TIN TỨC

Con đường đưa thủy sản nhiễm kháng sinh từ Trung Quốc đến bàn ăn tại Mỹ

Cập nhật ngày: 13 | 01 | 2017

Từ trên không trung, sông Châu Giang tại tỉnh Quảng Đông thuộc miền Nam Trung Quốc nhìn như hàng loạt phân tử người dưới kính hiển vi. Hàng trăm ngàn khối nhà vuông vắn, tất cả đều được che phủ bởi màu xanh, được phân khu giữa địa phận thành phố và các đường giao thông thủy. Những trang trại chăn nuôi nằm rải rác giữa hàng ngàn hồ nuôi thủy sản, tạo nên trái tim của ngành thủy sản lớn nhất thế giới mà Trung Quốc đang nắm giữ.

Bên cạnh một trong những trang trại thủy sản gần Zhaoqing, trong một ngày đầy sương mù tháng 6, một công nhân nông nghiệp đội mũ rơm đang cần mẫn rửa sàn xi măng của một chuồng lợn rộn ràng tiếng khụt khịt. Dòng nước bẩn thỉu từ các chuồng lợn chảy vào một ống kim loại chảy thẳng vào một hồ nước với hàng tá ngỗng bơi phía trên. Ngay khi luồng nước vàng khè đổ ra từ ống kim loại, hàng loạt cá rô phi nhảy lên đớp mồi, háu đói trong giờ ăn chiều.

Mô hình sản xuất vườn ao chuồng này đã tồn tại trong ngành nông nghiệp Trung Quốc hàng ngàn năm qua – dinh dưỡng nuôi béo lợn và ngỗng thì cũng nuôi béo đàn cá. Nhưng việc đưa kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi (TACN) đã chuyển tính hiệu quả sinh thái của mô hình này trở thành mối đe dọa cho sức khỏe người tiêu dùng toàn cầu. “Chúng ta không thể truy xuất nguồn gốc để biết tôm đến từ Thái Lan hay Trung Quốc hay các nước khác”.

Tại một trang trại khác ở Jiangmen, một nông dân đang rắc từng xẻng ngũ cốc, báo hiệu giờ ăn của lũ lợn thịt, ngay cạnh đó là hồ nuôi 20.000 con cá. Trong TACN được rải ra có 3 loại kháng sinh, bao gồm colistin – liệu pháp kháng sinh cuối cùng dành cho sử dụng ở người. Colistin bị cấm sử dụng trong chăn nuôi lợn tại Mỹ nhưng cho đến tháng 11/2016 khi chính phủ Trung Quốc cuối cùng cũng cấm loại kháng sinh này, nó đã được sử dụng rộng rãi trong TACN tại Trung Quốc. Nhiều lọ và vỏ của 9 loại kháng sinh khác nằm rải rác xung quanh 20 chuồng lợn – trên các kệ, trong các túi mua hàng, trên các ống xả thải. 7 trong số các kháng sinh này được xem là rất quan trọng cho thuốc dùng ở người theo Tổ chức Y tế Thế giới.

Lạm dụng kháng sinh vốn chỉ là mối đe dọa có trong các giả thiết, nay đã trở thành một vấn đề đương đại rõ rệt: các vi khuẩn, siêu vi kháng kháng sinh. Theo ước tính của chính phủ Anh, khoảng 700.000 người chết hàng năm do nhiễm kháng kháng sinh trên toàn cầu. Nếu khuynh hướng này tiếp diễn, con số này sẽ vọt lên 10 triệu người trên toàn thế giới đến năm 2050 – nhiều hơn số người chết vì ung thư hiện nay.

