LÚA GẠO

Nâng vị thế lúa gạo từ giống đặc sản

Cập nhật ngày: 03 | 06 | 2022

Sóc Trăng có các giống lúa bản địa thơm ngon nổi tiếng. Đi từ mô hình liên kết sản xuất hiệu quả, các doanh nghiệp và nông dân hợp tác mở rộng cánh đồng lớn.

Theo Nongnghiep.vn

Lúa chất lượng - "chìa khóa" tăng giá trị lúa gạo

Nằm cuối dòng sông Hậu, giáp Biển Đông, với lợi thế địa lý trải rộng, Sóc Trăng thụ hưởng sự đa dạng các tiểu vùng sinh thái đặc trưng của vùng ĐBSCL với hệ sinh thái phù sa nước ngọt, lợ và mặn ven biển. Thế nhưng hơn 30 năm trước, Sóc Trăng còn là vùng quê nghèo, kinh tế nông nghiệp chủ yếu sản xuất (SX) lúa, năng suất rất thấp.

Ngày nay, nhờ có sự đầu tư nhiều công trình thủy lợi qua nhiều năm liên tục, đã hình thành mạng lưới kênh rạch khá dày và phủ đều, đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho nhiều vùng canh tác lúa khác nhau: Vùng chuyên canh lúa 2 - 3 vụ/năm; lúa - thủy sản; lúa - tôm nước lợ và nước mặn… Đây là điều kiện đặc thù rất thuận lợi cho sự phát triển các giống lúa thơm đặc sản.   

Sóc Trăng còn có lợi thế lớn từ nhóm các giống lúa đặc sản của tỉnh gồm: Các giống lúa nhóm ST, đặc biệt là các giống ST24, ST25, Tài nguyên mùa, Thơm nhẹ... Hơn 5 năm trước, tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu nâng cao giá trị nông sản nhằm tăng thu nhập cho nông dân và thực hiện Đề án Phát triển SX lúa đặc sản (2016 - 2020). Đến năm 2020, diện tích lúa đặc sản, lúa thơm từ 146.400 ha năm 2016 tăng lên trên 179.000 ha, vượt trên 27% so với kế hoạch đề án.

Năm 2021 vừa qua, dù trải qua khó khăn do dịch bệnh Covid-19, diện tích trồng lúa tỉnh Sóc Trăng vẫn ổn định trên 327.000 ha, sản lượng trên 2 triệu tấn. Trong đó, sản lượng lúa đặc sản và lúa chất lượng cao chiếm hơn 1,55 triệu tấn (riêng lúa đặc sản, lúa thơm các loại đạt trên 1,1 triệu tấn, chiếm gần 54% tổng sản lượng lúa của tỉnh).

Cùng song hành, Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) tỉnh Sóc Trăng hỗ trợ kỹ thuật SX đã giúp tăng thu nhập cho nông dân, tăng khả năng cạnh tranh của ngành hàng lúa gạo, đồng thời giảm tác động tiêu cực tới môi trường. Hiệu quả, lợi nhuận người trồng lúa đạt từ 17 triệu đồng đến 19 triệu đồng/ha/vụ, đảm bảo lợi nhuận trên 30%.

Đã có ý kiến cho rằng, SX lúa gạo giá trị không cao. Nông dân canh tác độc canh cây lúa không giàu, nhưng nếu có các biện pháp tổ chức liên kết SX tiêu thụ tốt, giá trị lúa gạo càng nâng cao. Tìm ra “chìa khóa” phát huy lợi thế, tỉnh Sóc Trăng duy trì và mở rộng SX lúa hàng hóa theo mô hình cánh đồng lớn (CĐL). Đến nay, toàn tỉnh có trên 240 CĐL với tổng diện tích trên 52.100 ha.

Nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật canh tác lúa, sử dụng giống lúa chất lượng, đầu tư cơ sở hạ tầng nhà kho, lò sấy và áp dụng cơ giới hóa SX đạt từ 98% đến 100%… Kết quả, đã giảm chi phí, tăng lợi nhuận rõ rệt. SX lúa cùng với các dịch vụ nông nghiệp đã tạo cơ hội sinh kế cho hàng trăm ngàn lao động khu vực nông thôn. Hơn nữa, sản phẩm gạo từ giống lúa ST24, ST25 đạt giải cao trong Top gạo ngon nhất thế giới đã tạo cơ hội xây dựng thương hiệu gạo đặc sản tỉnh Sóc Trăng.

