Một số cá nhân và tổ chức đang triển khai các nỗ lực để đảm bảo nỗi lo lắng này không phát triển trở thành một hiện thực tương lai. Trong số những người đang hoạt động vì mục tiêu này, có những người đang vận hành các ngân hàng hạt giống, sưu tập và lưu trữ các hạt giống từ nhiều loại cây trồng để đảm bảo cho các thế hệ tương lai sẽ không bao giờ bị cạn kiệt thực phẩm. Những người này tự gọi mình là “Những vệ binh lương thực” và chăm sóc cho nguồn cung của các ngân hàng giống này. Họ tìm kiếm, thu thập và lưu trữ giống từ nhiều khu vực trong vài thập kỷ qua. Các ngân hàng giống nghe như có vẻ chỉ như một xu hướng đương đại, nhưng đang nở rộ kể từ thập niên 1980s đến nay.
Thực phẩm là vấn đề đáng quan tâm
Tại các khu vực phát triển trên thế giới, nơi thực phẩm luôn dồi dào, vấn đề an ninh lương thực có vẻ không quá căng thẳng. Nhưng các nhà hoạt động đang đưa vấn đề này trở nên đáng quan tâm hơn.
Echo Asia, một trung tâm nguồn lực nông nghiệp và ngân hàng giống tại Chiang Mai, hiểu rõ rằng khan hiếm lương thực là một vấn đề thực tại. Tổ chức này được thành lập năm 2009 bởi một nhóm các học giả và các nhà nghiên cứu nông nghiệp Mỹ. Địa điểm đặt trung tâm được lựa chọn là nơi có không khí trong lành và khí hậu mát mẻ, các điều kiện lý tưởng để lý tưởng của họ đâm chồi nảy lộc. Trung tâm tại Chiang Mai là nhánh châu Á của một tổ chức phi lợi nhuận cùng tên được thành lập tại Floria 35 năm trước với mục tiêu là giúp nông dân cùng giải quyết các vấn đề an ninh lương thực toàn cầu. Tổ chức này đã làm đối tác với hơn 11.000 tổ chức, bao gồm các NGO địa phương, trên khắp thế giới.
Thái Lan được lựa chọn làm trung tâm của châu Á cho cả trung tâm tâm nghiên cứu và ngân hàng giống của Echo.
Ban đầu, tổ chức này tập trung vào giảm khan hiếm lương thực bằng cách trồng và phát miễn phí hạt giống cho nông dân. Tuy nhiên, họ dần mở rộng hoạt động để phá vỡ hệ thống độc quyền của các doanh nhân ngành giống cây trồng có tác động tiêu cực cho thu nhập của nông dân. “Nhiều công ty bán các giống lai cho nông dân, mang lại năng suất cao trong những vụ sản xuất đầu tiên, nhưng sau khi cây trồng phát triển, các giống này không thể được giữ lại để gieo trồng cho vụ sau. Loại giống này chỉ có thể được sử dụng một số lần”, theo Abram J Bicksler, giám đốc của Echo Asia Impact Centre giải thích. “Các loại giống chúng tôi lưu trữ và phát miễn phí tại Echo được gọi là các hạt giống được thụ phấn mở, từ là các hạt giống này sẽ sản sinh ra các cây trồng đồng nhất với các cây bố mẹ và bởi đây là các giống thuần chủng nên có thể được lưu trữ dài hạn với kỹ thuật đúng đắn”.
Các công ty giống lớn trên thế giới giữ thế độc quyền giữ các loại giống truyền thống, có thể tái sử dụng và đắt đỏ đối với nông dân. Các giống lai, mặt khác, lại chỉ có thể được sử dụng 1 hoặc 2 lần, nhưng khiến nông dân liên tục phải mua giống giá rẻ hơn từ các công ty lớn.
Xây dựng các mối quan hệ mới
Jon Jandai được biết đến lần đầu tiên nhờ tiên phong trong khuynh hướng xây nhà bằng gạch sống thân thiện môi trường. Sau khi dành vài năm để dạy mọi người cách xây dựng các ngôi nhà như vậy, ông Jon quyết định đã đến lúc theo đuổi một điều gì đó mà từ lâu ông muốn làm. Với gốc gác gia đình làm nông, ông muốn cho nông dân thấy cách sản xuất độc lập và giảm sự phục thuộc vào các công ty cung cấp giống. Ông thành lập nông trại Pun Pun tại quận Mae Taeng thuộc tỉnh Chiang Mai để tập trung và đào tạo công chúng về làm nông bền vững. Hiện ông đang tự trồng rau và quả để tiêu dùng tại nhà và thỉnh thoảng đem bán. Ông cũng làm việc trong một dự án ngân hàng giống để phân phối trực tiếp hạt giống đế nông dân địa phương.