Tháng 10/2015, các nhà khoa học đã phát hiện ra gene kháng colistin tại Trung Quốc, có thể biến hơn 1 tá các loại vi khuẩn trở thành khuẩn kháng kháng sinh. Từ đó, gene này đã được phát hiện trong các bệnh nhân, trong thực phẩm và trong các mẫu thí nghiệm môi trường tại hơn 20 nước, vơi sít nhất 4 bệnh nhân tại Mỹ. “Mọi người đang thưởng thức tôm cocktail và cơm thập cẩm có thể phải trả giá nhiều hơn số tiền họ bỏ ra”, theo ông Martin Blaser, giáo sư về vi sinh học và các bệnh truyền nhiễm tại đại học New York Langone Medical Center, đồng thời là người đứng đầu hội đồng tư vấn cho tổng thống Obama về chống lại vi khuẩn kháng kháng sinh. “Sự thâm nhập của các loại kháng sinh thông qua các chuỗi thực phẩm hiện nay là vấn đề lớn”.

Nghiên cứu đã chỉ ra có đến 90% kháng sinh được truyền vào lợn được thải ra thông qua phân và nước tiểu của chúng. Điều này tác động trực tiếp tới thủy sản nuôi trồng. Chất thải từ các chuồng lợn tại trang trại Jiangmen chảy vào các hồ nuôi thủy sản, khiến thủy sản tiếp nhận liều lượng lớn kháng sinh từ vật nuôi ngoài kháng sinh được thêm vào nước để phòng ngừa và chữa trị các đợt bùng phát dịch bệnh thủy sản. Nước thải từ các hồ nuôi tủy sản xả trực tiếp ra các kênh nối với sông Tây, cuối cùng dẫn tới sông Châu Giang. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc ước tính cửa sông Châu Giang tiếp nhận 213 tấn kháng sinh hàng năm.

Thương mại thủy sản trị giá 90 tỷ USD chiếm gần một nửa tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng hoặc khai thác, theo tính toán của UN. Trung Quốc cung ứng gần 60% nguồn cung thủy sản toàn cầu và là nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Các nhà làm luật Mỹ đã biết về vấn đề kháng sinh tại nước này hơn 1 thập kỷ qua. FDA đã tăng cường hoạt độngg giám sát thủy sản nuôi nhập khẩu từ Trung Quốc từ mùa thu năm 2006 và cho biết 25% mẫu thử chứa dư lượng thuốc không được cho phép và các phụ gia thực phẩm không an toàn. Vào tháng 6/2007, Mỹ đã áp cảnh báo nhập khẩu đối với toàn bộ tôm nuôi và một số loại thủy sản khác từ Trung Quốc, cho phép FDA thu giữ hàng hóa tại cảng cho tới khi mỗi lô hàng được chứng minh an toàn thông qua kiểm tra thí nghiệm.

Tuy nhiên, thủy sản chứa kháng sinh tiếp tục ồ ạt đổ về các cảng của Mỹ, cũng như các nhà hàng và cửa hàng tiện lợi tại nước này là do các mạng lưới phân phối di chuyển thủy sản trên toàn cầu thường che giấu đi nguồn gốc xuất xứ của các mặt hàng thủy sản. Các cơ quan liên bang nỗ lực bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng phải đối mặt với nhiều vấn đề: các loại vi khuẩn phát triển nhanh kháng kháng sinh và các công ty thủy sản ma nhanh chóng thích ứng với các quy định về sức khỏe người tiêu dùng, chuyển thủy sản không an toàn trên khắp thế giới nhiều như các tổ chức tội phạm rửa tiền bẩn.

