TIN TỨC

Các vấn đề nổi bật trong Hội thảo Đạm động vật châu Á đến 2022

Cập nhật ngày: 18 | 01 | 2017

Các đoàn đại biểu đã trao đổi thông tin về các khuynh hướng và mua sắm trực tuyến tại AP2022 chủ đề thị trường đạm động vật tại châu Á 2022 tổ chức tại Bangkok, Thái Lan. Hội thảo 2 ngày được tổ chức bởi Asian Agribiz và tạp chí Asian Meat tiếp tục với nhiều bài trình bày về các cơ hội tại thị trường thịt khu vực và phát triển sản phẩm thịt thế hệ mới.

Dưới đây là một số vấn đề nổi bật được trao đổi tại hội thảo:

Sự nổi lên của mua sắm trực tuyến gây thiệt hại cho các siêu thị truyền thống

Các hình thức bán lẻ hiện đại như Amazon và Alibaba đang tăng trưởng vượt trội hoàn toàn so với các mô hình siêu thị truyền thống, theo nhận định của David Hughes, giám đốc hội thảo và giáo sư marketing thực phẩm tại Imperial College London. Tại Anh trong 4 – 5 năm tới, tăng trưởng sẽ phần lớn xuất phát từ kinh doanh trực tuyến, các ngành bán lẻ tiện lợi và giảm giá, thay vì các siêu thị và đại siêu thị.

“Các siêu thị truyền thống đang mất thị phần vao tay các công ty kinh doanh trực tuyến. Tôi nghĩ khuynh hướng này diễn ra phổ biến tại nhiều nước, bao gồm cả Mỹ”.

Tại Anh, cá tươi là mặt hàng có tăng trưởng mạnh nhất trong tiểu phân khúc sản phẩm tươi và ướp lạnh, theo sau là các sản phẩm nguyên đầu, với gia cầm tươi và gia cầm chọi cũng tăng trưởng tốt. Đối với tương lai ngành bán lẻ, giáo sư Hughes cho rằng những nhà bán lẻ giành chiến thắng là những người biết vận hành tốt nhất hệ thống kinh doanh trực tuyến, các cửa hàng lớn nhỏ, các đại siêu thị và tối ưu hóa hiệu quả xuyên suốt chuỗi giá trị.

Sàn thương mại điện tử B2C và B2B của Kee Song

Nổi tiếng là nhà sản xuất thịt gà không kháng sinh và được nghe nhạc Mozart, công ty Singapore Kee Song Brothers Poultry Industries mới đây đã cho ra đời keesong.com để giải quyết các vấn đề người tiêu dùng thường phàn nàn như nghẽn vào giờ cao điểm, xếp hàng dài và thời gian làm việc dài. Sàn thương mại điện tử cho phép Kee Song bán hàng loạt sản phẩm như gà chưa chế biến đông lạnh, gà chế biến ăn liền, gà nấu liền và các sản phẩm khác.

Theo James Sim, giám đốc marketing của tập đoàn, trang web của công ty đã mở rộng phạm vi từ B2C sang B2B, giải quyết vấn đề vận chuyển tại nhà và khuyến khích mua nhiều lần thông qua các hoạt động khuyến mại. Ông sim cho biết công ty từng sử dụng chương trình này để phân tích hành vi mua sắm của người tiêu dùng và chương trình này có thể điều chỉnh các đơn hàng theo nhu cầu của từng nhóm người tiêu dùng khác nhau.

