TIN TỨC

Các nhà sản xuất chăn nuôi châu Á thận trọng sau khi Mỹ rút khỏi TPP

Cập nhật ngày: 03 | 02 | 2017

Ngày 23/1, Hiệp hội ngành TACN Mỹ (AFIA) đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ quyết định rút khỏi TPP của ông Donald Trump. “Mặc dù nền kinh tế Mỹ liên tục phải đối mặt với tình trạng thâm hụt thương mại, nông nghiệp là ngành mà nước này hưởng thặng dư thương mại”, theo chủ tịch kiêm CEO AFIA Joel G. Newman. Xuất khẩu nông sản của Mỹ, bao gồm TACN thương phẩm, đang tăng bất chấp thương mại toàn cầu chậm lại. Các thỏa thuận thương mại như TPP cho phép các nhà sản xuất Mỹ tận dụng nhu cầu đang tăng trên thị trường nước ngoài, tập trung tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Ngành chăn nuôi Thái Lan vẫn thận trọng sau khi Trump bỏ TPP

Mặc dù ngành chăn nuôi Thái Lan phản đối TPP nhưng vẫn thận trọng về hệ quả của việc Mỹ rút khỏi TPP. “Hội đồng các nhà sản xuất thịt lợn quốc gia Mỹ sẽ không ngừng theo đuổi các lợi ích và sẽ thúc đẩy các thỏa thuận thương mại song phương”, theo ông Wiwat Pongwiwatchai, chủ tịch của HTX chăn nuôi Ratchaburi. Các nhà sản xuất thịt lợn Mỹ có một số thuận lợi lớn, bao gồm TACN rẻ và chi phí sản xuất thấp hơn các đồng nghiệp Thái Lan. “Tôi nghĩ chính sách America First sẽ khiến Mỹ trở nên cứng rắn hơn với các nước khác”, ông Wiwat phát biểu.

Không tác động trực tiếp lên ngành gia cầm Indonesia

Việc Mỹ rút khỏi TPP không có tác động trực tiếp lên ngành gia cầm của Indonesia do Indonesia không xuất khẩu các sản phẩm gia cầm sang Mỹ, theo nhận định của ông Desianto Budi Utomo, chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất TACN Indonesia cho biết. Tuy nhiên, ông Utomo cho rằng tỷ giá sẽ có tác động gián tiếp của quyết định rút khỏi TPP. 93% tiêu dùng TACN tại Indonesia tập trung vào ngành gia cầm. 100% nguồn protein cho TACN gia cầm, đặc biệt là bột đậu tương, vẫn phải nhập khẩu từ Mỹ hoặc các nước Mỹ Latin, nên nếu đồng Rupiah giảm giá, chi phí TACN của Indonesia sẽ tăng tương đối mạnh. Mặt khác, do Mỹ sẽ tập trung vào hợp tác song phương, Indonesia cần quan tâm hơn về thịt gà nhập khẩu. Mỹ đang nhắm tới thị trường Indonesia với sản phẩm chủ lực tấn công là góc phần tư đùi gà.

Malaysia có thể chịu tác động nhẹ

Ngành protein động vật của Malaysia có thể chỉ chịu tác động nhẹ từ quyết định rời TPP của Mỹ. Theo Dato’ Lim Tai Soon, chủ tịch Hiệp hội ngành dinh dưỡng và thú y Malaysia, phần lớn đầu vào của ngành chăn nuôi nước này đã miễn thuế phí nhập khẩu. Ông cho biết chính phủ Malaysia liên tục hỗ trợ cho ngành này trong nhiều năm qua bằng cách áp thuế 0% lên TACN, thiết bị, các sản phẩm thú y. Trong khi đó, một số FTAs hiện tại cũng đưa thuế nhập khẩu thịt gà, thịt bò và thịt lợn xuống bằng 0. “Bất chấp thực tế này, ngành sản xuất nội địa của Indonesia vẫn duy trì được cạnh tranh và sinh lời”, ông phát biểu.

Việt Nam bị mất đi phân nửa cơ hội

TPP được cho là tốt đối với Việt Nam. Các mục tiêu tiềm năng của TPP đối với Việt Nam là xuất khẩu các sản phẩm thủy sản, như cá tra, sẽ tăng vọt. Tuy nhiên, hiện tình hình đã thay đổi. Theo ông Đào Mạnh Lương, CEO tập đoàn Austfeed Vietnam, một số ngành như ngành gia cầm và ngành chăn nuôi lợn nội địa vẫn đón nhận tích cực việc TPP tiếp tục được triển khai. Trong khi công ty tập trung vào chăn nuôi và cá nước ngọt như công ty lại nhận thấy nhiều cơ hội hơn khi TPP không được thực thi do sẽ có cơ hội lớn hơn trong phát triển kinh doanh tại Vietj Nam. Ông Lương cho rằng chính phủ Việt Nam sẽ tìm kiếm các thỏa thuận thương mại khác, như Đối tác kinh tế toàn diện khu vực, để thúc đẩy nền kinh tế.

Theo Asian Agribiz

Gappingworld

TIN TỨC KHÁC

Trung Quốc ban hành các hướng dẫn mới về trợ cấp bảo hiểm nông nghiệp

2-2-2017

Trung Quốc đã ban hành các hướng dẫn mới về phân bổ trợ cấp bảo hiểm nông nghiệp nhằm cải thiện tính hiệu quả của chương trình, đặt mục tiêu giúp hỗ trợ ngành nông nghiệp khổng lồ của nước này.