Chính phủ Trung Quốc cũng ý thức rõ ràng rằng sử dụng kháng sinh đã vượt tầm kiểm soát của họ. Năm 2011, nước này đã triển khai chiến dịch giảm sử dụng kháng sinh trên người và kể từ đó doanh số bán kháng sinh tại Thượng Hải đã giảm 31%. Lệnh cấm colistin vào tháng 12/2016 cho thấy vấn đề nghiêm trọng mới về sử dụng kháng sinh trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, mức độ kháng thuốc của Trung Quốc vẫn ở mức cao nhất thế giới. Khảo sát trên toàn quốc cho thấy 42 – 83% người khỏe mạnh có chứa vi khuẩn sản sinh ra ESBLs, tạo ra các khu vực chứa pathogent tiềm năng, có thể phá hủy penicillin và hầu hết các biến thể của nó. Các sản phẩm thủy sản được bán tại Thượng Hải có chứa vi khuẩn không thể bị tiêu diệt bởi kháng sinh thông thường. Trong gần 30% các mẫu thủy sản ngẫu nhiên thu thập tại Thượng Hải từ năm 2006 – 2011, các nhà nghiên cứu tìm thấy salmonella, nguyên nhân chính gây ra viêm dạ dày ở người. Một nghiên cứu sát sao hơn cho thấy 43% mẫu thử có chứa các dòng vi khuẩn kháng nhiều loại thuốc.

Trong năm 2016, các nhà khoa học đã nghiên cứu sự lan rộng của vi khuẩn kháng colistin trên khắp châu Á, châu Âu và Tây bán cầu. Trong tháng 5/2016, báo cáo đầu tiên về một người Mỹ nhiễm vi khuẩn kháng colistin được ghi nhận. Trong tháng 6 – 7, thêm nhiều trường hợp tương tự được báo cáo. Đến tháng 8/2016, các nhà nghiên cứu thông báo các bệnh nhân người Mỹ đã bị nhiễm một dòng vi khuẩn phát triển thành thể kháng colistin và carbapenems, một dòng kháng sinh thường được sử dụng để trị liệu cho các bệnh nhân trong bệnh viên, với tỷ lệ kháng đa thuốc cao.

Ban đầu, vi khuẩn kháng kháng sinh được tìm thấy tại các khu vực nuôi mà Trung Quốc cho là lây lan qua đường vận chuyển quốc tế. Michael Mulvey, người đứng đầu về vi khuẩn kháng thuốc tại National Microbiology Laboratory (Manitoba), là một trong những người nhận ra đầu tiên về khả năng thủy sản cũng là một kênh lây lan vi khuẩn kháng thuốc. Năm 2015, quỹ bảo đảm của Mulvey đã tài trợ cho hoạt động nghiên cứu, cho phép ông và các đồng sự chạy thử một kiểm tra vi khuẩn kháng carbapenem trên 1.328 mẫu thủy sản lấy từ các cửa hàng bán lẻ của Canada từ năm 2011 – 2015. 8 mẫu, tương đương 0,6% có kết quả dương tính, tất cả đều đến từ Đông Nam Á. Kết quả này cho thấy một số trong những dòng vi khuẩn khó điều trị nhất thế giới có thể năm trong những chiếc tủ lạnh hoặc căn bếp nhỏ của bạn.

Từ đầu thập niên 1990s đến nay, tiêu dùng tôm trung bình đầu người hàng năm tại Mỹ đã tăng gấp đôi, đưa loại thủy sản này trở thành một món đặc sản và được ưa chuộng nhất ngành thủy sản nước này. Cho đến thập niên 1980s, hầu hết tôm tiêu dùng tại Mỹ được cung ứng nội địa, phần lớn là từ bờ vịnh. Từ 1990 – 2006, lượng nhập khẩu tôm đã tăng gấp đôi, sau đó ổn định ở mức gần 590.000 tấn và khoảng 90% tôm tiêu thụ tại Mỹ là từ nguồn nhập khẩu. Tỷ trọng của Trung Quốc trong cơ cấu nhập khẩu tôm tại Mỹ đạt mức cao nhất trong 11 năm vào năm 2003 ở mức 16%, hiện chỉ còn 5,6%. Năm 2004, Bộ Thương mại Mỹ thông báo áp thuế 112% lên tôm nhập khẩu từ Trung Quốc, có hiệu lực từ năm 2005 để phản ứng trước những ý kiến cho rằng các nhà cung ứng Trung Quốc đang bán thủy sản dưới giá thị trường. Năm 2007, Mỹ nâng cảnh báo nhập khẩu đối với tôm Trung Quốc.