“Các loại hạt giống không nên bị độc quyền bởi các công ty”, ông Jon giải thích. “Chúng lớn lên tự nhiên nhờ mẹ thiên nhiên, nên chúng không cần bị chuyển đổi trong tay những doanh nghiệp giống tham lam. Tôi biết rằng các công ty giống đã tuyển chọn các giống tốt nhất để mang lại năng suất cao nhất nhưng điều gì sẽ diễn ra khi nông dân không thể đủ sức chi trả cho họ nữa? Đó là lý do tôi lưu trữ và phân phán hạt giống miễn phí – để nông dân có thể tự dựa vào chính mình. Tại Pun Pun, chúng tôi lưu trữ hơn 200 giống cây ăn quả và rau, trong đó không có giống lai, nên nông dân có thể tiếp tục tái sản xuất từ các hạt giống này. Họ cũng có thể phân phối miễn phí hạt giống cho người khác nếu muốn. Tôi muốn làm điều này bởi chúng tôi những người nông dân có thể thực sự chăm sóc lẫn nhau”.
Nông trại Pun Pun của ông Jon mở cửa đón công chúng tham gia các workshop về cách sống bền vững, cung cấp nhiều kỹ thuật nông nghiệp. Công chúng cũng có thể học các cách cải thiện tuổi thọ của các hạt giống lưu trữ. “Tại sao lại tiêu tiền mua hạt giống mới khi bạn có thể tự sản xuất chúng?”, ông Jon hỏi.
Những hạt giống của thay đổi
Cơ sở nghiên cứu Echo Asia tại Chiang Mai nhưng ngân hàng giống lại cách 175km về phái Bắc thành phố. Gần biên giới Myanmar, quận Mae Ai được cho là nơi tốt nhất để đặt một ngân hàng giống. Không khí trong lành và thời tiết mát mẻ khiến nơi này trở nên lý tưởng cho lưu trữ giống. Bao quanh bởi rừng rậm và các dãy núi, tổ hợp này được tìm thấy ở cuối một con đường đất.
Rattakarn Arttawuttikun là quản lý cho ngân hàng giống Echo Asia. Bà coi sóc tất cả các hoạt động của tổ hợp, bao gồm duy trì chăm sóc 145 loại giống cũng như 800 loại đang được chế biến cho các vụ sản xuất tương lai. “Chúng tôi giữ các hạt giống 2 phòng kiểm soát nhiệt độ từ 4 – 8 độ C. Mỗi phòng bao gồm nhiều loại giống khác nhau yêu cầu các điều kiện môi trường khác nhau. Sau nhiều nghiên cứu, chúng tôi nhận ra rằng những hạt giống này có thể sống sót qua nhiều năm với nhiệt độ và môi trường được kiểm soát đúng đắn”, bà Rattakarn cho biết.
Ngoài lưu trữ các hạt giống, ngân hàng này còn hoạt động như một trung tâm giáo dục cho nông dân. Do nông dân địa phương không có khả năng xây dựng các phòng kiểm soát nhiệt độ, trung tâm này đang nỗ lực phát triển các kỹ thuật bảo quản khác phù hợp hơn trong các điều kiện tài chính hạn chế.
Một trong những kỹ thuật này là xây dựng các nhà kho bằng gạch sống và đặt chúng vào các bình đất sét được chôn dưới đất để duy trì nhiệt độ mát mẻ. Một kỹ thuật khác là bảo quản giống trong các măng non tre và chôn xuống dất, mặc dù hiệu quả có vẻ thấp hơn. “Chúng tôi mang đến 10 loại giống khác nhau cho mỗi nông dân hàng năm”, bà Rattakarn cho biết. “Chúng tôi phát miễn mía và cho nông dân biết cách trồng trọt không sử dụng hóa chất. Chúng tôi cũng có thể ngăn ngừa côn trùng vật hại nhờ kỹ thuật trồng xen các loại cây. Trong trường hợp này, hạt giống họ cày xuống đất sẽ được an toàn và dễ bảo quản trong thời gian dài”.
Một thế giới của sự khác biệt
Các ngân hàng giống không chỉ trồng trọt để cung cấp lương thực cho con người. Một số giống còn giúp cải thiện các cây trồng cho dầu và các cây trồng được dùng để hỗ trợ cho quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Ngoài ra, ngân hàng giống mang lại một viễn cảnh tươi đẹp để bảo đảm cuộc sống tương lai.
“Chúng tôi đang cố duy trì khả năng kiểm soát an ninh lương thực”, ông Jon phát biểu, “Chúng tôi cũng muốn giúp nông dân chống lại hệ thống độc quyền trong ngành nông nghiệp hiện nay. Trong bất cứ trường hợp nào, tôi hy vọng mọi người hiểu được tầm quan trọng của duy trì nguồn cung lương thực cho các thế hệ tương lai bởi không có thực phẩm thì không có sự sống. Đó là lý do vì sao chúng tôi cho rằng duy trì hoạt động của chương trình ngân hàng giống là quan trọng. Đó là lý do vì sao chúng tôi cố gắng tổ chức các workshop và hội thảo cho mọi người từ nhiều ngành nghề khác nhau và chia sẻ ý tưởng của họ”.
Ông Bickler còn cho rằng từ các quan sát của ông, thực phẩm phản ánh văn hóa địa phương của bất cứ vùng miền nào. Bảo quản giống không chỉ giữ cho loài người tiết lên mà còn đóng góp vào bảo tồn văn hóa. “Bên cạnh đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho tương lai, chúng ta cần đảm bảo rằng văn hóa hình thành nên truyền thống ẩm thực địa phương cũng được duy trì”.
Theo Bangkok Post
Gappingworld