Cập nhật ngày:
07 | 02 | 2017
Theo tuyên bố chính sách đầu tiên của năm 2017, Trung Quốc sẽ thúc đẩy sản xuất nông sản chất lượng cao, có nhãn hiệu trong triển khai cải cách nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tầng lớp trung lưu và thúc đẩy thu nhập nông thôn.
Bắc Kinh đang nỗ lực hiện đại hóa ngành nông nghiệp và tái cân đối sản lượng ngũ cốc cơ bản sang các thực phẩm như thịt, sữa và các sản phẩm giá trị gia tăng khác có nhu cầu ngày càng cao của cư dân đô thị. Tuy nhiên, văn bản chính sách vừa ban hành cũng nhấn mạnh các nhà sản xuất nội địa đang vất vả cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu do chi phía sản xuất cao và tồn kho.
Được biết đến là “văn bản số 1”, tuyến bố đặt ra những ưu tiên của Bắc Kinh trong chính sách nông thôn của cả năm. Theo kế hoạch này, Trung Quốc sẽ điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, khuyến khích nông dân giảm sản xuất ngô và tăng sản xuất đậu tương, thức ăn gia súc ủ silo, tăng các kênh tiêu thụ cho ngô để giải phóng các kho dự trữ dư thừa được tích trữ nhiều năm qua nhờ các đợt thu mua ngô cho nông dân để hỗ trợ thu nhập. Sau khi bãi bỏ chính sách thu mua nói trên vào năm 2016, Trung Quốc vẫn đang có đến 200 triệu tấn ngô trong các nhà kho, phần lớn có chất lượng thấp.
Trung Quốc sẽ khuyến khích sản xuất các sản phẩm đặc sản địa phương và có chỉ dẫn địa lý cũng như các sản phẩm hữu cơ, với các chính sách thuế thuận lợi cho startups tại các khu vực nông thôn và các trung tâm cải tiến công nghệ để hỗ trợ sản xuất sản phẩm chất lượng cao.
Trung Quốc cũng sẽ khuyến khích xuất khẩu và hỗ trợ các công ty thiết lập các cơ sở sản xuất ở nước ngoài, đặc biệt là tại các nước nằm trong sáng kiến Con đường tơ lụa của nước này. Bắc Kinh cũng sẽ sử dụng công cụ chống bán phá giá và các công cụ khác để bảo vệ những người sản xuất nội địa.
Trung Quốc đặt trọng tâm mạnh mẽ vào mục tiêu đưa nông nghiệp trở thành ngành sản xuất bền vững hơn với môi trường, thúc đẩy các chương trình tiết kiệm nước lớn thông qua công nghệ như thủy lợi tưới nhỏ giọt, giải quyết vấn đề lạm dụng thuốc BVTV và các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về xử lý phân chuồng cũng như sử dụng nhiều công nghệ hiện đại hơn để giải quyết vấn đề này.
Tuy nhiên, các cải cách cũng phải “đảm bảo rằng năng lực sản xuất ngũ cốc không bị suy giảm, thu nhập của nông dân không bị tác động tiêu cực và ổn định nông thôn”.
Theo Reuters
Gappingworld