Malaysia đã nhảy vào chớp cơ hội này. Nă, 2004, nhập khẩu tôm của Malaysia tăng 10 lần, theo dữ liệu chính thức của Mỹ. Malaysia tiếp tục tăng mạnh xuất khẩu trong thập niên tiếp theo và đạt thị phần cao nhất là 5% trong giai đoạn 2008 – 2011.

Đó là nguyên nhân vì sao người ta nghi ngờ liệu toàn bộ tôm Malaysia có phải có nguồn gốc tại Malaysia. Theo ông Ronnie Tan, phó chủ tịch Blue Archipelago, nhà sản xuất thủy sản lớn nhất Malaysia, công ty ông phụ thuộc vào 3 – 4 nhà sản xuất tôm, bao gồm trang trại sản xuất của công ty – tại Malaysia. Malaysia sản xuất khoảng 32.000 tấn tôm trong năm 2015, khoảng 18.000 tán được tiêu thụ nội địa và khoảng 12.000 tấn được xuất khẩu sang Singapore. Thực tế này dẫn tới nghi ngờ về tính hợp pháp của tôm Malaysia xuất khẩu sang Mỹ. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, nhập khẩu tôm của Mỹ từ Malaysia đạt trung bình 20.000 tấn/năm trong thập kỷ qua.

Điều bí ẩn này có thể được giải thích, ít nhất là phần nào đó, bằng cách kiểm tra hoạt động kinh doanh của Jun Yang, một doanh nhân sinh ra ở Trung Quốc, hoạt động tại Texas. Cục Điều tra an ninh nội địa Mỹ, thuộc Cơ quan di trú và hải quan Mỹ, ghi nhận Jun Yang là một nhà môi giới mật ong. Cơ quan này đã bắt giữ anh ta vào năm 2012, sau đó anh ta được thả do hợp tác tốt rồi lại bị bắt lại, đã cáo buộc Jun Yang về tội gian lận thương mại. Mật ong mà Jun Yang bán được thu hoạch tại Trung Quốc nhưng được chuyển qua Malaysia, nhận chứng nhận xuất xứ của Malaysia trước khi xuất sang Mỹ, qua đó giúp Jun Yang trốn thuế gần 38 triệu USDA do mật ong bị áp thuế chống bán phá giá tại Mỹ. Các nhà điều tra đang phát hiện ra mạng lưới các công ty ma được tạo ra chỉ để gian lận luật pháp Mỹ. Trong tháng 11/2013, Yang đã bị tuyên án 3 năm tù trong nhà tù liên bang.

Các nhà điều tra cũng kết luận rằng hoạt động kinh doanh chính của Yang không phải là mật ong – mà là thủy sản. Công ty của Yang đã giao dịch tôm cho một công ty tai Houston có tên là American Fisheries. Trong lần đầu tiên Yang bị bắt, một số lô hàng vẫn còn trong các kho đông lạnh. Cơ quan liên bang, theo thỏa thuận hợp tác mà Yang đồng thuận, đã yêu cầu anh ta gửi mẫu tới một phòng thí nghiệm để phân tích. 5 mẫu thử dương tính đối với nitrofurans, một dòng kháng sinh bị cấm tại Mỹ. Các lô hàng tôm này sau đó đã được tiêu hủy. Tất cả lô hàng tôm chứa dư lượng kháng sinh cấm này đều được dán nhãn xuất xứ Malaysia.