Liên kết sản xuất vẫn còn nhiều vấn đề

Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng xác định phát triển liên kết giữa doanh nghiệp (DN) và nông dân thông qua HTX là yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn. Những năm gần đây, hoạt động kết nối giữa DN và HTX/tổ hợp tác đã giúp tiêu thụ lúa thông qua hợp đồng liên kết ngày càng nhiều, hình thành được vùng SX hàng hóa tập trung.

Hình thức liên kết SX khá đa dạng như cung cấp giống, vật tư nông nghiệp đầu vào cho cả vụ; thỏa thuận giá thu mua ngay từ đầu vụ; ký kết hợp đồng bao tiêu hoặc thỏa thuận giá thu mua trước khi thu hoạch từ 10 - 15 ngày.

Hiện nay, trên địa bàn Sóc Trăng có 3 DN chế biến lúa gạo xuất khẩu với quy mô hơn 20.000 tấn/năm; có tổng số 19 nhà máy, cơ sở xay xát chế biến lúa gạo và các sản phẩm từ gạo với tổng sản lượng trên 50.0000 tấn/năm. Tỉnh có 7 nhãn hiệu gạo đóng gói tiêu thụ thị trường nội địa như: Gạo ST, gạo Phú Khang, gạo hữu cơ Nông trường Cá Bờ Đập, gạo Thành Tín, gạo Công Điền, gạo Ba Đẹp, gạo Thanh Cường.

Dù vậy, nhìn lại khâu liên kết SX và tiêu thụ lúa gạo ở Sóc Trăng vẫn chưa hết khó khăn. Số lượng DN tham gia tiêu thụ sản phẩm trong thực hiện CĐL còn ít, thời gian hợp đồng liên kết ngắn, tình trạng không thực hiện theo hợp đồng còn xảy ra. Ở một số địa phương, điều kiện cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi…) chưa đảm bảo cho khâu vận chuyển hàng hóa, đưa máy nông nghiệp phục vụ SX.

Tuy đã có nhiều nhiều hoạt động liên kết và xúc tiến thương mại nhưng hiệu quả chưa đồng đều, chưa cao và chỉ mang tính “mùa vụ” tạm thời, chưa bền vững. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do năng lực của các HTX và tổ hợp tác còn nhiều hạn chế; chưa tìm được tiếng nói chung trong chia sẻ rủi ro và lợi nhuận giữa DN và các tổ chức liên kết với nông dân.

Tại hội nghị về liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo bền vững năm 2022 của tỉnh Sóc Trăng mới đây, tỉnh định hướng phát triển liên kết SX lúa gạo giai đoạn 2022 - 2025 trên cơ sở xác định vùng SX lúa đặc sản phù hợp nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tỉnh sẽ phát triển thương hiệu và nâng cấp chuỗi giá trị lúa gạo đặc sản Sóc Trăng theo hướng an toàn, thân thiện với môi trường, góp phần nâng cao sinh kế và thu nhập của nông dân.

Qua đó, tỉnh sẽ củng cố, xây dựng HTX, tổ hợp tác SX lúa, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong SX lúa gắn với xây dựng CĐL. Tỉnh hỗ trợ giống siêu nguyên chủng và nguyên chủng, xây dựng hệ thống nhân giống cấp xác nhận, đồng thời tăng cường xúc tiến thương mại, khuyến khích DN tham gia liên kết SX, đầu tư vùng nguyên liệu và tiêu thụ lúa gạo trên địa bàn tỉnh.

 

TIN TỨC KHÁC

Sơ kết vụ Đông Xuân 2021-2022, triển khai vụ Hè Thu, vụ mùa các tỉnh phía Bắc

27-5-2022

Ngày 27/5, Hội nghị sơ kết sản xuất vụ Đông Xuân năm 2021 - 2022, triển khai kế hoạch vụ Hè Thu, vụ mùa và định hướng vụ Đông năm 2022 các tỉnh phía Bắc diễn ra tại Thái Bình.