Bán hàng dễ ôi thiu trực tuyến sử dụng mô hình theo yêu cầu

Nền kinh tế hợp tác giúp loại bỏ các nguồn lực và công suất thừa, dẫn tới mô hình bán hàng theo yêu cầu, theo ông Khairul Ruzaini, giám đốc đối tác và marketing của HonestBee Pte Ltd. nhận định. Người tiêu dùng đang dịch chuyển sang các mô hình dịch vụ theo nhu cầu do sở thích nhanh và thuận tiện. Những người tiêu dùng Mỹ đang chi khoảng 57,6 tỷ USD hàng năm cho ngành dịch vụ đặt hàng theo nhu cầu, bao gồm các chợ trực tuyến, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ thực phẩm/hàng hóa tiêu dùng và các dịch vụ khác. HonestBee, công ty dịch vụ vận chuyển và hàng hóa trực tuyến, làm đối tác với các nhãn hàng siêu thị và các cửa hàng chuyên một mặt hàng cụ thể và tận dụng nguồn nhân lực của họ. Ông Ruzaini cho biết công ty tập trung vào các dòng sản phẩm tươi mà khách hàng muốn nhìn thấy và sờ vào sản phẩm trước khi mua. Mô hình kinh doanh của HonestBee cũng giúp giảm gánh nặng tài chính bằng cách áp dụng mô hình tài sản thấp (không hàng tồn kho), làm cầu nối giữa nhu cầu và các nguồn cung dư thừa.

Công bố một sàn giao dịch trực tuyến cho các sản phẩm thủy sản chế biến

Sidarta Sidik, giám đốc marketing tực phẩm của PT Central Proteina Prima Tbk (CP Prima), cho biết thương mại điện tử của Indonesia đang tăng trưởng mạnh nhưng vẫn đang ở giai đoạn phát triển ban đầu và các hoạt động hậu cần và thanh toán trực tuyến là các thách thức lớn tại Indonesia khi chỉ có 40% dân số có tài khoản ngân hàng và chỉ 4,5% có thẻ tín dụng. CP Prima đã trở thành công ty đầu tiên tại Indonesia đầu tư vào thương mại điện tử ở phân khúc thủy sản đông lạnh với việc cho ra đời trang web belanjaseafood.com. Trang điện tử này là gian hàng trực tiếp cho các sản phẩm thủy sản và là giải pháp đồng bộ cho các nhu cầu thủy sản đông lạnh. “Chúng tôi phải kiểm saots hệ thống giao hàng bởi sản phẩm của chúng tôi rất nhạy cảm. Công ty điều phối các hoạt động khuyến mại với các đối tác thương mại trực tuyến”.

Các chiến lược chung của 4 đại gia ngành chăn nuôi gia cầm

4 công ty gia cầm hàng đầu thế giới, bao gồm Tyson, JBS, CPF and BRF, có các chiến lược chung, bao gồm phân tán rủi ro theo địa lý, tạo ra tính đa dạng hóa sản phẩm, tiếp cận gần gũi hơn tới người tiêu dùng và vươn xa hơn trong chuỗi giá trị. Theo ông  Gordon Butland, giám đốc G&S Agriconsultants Co Ltd. “Nếu bạn chỉ có 1 sản phẩm và bạn chỉ ở 1 nước, bạn gặp rủi ro nghiêm trọng về các vấn đề sản phẩm và dịch bệnh”. Trong khi đó, mặc dù các công ty chăn nuôi tự tin rằng họ liên tục cải tiến hàng năm về tỷ lệ chuyển đổi thức ăn, số lượng gà con và năng suất, họ không thể đảm bảo rằng có thể loại bỏ các thảm họa dịch bệnh như dịch cúm gia cầm và dịch bệnh Newcastle, ông Butland nhấn mạnh.

Các khuynh hướng thực phẩm nổi bật tại Đông Nam Á năm 2017

Tiêu dùng thực phẩm chức năng cho các mục tiêu cụ thể như sức khỏe và sự khỏe mạnh là khuynh hướng thực phẩm hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á trong năm 2017, theo nhận định của  Arpapat Boonrod, CEO Thailand Consumer Insights of Kantar, một công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu khu vực. Một khuynh hướng quan trọng khác là đặt hàng thực phẩm theo nhu cầu, khuynh hướng này gắn liền với thế giới số – đang làm thay đổi cục diện ngành thực phẩm của toàn khu vực. Kantar chỉ ra một loạt các công ty đạm động vật trong khu vực đang bán sản phẩm trực tuyến, như Vinamilk của Việt Nam bán các sản phẩm sữa qua chợ thương mại điện tử. Cuối cùng, bà Arpapat cho rằng người tiêu dùng trong khu vực đang ngày càng tò mò về ảnh hưởng của các công ty tới xã hội, môi trường, an toàn thực phẩm và phát triển cộng đồng địa phương.