Bất chấp việc Yang hợp tác với chính phủ trong điều tra các lô hàng tôm, thông tin từ anh ta là không đủ để lập hồ sơ pháp lý. Nhưng American Fisheries đã để lại một số dấu vết mà cơ quan chức trách Mỹ có thể truy tìm. Tháng 5/2013, American Fisheries đã kiện Yang, cho rằng công ty này chỉ nhận được 6,1 triệu USD trong tổng số nợ 12,1 triệu USD của Yang với công ty này cho 74 lô hàng tôm, tổng cộng 28 tấn mỗi lô, từ tháng 6/2011 – 1/2012. Vụ kiện này bị treo tại Texas, cũng như việc Yang kiện ngược trở lại American Fisheries, đã hé lộ một loạt bằng chứng chi tiết cho thấy cách mà một công ty tại Thượng Hải đã đưa tôm nuôi tại Trung Quốc vào thị trường Mỹ ra sao.

Năm 2005, khoảng 9 tháng sau khi các quy định thuế chống bán phá giá của Mỹ áp dụng cho tôm Trung Quốc có hiệu lực. một nhóm các nhà quản lý ngành thủy sản đã nhóm họp tại một phòng họp tại Thượng Hải. Họ biết nhau từ thời họ cùng làm việc cho Shanghai Fisheries, một công ty lớn được bảo trợ bởi chính phủ. Các nhà quản lý đã đồng ý lập một công ty liên doanh tập trung chủ yếu vào xuất khẩu tôm sang Mỹ, bất chấp luật thuế mới. Họ sẽ cấp vốn và quản lý công ty này từ Trung Quốc, nhưng có trụ sở tại Texas. Đây là khởi đầu của American Fisheries.

Một số trong những nhà quản lý này cũng kiểm soát một công ty con của Shanghai Fisheries có tên là Guangzhou Lingshan, một nhà máy đóng gói thủy sản nằm trên đồng bằng sông Châu Giang. Nhà máy này thu mua tôm để chế biến. Đến năm 2006, nhà máy đã mua 3.000 tấn tôm từ nông dân quanh vùng Da’ao, theo báo chí địa phương.

Guangzhou Lingshan đã xây một phòng thí nghiệm trong tổ hợp để kiểm tra chất lượng tôm và thiết bị này được cho là hiện đại nhất vùng lúc bấy giờ. Tuy vậy, các cựu lãnh đạo của công ty cho biết tôm nhiễm kháng sinh cấm vẫn được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. “Bạn biết Trung Quốc là thế nào rồi đấy”, theo Lv Wei, đang làm việc cho Guangzhou Lingshan tại phòng thương mại của công ty 9 năm trước khi rời bỏ công việc này vào năm 2013. “Gần 2/3 tôm qua chế biến được đưa sang American Fisheries thông qua Malaysia”. Shanghai Fisheries từ chối bình luận về Guangzhou Lingshan.

Không có ghi chép cho thấy trong năm 2011 và 2012 có các lô hàng tôm gán nhãn Malaysia có thể có xuất xứ từ Trung Quốc. Các chứng nhận xuất xứ đều được ký bởi các nhà chức trách tại Văn phòng Thương mại Penang Malay. Một ngày tháng 8, người đàn ông tên là Mohd Noordin Ismail ngồi sau chiếc bàn tại phòng tiếp tân của văn phòng thương mại thuộc quận ven biển George Town. Đeo kính và chiếc nhẫn vàng to bản trên các ngón tay, ông Mohd Noordin có một chồng chứng từ cao ngút trước mặt. Ông nói ông đã làm việc tại văn phòng thương mại này 40 năm và nhiệm vụ của ông bao gồm cả việc ký các chứng nhận xuất xứ cho sản phẩm được sản xuất tại Malaysia và sau đó được xuất khẩu. Quy trình chứng nhận, như ông nói, đều dựa vào niềm tin. Ông đưa ra một hồ sơ do các nhà xuất khẩu cung cấp và ông đóng dấu lên các chứng nhận với giả định rằng các chứng từ này là đúng sự thật. Ông không hề xác minh tính xác thực của các chứng nhận này.

