LÚA GẠO

'Con tôm ôm cây lúa' cùng phát triển bền vững

Cập nhật ngày: 20 | 05 | 2022

Diện tích canh tác mô hình tôm - lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện đã đạt hơn 200.000 ha, bình quân lợi nhuận 110 triệu/ha/năm. Qua triển khai nhiều năm, tôm – lúa được đánh giá là mô hình phát triển bền vững đem lại thu nhập cao cho người nông dân ở vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn về tổ chức sản xuất, kỹ thuật…

Theo VNEconomy

Đánh giá mô hình tôm - lúa, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho rằng, mặc dù đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng vẫn còn nhiều bất cập khó khăn về tổ chức sản xuất, kỹ thuật.

Ngày 16/5, tại Kiên Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức hội thảo "Giải pháp xử lý môi trường sản xuất tôm - lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long".

“HAI TRONG MỘT” CHO LỢI NHUẬN CAO GẤP 3 LẦN

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cho biết từ năm 2000, Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP cho phép chuyển đổi những vùng đất kém hiệu quả (sản xuất lúa, sản xuất muối, vùng đầm lầy ven biển) sang nuôi tôm.

Từ đó, mô hình đưa con tôm từ biển vào nuôi trên ruộng lúa (luân canh 1 vụ tôm, 1 vụ lúa) ở các tỉnh ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã phát triển rất nhanh, khởi đầu với phương thức quảng canh truyền thống và sau đó chuyển sang phương thức nuôi quảng canh cải tiến.

Hội thảo dễn ra tại Kiên Giang.

Mô hình nuôi tôm - lúa quảng canh truyền thống được áp dụng phổ biến ở Cà Mau và Bạc Liêu, nuôi với mật độ thưa 2 - 5 con/m2, thức ăn chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thức ăn tự nhiên, năng suất khoảng 200 - 300 kg/ha. Nuôi tôm - lúa quảng canh cải tiến áp dụng nhiều ở Kiên Giang và Sóc Trăng, mật độ nuôi 5 - 10 con/m2, có bổ sung thức ăn công nghiệp, năng suất đạt 400 - 600 kg/ha.

"Nếu như năm 2015, diện tích nuôi tôm - lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 176.000ha thì đến năm 2021 đã tăng lên 207.768ha (chiếm 29,6% so với diện tích nuôi tôm của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long), sản lượng tôm nuôi đạt 128.752 tấn".

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản

Sản xuất lấp lại vụ lúa vào những tháng mùa mưa, với các giống trồng phổ biến là ST, Một Bụi Đỏ, OM2017, OM5451… năng suất đạt 5 - 6 tấn/ha. Trong vụ nuôi tôm, nông dân còn nuôi xen ghép thêm cua biển, cá nước mặn - lợ, vụ lúa thì thả xen thêm tôm càng xanh, cá nước ngọt để tăng hiệu quả sử dụng đất.

Ông Lê Quốc Anh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho hay, Kiên Giang đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa bị nhiễm mặn sang mô hình tôm – lúa từ rất sớm và cho hiệu quả kinh tế cao hơn 3-4 lần so với trồng lúa thâm canh.

Năm 2017, toàn tỉnh chỉ có 6,5ha sản xuất tôm-lúa sạch, bền vững, đạt chuẩn hữu cơ, đến nay đã có 1.230 ha sản xuất đạt chuẩn và liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp.

Trong giai đoạn 2010 - 2020, diện tích tôm - lúa của tỉnh Kiên Giang tăng bình quân 6,67%/năm, bình quân lợi nhuận hơn 110 triệu/ha/năm. Trên cơ sở các mô hình sản xuất tôm - lúa hiệu quả, tỉnh tiếp tục phát triển mô hình tôm - lúa sạch với các giống lúa thơm như ST 24, ST5… chiếm hơn 80% diện tích canh tác tôm - lúa.

“Nông dân cũng đã nhanh chóng chuyển đổi tư duy từ tập trung sản xuất lúa sang phát triển kinh tế da dạng. Không chỉ nuôi xen các loại tôm sú, thẻ chân trắng, càng xanh mà còn kết hợp với cua biển, sò… Trồng lúa thơm chất lượng cao và đạt chuẩn hữu cơ, từ đó nâng cao giá trị, tăng thu nhập”, ông Lê Quốc Anh nhấn mạnh.

Ông Lê Quốc Anh cho rằng, để mô hình tôm – lúa tiếp tục được phát triển hiêu quả và bền vững, vấn đề môi trường, xử lý môi trường phải đảm bảo cho môi trường sinh thái của cả vùng là điều kiện tiên quyết quyết định năng suất, chất lượng con tôm, hạt lúa…

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH BỀN VỮNG

Để góp phần cải thiện năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế của mô hình luân canh tôm - lúa, ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng, cần chú trọng quan tâm đến kỹ thuật nuôi, như: chọn giống chất lượng và được ương trước khi thả ra ruộng nuôi, tỷ lệ mương nước/vuông nuôi, độ sâu mực nước trên trảng vuông nuôi phải phù hợp.

