Các kết quả nghiên cứu cho thây một số dấu hiệu mới của ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính, được công bố 2 ngày trước lễ nhậm chức của tổng thống mới đắc cử của Mỹ Donald Trump – người nghi ngờ liệu biến đổi khí hậu có phải do con người gây ra.
Nhiệt độ bề mặt toàn cầu trung bình năm 2016 cao hơn 1,5 độ C so với mức trung bình dài hạn 14 độ C đo được từ năm 1961 – 1990, theo dữ liệu cung cấp bởi Tổ chức khí tượng thủy văn thế giới (WMO) tại Geneva công bố.
Nhiệt độ tăng chủ yếu do khí thải nhà kính từ hoạt động của con người và một phần là do sự kiện tự nhiên El Nino làm thoát nhiệt từ biển Thái Bình Dương, vượt mức cao kỷ lục thiết lập năm 2015, khi 200 quốc gia đồng thuận một kế hoạch nhẳm hạn chế sự ấm lên toàn cầu. “Chúng tôi không kỳ vọng mức kỷ lục mới thiết lập hàng năm bởi khuynh hướng ấm lên liên tục về dài hạn đã rõ ràng”, theo Gavin Schmidt, giám đốc Viện nghiên cứu không gian Goddard của NASA phát biểu.
Dữ liệu WMO dự trên các ghi nhận tổng hợp từ NASA, Cơ quan khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA) và Văn phòng MET của Anh.
Nhiệt độ toàn cầu được ghi nhận từ những năm 1880s và đây là lần thứ 2 xảy ra hiện tượng 3 năm nóng liên tiếp phá vỡ các kỷ lục sau đợt năm 1939 – 41, theo Deke Arndt từ NOAA cho biết.
Nhiệt độ toàn cầu năm 2017 được dự báo sẽ không thiết lập kỷ lục mới nhờ El Nino yếu đi, theo các nhà khoa học nhận định. Tuy nhiên, sức nóng khí gas từ đốt nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là từ Trung Quốc và Mỹ, tiếp tục tích lũy trong khí quyển. “Trừ khi chúng ta có một đợt phun trào núi lửa lớn, tôi dự báo rằng kỷ lục mới sẽ sớm được thiết lập”, theo Piers Forster, chuyên gia thời tiết tại University of Leeds nhận định. Khói bụi từ các vụ phun trào lớn có thể chặn ánh mặt trời.
Trong số các sự kiện thời tiết cực đoan năm 2016, các đợt cháy rừng tại Alberta là thảm họa tự nhiên gây thiệt hại lớn nhất trong lịch sử Canada, trong khi đợt nóng kỷ lục lên tới 51 độ C tại Tây Ấn Độ là kỷ lục nóng của nước này. Bắc Mỹ cũng có năm ấm nhất trong lịch sử, rặng san hô Great Barrier Reef tại Úc chịu thiệt hại nặng nề do nhiệt độ tăng, và băng tại cả Bắc Băng Dương và xung quanh Bắc Cực ở mức thấp nhất trong lịch sử hồi giữa tháng 1/2016.
Tại một hội nghị tổ chức tại Paris vào cuối năm 2015, các chính phủ đã đồng ý một kế hoạch nhằm giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong thế kỷ này và chuyển sang các năng lượng tái tạo như gió và năng lượng mặt trời. Các nước đồng ký kìm hãm sự ấn lên toàn cầu ở mức dưới 2 độ C so với thời tiền công nghiệp, đồng thời theo đuổi nỗ lực hạn chế mức tăng chỉ ở 1,5 độ C. Theo thỏa thuận này, WMO cho biết nhiệt độ toàn cầu năm 2016 đã cao hơn thời tiền công nghiệp 1,1 độ C.
“Chỉ số dài hạn của biến đổi khí hậu gây ra bởi con người đã đạt những mức cao mới trong năm 2016”, theo Petteri Taalaas, người đứng đầu WMO nhận định, với các dẫn chứng từ phát thải carbon dioxide và methane. Ông cũng cho biết sự ấm lên toàn cầu có thể làm tan băng Greenland và làm tăng mực nước biển.
Ông Trump đe dọa xóa bỏ Thỏa thuận Paris và chuyển sang tăng khai thác than, dầu và gas giá rẻ nội địa. Tại hội nghị tổ chức ở Marrakesh sau khi chiến thắng của ông Trump, gần 200 nước cho rằng chống lại biến đổi khí hậu là một nhiệm vụ khẩn thiết.
Lựa chọn của ông Trump cho vị trí đứng đầu Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ là luật sư bang Oklahoma Scott Pruitt bị đặt dấu hỏi bởi những mối quan hệ của ông này với ngành khai thác nhiên liệu hóa thạch. “Năm nóng nhất trong lịch sử phải là một hồi chuông cảnh báo rõ ràng mà tổng thống Mỹ mới đắc cử không thể bỏ qua”, theo Mark Maslin, giáo sư khí hậu học tại đại học Luân Đôn bình luận.
Theo Reuters
Gappingworld