“Chúng tôi không thể biết được liệu tôm này đến từ Thái Lan hoặc từ Trung Quốch hoặc từ các nước khác”, ông Mohd Noordin nói. “Chúng ta không thể truy xuất được đâu”.

Các chứng từ có chữ ký của ông cho biết tôm xuất cho American Fisheries được sản xuất tại hai cơ sở nuôi trồng thủy sản tại Malaysia là Chai Kee Aquatic và Aiman Aquatic. Nhưng không địa chỉ nào có trong các chứng từ này cho thấy một cơ sở nuôi trồng thủy sản hoặc một địa điểm có thể nuôi được tôm. Trong 2 hồ sơ nhập khẩu độc lập, cùng các địa chỉ trên được ghi ra trong mục nơi thu hoạch. Nhưng địa điểm này lại là một dãy tổ hợp chung cư lớn. Chẳng có hồ nuôi tôm nào ở đây! Một người phụ nữ trả lời phóng viên qua cửa sổ cho biết bà có con trai làm việc trong lĩnh vực thủy sản nhưng quanh nơi bà ở chẳng có khu vực nuôi trồng thủy sản nào. Một địa chỉ khác được ghi trong các hồ sơ là Chai Kee thậm chí không xuất hiện trên Google Maps hay bất cứ bản đồ của cảnh sát hoặc các nhà chức trách địa phương nào có thể xác định được địa chỉ này trong hồ sơ.

Ông Mohd Noordin cho rằng có khả năng các chứng nhận xuất xứ và chữ ký của ông đã bị giả mạo và các hồ sơ này chưa bao giờ xuất hiện trong văn phòng của ông. Ngành sản xuất tôm của Malaysia tương đối nhỏ nhưng ông cũng chưa bao giờ nghe thấy địa danh Chai Kee hoặc Aiman. Từ năm 2008, khi EU ban lệnh cấm nhập khẩu tạm thời từ Malaysia do một số lô hàng dương tính với dư lượng kháng sinh và kim loại nặng, chỉ một số ít công ty được phép xuất khẩu tôm hợp pháp sang Mỹ, theo ông Mohd Noordin và các chuyên gia khác trong ngành cho biết. Tan of Blue Archipelago cho biết ông không có bằng chứng trực tiếp cho thấy các hoạt động trung chuyển này, và các nhà sản xuất thủy sản tại Malaysia đã quen với việc các nhà sản xuất Trung Quốc sử dụng các công ty Malaysia – cả các nhà sản xuất hợp pháp và các công ty ma chỉ tồn tại trên giấy tờ – lách luật đưa tôm vào thị trường Mỹ.

Hồ sơ vụ American Fisheries cho thấy công ty này và nhiều nhà phân phối khác nhau đã theo dõi chặt chẽ tình trạng các đơn hang tôm vận chuyển vào Mỹ và trao đổi qua email và điện thoại. Ngay khi tôm trên tàu cập biên giới Mỹ, quyền sở hữu lô hàng sẽ được chuyển cho một công ty đăng ký hoạt động tại Mỹ tên là YZ Marine. Trên giấy tờ, công ty này có vẻ không liên quan đến American Fisheries và các nhà quản lý cấp cao tại Thượng Hải. Nhưng các hồ sơ tòa án cho thấy Feng Shao, chủ tịch American Fisheries, có quyền tiếp cận một tài khoản ngân hàng của YZ Marine và đã viết một loạt séc trên tài khoản này.

Các luật sư cho American Fisheries đã không phản ứng trước các yêu cầu phỏng vấn về chuyện này nhưng các hồ sơ tòa án liên quan đến vụ Yang cho thấy họ đã chối bỏ việc công ty trung chuyển trái phép hàng hóa thông qua Malaysia. Tuy nhiên, họ thừa nhận rằng công ty đã nhận được 100% vốn và nhân viên từ Trung Quốc và lao động làm việc tại Texas luân chuyển mỗi 3 tháng do họ không có visa làm việc dài hạn tại Mỹ. Ghi chép tòa án cũng chỉ ra khi một lô hàng tôm gán nhãn Malaysia cập cảng Mỹ có trọng lượng thấp hơn kỳ vọng, một nhân viên của American Fisheries đã được Guangzhou Lingshan kiểm tra xem liệu có sai sót trong đóng gói hay không.

