoa học. Hiện nay, Viện Nghiên cứu nông nghiệp Lộc Trời có sự tham gia cơ hữu và hợp tác của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước, tự nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu để tìm ra các giống cây trồng phù hợp nhất với điều kiện thổ nhưỡng khí hậu của từng vùng đất đồng thời được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng.

Thứ ba, Lộc Trời có năng lực xử lý mùa vụ, đảm bảo năng suất cây trồng và tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng của các thị trường tiêu thụ. Tập đoàn thực hiện các dịch vụ bao sâu bệnh, bao năng suất và bao lợi nhuận cho nông dân trong các Hợp tác xã nông nghiệp có liên kết sản xuất với Lộc Trời.

Thứ tư, Lộc Trời có năng lực tổ chức sản xuất lớn. Hiện Lộc Trời đang tổ chức sản xuất trên diện tích gần 1 triệu ha lúa và rau màu. Đặc biệt ở An Giang, Lộc Trời ký thoả thuận với tỉnh An Giang tổ chức sản xuất và bao tiêu 110.000 ha trong năm 2022. Lộc Trời cũng đã đạt được thoả thuận với tỉnh Kiên Giang trong việc tổ chức sản xuất và bao tiêu lúa của nông dân toàn tỉnh Kiên Giang. Lộc Trời hiện có hơn 100 máy nông nghiệp và hơn 200 thiết bị bay không người lái phục vụ sạ giống, bón phân và phun thuốc.

“Các yếu tố nêu trên chính là nền tảng của việc Lộc Trời được các đối tác tin cậy, chọn lựa để cung cấp nông sản, cấp tín dụng cho sản xuất nông nghiệp và hợp tác trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật nhằm mục tiêu tăng năng suất lao động trong nông nghiệp”, ông Thòn nhấn mạnh.

Về năng lực tổ chức canh tác giảm phát thải khí nhà kính, trong canh tác lúa nước, theo tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc, ông Thòn cho biết Lộc Trời là đơn vị đầu tiên, và duy nhất cho đến nay, trên toàn thế giới, đạt được chứng nhận cao nhất về trồng lúa bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính, thông qua việc áp dụng qui trình canh tác lúa bền vững do Liên Hợp Quốc ban hành, đó là tiêu chuẩn SRP.

“Số điểm tối đa của tiêu chuẩn trồng lúa bền vững SRP là 100, và Lộc Trời đã vinh dự là đơn vị đạt điểm tuyệt đối SRP100 liên tục 3 năm từ 2020 - 2022”, ông Thòn nói và bày tỏ tin tưởng Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ trở thành nguồn cung cấp lúa gạo chất lượng cao, bền vững và tạo ra lợi nhuận ổn định cho bà con nông dân, ổn định kinh tế, xã hội và an ninh nông thôn, đặc biệt là không chỉ đảm bảo an ninh lương thực và còn đưa Đồng bằng sông Cửu Long trở thành ruộng lúa của thế giới.

TIN TỨC KHÁC

Ngành gạo bị áp lực chi phí

22-6-2022

Trong khi giá lúa mì, bắp... lên cơn sốt thì giá gạo vẫn đứng yên dù chi phí sản xuất, vận chuyển tăng vọt

Chủ động thu hoạch lúa hè thu

20-6-2022

Thời điểm này, các trà lúa hè thu 2022 trên địa bàn Cần Thơ bước vào thu hoạch rộ. Thời tiết diễn biến phức tạp và trời thường xuyên có mưa đã ít nhiều gây khó khăn cho việc thu hoạch lúa của nông dân. Tuy nhiên, với sự quan tâm hỗ trợ tích cực của ngành chức năng và chủ động của nông dân, nhìn chung các diện tích lúa hè thu trên địa bàn thành phố đã và đang được thu hoạch và tiêu thụ kịp thời.

Đồng Tháp: Trồng lúa cho năng suất cao nhưng lợi nhuận giảm

17-6-2022

Vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu năm 2022 ở tỉnh Đồng Tháp cho năng suất bình quân ước đạt 73,33 tạ/ha, tăng 0,14 tạ/ha so với cùng kỳ, cao hơn vụ Đông Xuân 2018 - 2019 hơn 2 tạ/ha; lợi nhuận vụ lúa Đông Xuân từ 20-22 triệu đồng/ha, giảm hơn 10 triệu đồng/ha so với năm 2021.

Thế giới có thể sắp “sốt” giá gạo?

14-6-2022

Gạo - loại lương thực chính tại nhiều nước châu Á - có thể sẽ là mặt hàng tiếp theo bước vào cơn sốt, nhiều chuyên gia nhận định khi trao đổi với hãng tin CNBC...

Sau lúa mỳ, giá gạo có thể sẽ tăng vọt trên toàn cầu

13-6-2022

Giá nhiều loại lương thực, thực phẩm đã tăng trong vài tháng qua. Gạo - một loại lương thực chính ở phần lớn châu Á - có thể là mặt hàng tiếp theo tăng giá.

Sản xuất ở ĐBSCL, những trở ngại: Liên kết khó từ đâu?

10-6-2022

ĐBSCL, chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo trên cánh đồng lớn chưa chặt chẽ, còn mang tính thời vụ, lợi ích cục bộ và chưa bền vững. Vì sao?

Giới thương lái Ấn Độ săn lùng gạo tích trữ

6-6-2022

Lệnh cấm xuất khẩu lúa mì của chính phủ đã khiến giới kinh doanh lúa gạo tại quốc gia Nam Á tăng cường thu mua gạo vì lo ngại một lệnh cấm tương tự.

Nâng vị thế lúa gạo từ giống đặc sản

3-6-2022

Sóc Trăng có các giống lúa bản địa thơm ngon nổi tiếng. Đi từ mô hình liên kết sản xuất hiệu quả, các doanh nghiệp và nông dân hợp tác mở rộng cánh đồng lớn.

Sơ kết vụ Đông Xuân 2021-2022, triển khai vụ Hè Thu, vụ mùa các tỉnh phía Bắc

27-5-2022

Ngày 27/5, Hội nghị sơ kết sản xuất vụ Đông Xuân năm 2021 - 2022, triển khai kế hoạch vụ Hè Thu, vụ mùa và định hướng vụ Đông năm 2022 các tỉnh phía Bắc diễn ra tại Thái Bình.

Thanh Hóa cần 4.300 tấn lúa giống để gieo cấy vụ thu mùa

30-5-2022

Vụ thu mùa năm 2022, Thanh Hóa phấn đấu gieo cấy 114.650 ha lúa. Theo tính toán của ngành nông nghiệp, với diện tích nói trên, vụ thu mùa sắp tới toàn tỉnh cần tới 4.300 tấn lúa giống các loại.

Quảng Trị: Giấc mơ lúa hữu cơ vươn sang Mỹ, Âu không còn xa!

2-6-2022

Tỉnh Quảng Trị đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ mở rộng diện tích canh tác khoảng 1.000 ha lúa hữu cơ, xuất khẩu gạo sang thị trường Mỹ và châu Âu.

Nhân rộng mô hình rơm 'vàng' sau thu hoạch

23-5-2022

Nhân rộng các mô hình sử dụng rơm rạ trong tái sản xuất nông nghiệp là điều cần thiết, vừa hạn chế ô nhiễm, vừa gia tăng giá trị cây lúa từ việc tận dụng nguồn rơm rạ sẵn có trong bối cảnh giá cả thức ăn gia súc, phân bón vô cơ đang "leo thang"...