Đầu tư startup công nghệ nông nghiệp toàn cầu giảm 30% trong năm 2016

2-2-2017

Đầu tư toàn cầu vào các startup công nghệ nông nghiệp giảm 30% trong năm 2016 do mối quan tâm của các nhà đầu tư vào công ty cung cấp máy bay không người lái và các máy móc nông nghiệp được điều khiển bằng vệ tinh hạ nhiệt sau khi tiếp nhận luồng đầu tư lớn kỷ lục trong năm 2015, theo một nghiên cứu mới công bố.

Nhiệt độ toàn cầu chạm mức cao mới trong năm 2016 – năm tăng nhiệt thứ 3 liên tiếp

20-1-2017

Nhiệt độ toàn cầu đã chạm mức cao kỷ lục mới trong năm thứ 3 liên tiếp trong năm 2016, ngày càng tiệm cận mức trần đặt ra bởi thỏa thuận biến đổi khí hậu Paris, với hàng loạt các hiện tượng cực đoan bao gồm nóng chưa từng có tiền lệ tại Ấn Độ và tan băng tại Bắc Cực, theo phân tích mới nhất của các nhà khoa học.

Các nhà đầu tư thận trọng về khả năng tiếp tục tăng giá hàng hóa nông sản năm 2017

20-1-2017

Các nhà phân tích đang thận trọng trong nhận định về triển vọng tiếp tục tăng giá hàng hóa nông sản trong năm 2017, bất chất khởi đầu thuận lợi hồi đầu năm. Các nhà phân tích đang giảm triển vọng giá của hầu hết các hàng hóa nông sản tương lai – với yến mạch là một ngoại lệ đáng chú ý

Các vấn đề nổi bật trong Hội thảo Đạm động vật châu Á đến 2022

18-1-2017

Các đoàn đại biểu đã trao đổi thông tin về các khuynh hướng và mua sắm trực tuyến tại AP2022 chủ đề thị trường đạm động vật tại châu Á 2022 tổ chức tại Bangkok, Thái Lan. Hội thảo 2 ngày được tổ chức bởi Asian Agribiz và tạp chí Asian Meat tiếp tục với nhiều bài trình bày về các cơ hội tại thị trường thịt khu vực và phát triển sản phẩm thịt thế hệ mới.

Con đường đưa thủy sản nhiễm kháng sinh từ Trung Quốc đến bàn ăn tại Mỹ

13-1-2017

Từ trên không trung, sông Châu Giang tại tỉnh Quảng Đông thuộc miền Nam Trung Quốc nhìn như hàng loạt phân tử người dưới kính hiển vi. Hàng trăm ngàn khối nhà vuông vắn, tất cả đều được che phủ bởi màu xanh, được phân khu giữa địa phận thành phố và các đường giao thông thủy. Những trang trại chăn nuôi nằm rải rác giữa hàng ngàn hồ nuôi thủy sản, tạo nên trái tim của ngành thủy sản lớn nhất thế giới mà Trung Quốc đang nắm giữ.

Trung Quốc thúc đẩy tiêu dùng thực đơn truyền thống và thâu tóm quốc tế nhằm tăng cường an toàn thực phẩm

12-1-2017

Theo cơ quan kế hoạch quốc gia Trung Quốc, nước này có kế hoạch thúc đẩy tiêu dùng các món ăn truyền thống và khuyến khích các doanh nghiệp thực phẩm thiết lập các cơ sở sản xuất nguyên liệu thô như ngũ cốc và dầu tại nước ngoài nhằm cải thiện thực trang an toàn thực phẩm của Trung Quốc.

Nông dân lao đao vì áp lực giá phân bón

11-1-2017

Trong khi giá xăng dầu, giá than thế giới giảm thì giá than trong nước lại đột ngột tăng, kéo theo giá phân bón tăng cao. Nghịch lý này sẽ tạo cơ hội cho phân bón giả hoành hành. Cuối cùng người nông dân là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Đô thị hóa làm Trung Quốc thiệt hại 9% sản lượng nông nghiệp

9-1-2017

Quá tình đô thị hóa của Trung Quốc trong thế kỷ này sẽ làm thiệt hại gần 9% sản lượng nông sản của nước này tính đến năm 2030, trong khi thiệt hại này tại Ai Cập là hơn 30%, phản ánh tốc độ các thành phố nuốt mất đất sản xuất nông nghiệp trên thế giới.

Năm chật vật của doanh nghiệp phân bón

9-1-2017

Hạn hán tại miền Trung- Tây Nguyên, xâm nhập mặn ở ĐBSCL; luật thuế 71 gây bất lợi; giá phân bón thế giới xuống thấp kỷ lục; giá than tăng đột ngột vào cuối năm… Đó là những yếu tố bất lợi cho các DN phân bón.

Các nhà làm luật EU hoãn quyết định sát nhập ChemChina/Syngenta đến 12/4/2017

9-1-2017

Các nhà làm luật chống độc quyền tại EU vừa gia hạn hạn chót cho quyết định về đề xuất của ChemChina mua lại tập đoàn giống và thuốc BVTV Thụy Sĩ Syngenta thêm 10 ngày làm việc, tới 12/4.

Trung Quốc triển khai cải cách tài sản nông thôn để thúc đẩy thu nhập của nông dân

9-1-2017

Theo Bộ trưởng Nông nghiệp Trung Quốc, nước này đã triển khai các cải cách cho phép nông dân chuyển tài sản thành cổ phiếu trong các quỹ đầu tư để giúp thúc đẩy thu nhập của nông dân. “Hiện tại, điều cần thiết là đảm bảo quyền tài sản của nông dân và ngày càng khó duy trì tăng thu nhập cho nông dân”, ông Han Changfu phát biểu trong một cuộc họp báo. “Cải cách này sẽ giúp tăng cường các thu nhập liên quan tới tài sản cho nông dân”.