Các nhóm hoạt động đã vận động hành lang ráo riết cho tăng cường kiểm soát thủy sản nhập khẩu là các nhà sản xuất thủy sản Mỹ. The Southern Shrimp Alliance, một tổ chức thương mại của các nhà sản xuất tôm Mỹ, cho biết thị trường Mỹ đầy rẫy thủy sản gian lận về nhãn mác và không an toàn. “Những gì chúng tôi biết là thị trường có rất nhiều kênh phân phối tinh vi để đưa một lượng lớn thực phẩm và các hàng hóa tiêu dùng vào thị trường Mỹ bất hơp pháp”, theo ông John Williams, giám đốc điều hành của tổ chức trên cho biết.

Các chỉ trích về tăng cường kiểm tra lại gây ra nhiều tắc nghẽn tại cảng. “Nghĩ xem tất cả các xe tải ra vào cảng và có một cảnh sát liên tục nhắc nhở mọi người tăng tốc. Bạn không thể đẩy mọi người ra. Tuyển dụng thêm nhiều nhân viên FDA không phải là câu trả lời, nó giống như bạn đóng cửa đường cao tốc vậy”, theo ông Peter Quinter, một luật sư thương mại quốc tế và hải quan tại Miami bình luận.

Các tranh luận cũng cho rằng tình trạng trên cũng là nguyên nhân thất bại trong giám sát cá da trơn nhập khẩu vào thị trường Mỹ, có thể là một tấm gương cho các công ty tôm. Trong nhiều năm, ngành cá da trơn đã lên tiếng về quy trình kiểm tra 1 – 2% thủy sản nhập khẩu vào Mỹ là không đủ để bảo vệ người tiêu dùng. Do đó, với việc vận động hành lang ráo riết tại nghị viện, các nông dân nuôi cá da trơn Mỹ đã thành công trong việc đẩy hoạt động kiểm tra từ FDA sang USDA. USDA sẽ kiểm tra tất cả cá da trơn nhập khẩu đến tháng 9/2017, bắt đầu tiến hành các kiểm tra sơ bộ, không toàn diện trong mùa xuân 2017.

Trong tháng 4/2016, FDA đã công bố cảnh báo nhập khẩu, theo đó, các nhà chức trách vùng của cơ quan này có quyền thu giữ và kiểm tra toàn bộ tôm nhập khẩu từ Malaysia. Bộ Y tế Malaysia đã phản ứng bằng cách thông báo sẽ tăng cường kiểm tra các nhà máy chế biến và cho biết cơ quan chức trách sẽ ban hành chứng nhận xuất xứ từ các văn phòng thương mại. Năm 2015, Mỹ đã tiến hành ít nhất 2 điều tra liên quan đến các nhà sản xuất Trung Quốc bị nghi ngờ vận chuyển tôm vào Mỹ thông qua Malaysia.

Theo Bloomberg

Gappingworld

TIN TỨC KHÁC

Trung Quốc thúc đẩy tiêu dùng thực đơn truyền thống và thâu tóm quốc tế nhằm tăng cường an toàn thực phẩm

12-1-2017

Theo cơ quan kế hoạch quốc gia Trung Quốc, nước này có kế hoạch thúc đẩy tiêu dùng các món ăn truyền thống và khuyến khích các doanh nghiệp thực phẩm thiết lập các cơ sở sản xuất nguyên liệu thô như ngũ cốc và dầu tại nước ngoài nhằm cải thiện thực trang an toàn thực phẩm của Trung Quốc.