Đóng gói tốt hơn sẽ đóng vai trò quan trọng trong phát triển các sản phẩm thịt

Đô thị hóa, phân khúc sản phẩm, sức khỏe và sự khỏe mạnh, tiện lợi và trực tuyến mọi thứ là một số khuynh hướng chủ đạo tác động tới tiêu dùng các thực phẩm chứa đạm động vật, đặc biệt là thịt, tại châu Á. Theo ông Christophe Gottar, giám đốc điều hành phân khúc gia cầm toàn cầu của Sealed Air, các khuynh hướng này cũng tác động lên ngành đóng gói, khi ngày càng nhiều các nhà sản xuất thịt và các nhà bán lẻ tập trung vào vấn đề an toàn thực phẩm, kéo dài hạn sử dụng, hiệu quả hoạt động và xây dựng thương hiệu thông qua các công nghệ đóng gói. “Điều đầu tiên về đóng gói là bạn cần đảm bảo an toàn thực phẩm, tiếp đến là kéo dài thời gian sử dụng đối với thực phẩm dễ hư hỏng do điều này chiếm đến 50% thiệt hại về thực phẩm hiện nay. Sealed Air đang phát triển các công nghệ đóng gói sáng tạo cho thịt tươi đỏ, thịt gia cầm và thủy sản.

Làm ăn tại Trung Quốc

Ngành thịt tại Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng và trong khi chính phủ liên tục can thiệp vào ngành thịt lợn, ngành thịt bò và thịt gà lông trắng – lông vàng lại bị bỏ lại phía sau. Tuy nhiên, trên tất cả, cải cách an toàn thực phẩm đang là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của nước này. Làm kinh doanh trong ngành thịt của Trung Quốc, theo ông Arron Hoyle, Black Dragon Advisors Ltd, là học cách không học hoặc ăn hoặc bị ăn. Theo ông Hoyle, không nên hoạt động kinh doanh trong ngành thịt Trung Quốc nếu không thực sự cam kết mạnh hoặc tập trung toàn lực. Ông cũng khuyến cáo rằng không quản trị kinh doanh với các nhà quản lý cao cấp cách xa cả ngàn dặm mà không hiểu biết về thị trường.

Theo Asian Agribiz

Gappingworld

TIN TỨC KHÁC

Con đường đưa thủy sản nhiễm kháng sinh từ Trung Quốc đến bàn ăn tại Mỹ

13-1-2017

Từ trên không trung, sông Châu Giang tại tỉnh Quảng Đông thuộc miền Nam Trung Quốc nhìn như hàng loạt phân tử người dưới kính hiển vi. Hàng trăm ngàn khối nhà vuông vắn, tất cả đều được che phủ bởi màu xanh, được phân khu giữa địa phận thành phố và các đường giao thông thủy. Những trang trại chăn nuôi nằm rải rác giữa hàng ngàn hồ nuôi thủy sản, tạo nên trái tim của ngành thủy sản lớn nhất thế giới mà Trung Quốc đang nắm giữ.

Trung Quốc thúc đẩy tiêu dùng thực đơn truyền thống và thâu tóm quốc tế nhằm tăng cường an toàn thực phẩm

12-1-2017

Theo cơ quan kế hoạch quốc gia Trung Quốc, nước này có kế hoạch thúc đẩy tiêu dùng các món ăn truyền thống và khuyến khích các doanh nghiệp thực phẩm thiết lập các cơ sở sản xuất nguyên liệu thô như ngũ cốc và dầu tại nước ngoài nhằm cải thiện thực trang an toàn thực phẩm của Trung Quốc.