Thanh Hóa cần 4.300 tấn lúa giống để gieo cấy vụ thu mùa

30-5-2022

Vụ thu mùa năm 2022, Thanh Hóa phấn đấu gieo cấy 114.650 ha lúa. Theo tính toán của ngành nông nghiệp, với diện tích nói trên, vụ thu mùa sắp tới toàn tỉnh cần tới 4.300 tấn lúa giống các loại.

Quảng Trị: Giấc mơ lúa hữu cơ vươn sang Mỹ, Âu không còn xa!

2-6-2022

Tỉnh Quảng Trị đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ mở rộng diện tích canh tác khoảng 1.000 ha lúa hữu cơ, xuất khẩu gạo sang thị trường Mỹ và châu Âu.

Nhân rộng mô hình rơm 'vàng' sau thu hoạch

23-5-2022

Nhân rộng các mô hình sử dụng rơm rạ trong tái sản xuất nông nghiệp là điều cần thiết, vừa hạn chế ô nhiễm, vừa gia tăng giá trị cây lúa từ việc tận dụng nguồn rơm rạ sẵn có trong bối cảnh giá cả thức ăn gia súc, phân bón vô cơ đang "leo thang"...

'Con tôm ôm cây lúa' cùng phát triển bền vững

20-5-2022

Diện tích canh tác mô hình tôm - lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện đã đạt hơn 200.000 ha, bình quân lợi nhuận 110 triệu/ha/năm. Qua triển khai nhiều năm, tôm – lúa được đánh giá là mô hình phát triển bền vững đem lại thu nhập cao cho người nông dân ở vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn về tổ chức sản xuất, kỹ thuật…

Gạo Việt rộng cửa vào ASEAN

12-5-2022

Để gia tăng cơ hội XK gạo vào thị trường các nước ASEAN, doanh nghiệp cần rà soát lại nhu cầu NK của từng thị trường nhằm cung ứng cho phù hợp cũng như quan tâm đúng mức tới nhận diện thương hiệu gạo Việt.

Xuất khẩu gạo Việt Nam bứt phá trong năm 2022

14-5-2022

Năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ có sự bứt phá mạnh mẽ bởi nhiều yếu tố hậu thuẫn có lợi cho cả doanh nghiệp và người trồng lúa. Nhu cầu và giá lương thực trên thế giới tăng, sức chống chịu của doanh nghiệp tăng và đặc biệt là doanh nghiệp Việt Nam đã có thêm nhiều kinh nghiệm để ứng phó linh hoạt, sản xuất an toàn trong điều kiện dịch Covid-19, đảm bảo nguồn cung đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Gạo Việt Nam ghi dấu ấn trên thị trường quốc tế

24-4-2022

Việt Nam hiện đang đứng thứ 6 trên thế giới về sản xuất lúa gạo, đứng thứ 3 về xuất khẩu gạo. Nhờ chiến lược duy trì chất lượng gạo xuất khẩu, tăng xuất khẩu gạo chất lượng cao, gạo Việt Nam đã và đang ghi dấu ấn trên thị trường thế giới.

Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL: Tương lai ngành lúa gạo rất khả quan!

27-4-2022

Viện Lúa ĐBSCL với tầm nhìn tương lai ngành hàng lúa gạo Việt Nam rất khả quan, với nội lực từ nguồn giống, hệ thống canh tác và công nghệ sản xuất cạnh tranh.

Chi phí phân bón đè nặng lên nông dân trồng lúa châu Á

21-4-2022

Chi phí phân bón tăng cao khiến nông dân trồng lúa trên khắp châu Á phải giảm sử dụng.

So kè gạo Việt Nam với các đối thủ cạnh tranh

9-5-2022

Giá gạo 5% tấm của Việt Nam đang ở mức cao hơn so với các đối thủ như Thái Lan hay Ấn Độ. Tuy nhiên để mở rộng thị trường hơn thì gạo Việt Nam phải chuyển hướng nâng cao chất lượng.

Chính phủ đề xuất chuyển đổi gần 2.592 ha đất rừng, lúa hai vụ để làm cao tốc Bắc – Nam

3-5-2022

Đây là diện tích rừng, đất lâm nghiệp và đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên cần chuyển đổi để thi công công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.