Nông dân lao đao vì áp lực giá phân bón

11-1-2017

Trong khi giá xăng dầu, giá than thế giới giảm thì giá than trong nước lại đột ngột tăng, kéo theo giá phân bón tăng cao. Nghịch lý này sẽ tạo cơ hội cho phân bón giả hoành hành. Cuối cùng người nông dân là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Đô thị hóa làm Trung Quốc thiệt hại 9% sản lượng nông nghiệp

9-1-2017

Quá tình đô thị hóa của Trung Quốc trong thế kỷ này sẽ làm thiệt hại gần 9% sản lượng nông sản của nước này tính đến năm 2030, trong khi thiệt hại này tại Ai Cập là hơn 30%, phản ánh tốc độ các thành phố nuốt mất đất sản xuất nông nghiệp trên thế giới.

Năm chật vật của doanh nghiệp phân bón

9-1-2017

Hạn hán tại miền Trung- Tây Nguyên, xâm nhập mặn ở ĐBSCL; luật thuế 71 gây bất lợi; giá phân bón thế giới xuống thấp kỷ lục; giá than tăng đột ngột vào cuối năm… Đó là những yếu tố bất lợi cho các DN phân bón.

Các nhà làm luật EU hoãn quyết định sát nhập ChemChina/Syngenta đến 12/4/2017

9-1-2017

Các nhà làm luật chống độc quyền tại EU vừa gia hạn hạn chót cho quyết định về đề xuất của ChemChina mua lại tập đoàn giống và thuốc BVTV Thụy Sĩ Syngenta thêm 10 ngày làm việc, tới 12/4.

Trung Quốc triển khai cải cách tài sản nông thôn để thúc đẩy thu nhập của nông dân

9-1-2017

Theo Bộ trưởng Nông nghiệp Trung Quốc, nước này đã triển khai các cải cách cho phép nông dân chuyển tài sản thành cổ phiếu trong các quỹ đầu tư để giúp thúc đẩy thu nhập của nông dân. “Hiện tại, điều cần thiết là đảm bảo quyền tài sản của nông dân và ngày càng khó duy trì tăng thu nhập cho nông dân”, ông Han Changfu phát biểu trong một cuộc họp báo. “Cải cách này sẽ giúp tăng cường các thu nhập liên quan tới tài sản cho nông dân”.

Trung Quốc công bố chi tiết các kế hoạch chuyển đổi mô hình tăng trưởng nông nghiệp

5-1-2017

Cho rằng nông nghiệp là “nền tảng để hoàn thiện xây dựng một xã hội thịnh vượng hài hòa ở mọi khía cạnh và đạt mục tiêu hiện đại hóa”, chính phủ Trung Quốc gần đây đã công bố chi tiết “Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 về phát triển kinh tế và xã hội của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (2016-2020)”.

Liệu thị trường đậu tương tương lai có tiếp tục tăng giá trong năm 2017?

4-1-2017

Thị trường đậu tương tương lai năm 2016 tăng giá lần đầu tiên sau 4 năm, với mức tăng 14,4%, so với mức giảm 1,9% đối với mặt hàng ngô và giảm 13,2% đối với lúa mỳ trên thị trường Chicago.

Sản xuất nông nghiệp của Philippines giảm 2% trong quý 4/2016

4-1-2017

Sản xuất nông nghiệp của Philippines được ước tính giảm 2% trong quý 4/2016 so với cùng kỳ năm 2015 sau khi bão mạnh gây thiệt hại cho mùa màng và cuốn theo vật nuôi tại các tỉnh miền trung nước này hồi tháng trước, theo Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines cho biết.

Thái Lan: Phục hồi kinh tế toàn cầu thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

3-1-2017

Năm 2017, theo trung tâm R&D thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác nông nghiệp Thía Lan (BAAC), tăng trưởng GDP nông nghiệp Thái Lan dự đoán đạt 3%.