Nông dân lao đao vì áp lực giá phân bón

11-1-2017

Trong khi giá xăng dầu, giá than thế giới giảm thì giá than trong nước lại đột ngột tăng, kéo theo giá phân bón tăng cao. Nghịch lý này sẽ tạo cơ hội cho phân bón giả hoành hành. Cuối cùng người nông dân là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Đô thị hóa làm Trung Quốc thiệt hại 9% sản lượng nông nghiệp

9-1-2017

Quá tình đô thị hóa của Trung Quốc trong thế kỷ này sẽ làm thiệt hại gần 9% sản lượng nông sản của nước này tính đến năm 2030, trong khi thiệt hại này tại Ai Cập là hơn 30%, phản ánh tốc độ các thành phố nuốt mất đất sản xuất nông nghiệp trên thế giới.

Năm chật vật của doanh nghiệp phân bón

9-1-2017

Hạn hán tại miền Trung- Tây Nguyên, xâm nhập mặn ở ĐBSCL; luật thuế 71 gây bất lợi; giá phân bón thế giới xuống thấp kỷ lục; giá than tăng đột ngột vào cuối năm… Đó là những yếu tố bất lợi cho các DN phân bón.

Các nhà làm luật EU hoãn quyết định sát nhập ChemChina/Syngenta đến 12/4/2017

9-1-2017

Các nhà làm luật chống độc quyền tại EU vừa gia hạn hạn chót cho quyết định về đề xuất của ChemChina mua lại tập đoàn giống và thuốc BVTV Thụy Sĩ Syngenta thêm 10 ngày làm việc, tới 12/4.

Trung Quốc triển khai cải cách tài sản nông thôn để thúc đẩy thu nhập của nông dân

9-1-2017

Theo Bộ trưởng Nông nghiệp Trung Quốc, nước này đã triển khai các cải cách cho phép nông dân chuyển tài sản thành cổ phiếu trong các quỹ đầu tư để giúp thúc đẩy thu nhập của nông dân. “Hiện tại, điều cần thiết là đảm bảo quyền tài sản của nông dân và ngày càng khó duy trì tăng thu nhập cho nông dân”, ông Han Changfu phát biểu trong một cuộc họp báo. “Cải cách này sẽ giúp tăng cường các thu nhập liên quan tới tài sản cho nông dân”.

Trung Quốc công bố chi tiết các kế hoạch chuyển đổi mô hình tăng trưởng nông nghiệp

5-1-2017

Cho rằng nông nghiệp là “nền tảng để hoàn thiện xây dựng một xã hội thịnh vượng hài hòa ở mọi khía cạnh và đạt mục tiêu hiện đại hóa”, chính phủ Trung Quốc gần đây đã công bố chi tiết “Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 về phát triển kinh tế và xã hội của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (2016-2020)”.

Liệu thị trường đậu tương tương lai có tiếp tục tăng giá trong năm 2017?

4-1-2017

Thị trường đậu tương tương lai năm 2016 tăng giá lần đầu tiên sau 4 năm, với mức tăng 14,4%, so với mức giảm 1,9% đối với mặt hàng ngô và giảm 13,2% đối với lúa mỳ trên thị trường Chicago.

Sản xuất nông nghiệp của Philippines giảm 2% trong quý 4/2016

4-1-2017

Sản xuất nông nghiệp của Philippines được ước tính giảm 2% trong quý 4/2016 so với cùng kỳ năm 2015 sau khi bão mạnh gây thiệt hại cho mùa màng và cuốn theo vật nuôi tại các tỉnh miền trung nước này hồi tháng trước, theo Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines cho biết.

Thái Lan: Phục hồi kinh tế toàn cầu thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

3-1-2017

Năm 2017, theo trung tâm R&D thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác nông nghiệp Thía Lan (BAAC), tăng trưởng GDP nông nghiệp Thái Lan dự đoán đạt 3%.