Cần đảm bảo về mật độ cũng như số lần thả nuôi/vụ, thay nước có kiểm soát, quản lý tốt môi trường nuôi, nâng cao tỷ lệ sống, giảm chi phí sản xuất. Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất tôm - lúa theo hướng hữu cơ, xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường tiêu thụ…

“Cần làm tốt công tác quy hoạch, xác định ranh giới diện tích nuôi tôm - lúa vùng ven biển vào đến đâu, ở những khu vực cụ thể nào. Đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, chủ động điều tiết nguồn nước, vì sản xuất tôm - lúa cần có cả nước mặn và nước ngọt”, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau khuyến nghị.

“Để tiếp tục tìm giải pháp khẳng định giá trị của mô hình này, tạo điều kiện để mô hình phát triển bền vững, phải chú trong 3 vấn đề. Một là, nghiên cứu giống tôm, giống lúa thích ứng cao cho vùng tôm – lúa. Hai là, tổ chức lại sản xuất, không thể sản xuất theo từng hộ nhỏ lẻ mà tổ chức sản xuất theo mô hình HTX. Ba là. vấn đề môi trường nước cho tôm nuôi trong vùng tôm lúa này như thế nào để tránh dịch bệnh. Đây là vấn đề nan giải nhiều năm nay mà chưa có giải pháp hữu hiệu”.

Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam đánh giá cao việc chuyển đổi sản xuất tôm - lúa ở các tỉnh ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long, mang lại hiệu quả tích cực cả về kinh tế, môi trường và xã hội.

“Đây là mô hình thích ứng tốt với biển đổi khí hậu, xâm nhập mặn. Diện tích chuyển đổi sang mô hình sản xuất tôm - lúa ở Đông bằng sông Cửu Long tăng nhanh trong thời gian qua và giá trị sản xuất hiện đạt hơn 100 triệu đồng/ha, mang lại thu nhập tốt cho nông dân vùng ven biển”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Tổng cục Thủy sản chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương tập trung nghiên cứu, phát triển mô hình tôm - lúa bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần thực hiện thành công kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 và đề án tổng thể phát triển ngành công nghiệp tôm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, mặc dù mô hình tôm – lúa đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng vẫn còn nhiều bất cập khó khăn về tổ chức sản xuất, kỹ thuật… Do đó, để sản xuất tôm - lúa bền vững, hiệu quả, ngoài việc đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học kỹ thuật thì cần phải tổ chức liên kết sản xuất theo mô hình hợp tác xã.

Cùng với đó, các địa phương trong vùng cần liên kết tạo vùng nguyên liệu lớn liên tỉnh, gắn với cánh đồng lớn. Cùng nhau xây dựng thương hiệu lúa thơm - tôm sạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chứ không làm riêng lẻ từng địa phương.

Trong khuôn khổ hội thảo, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, kinh doanh lúa gạo đã ký kết chương trình hợp tác với các địa phương về xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu tôm - lúa, ký với các hợp tác xã về sản xuất và tiêu thụ các phẩm phẩm từ mô hình tôm - lúa.

TIN TỨC KHÁC

Gạo Việt rộng cửa vào ASEAN

12-5-2022

Để gia tăng cơ hội XK gạo vào thị trường các nước ASEAN, doanh nghiệp cần rà soát lại nhu cầu NK của từng thị trường nhằm cung ứng cho phù hợp cũng như quan tâm đúng mức tới nhận diện thương hiệu gạo Việt.

Xuất khẩu gạo Việt Nam bứt phá trong năm 2022

14-5-2022

Năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ có sự bứt phá mạnh mẽ bởi nhiều yếu tố hậu thuẫn có lợi cho cả doanh nghiệp và người trồng lúa. Nhu cầu và giá lương thực trên thế giới tăng, sức chống chịu của doanh nghiệp tăng và đặc biệt là doanh nghiệp Việt Nam đã có thêm nhiều kinh nghiệm để ứng phó linh hoạt, sản xuất an toàn trong điều kiện dịch Covid-19, đảm bảo nguồn cung đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Gạo Việt Nam ghi dấu ấn trên thị trường quốc tế

24-4-2022

Việt Nam hiện đang đứng thứ 6 trên thế giới về sản xuất lúa gạo, đứng thứ 3 về xuất khẩu gạo. Nhờ chiến lược duy trì chất lượng gạo xuất khẩu, tăng xuất khẩu gạo chất lượng cao, gạo Việt Nam đã và đang ghi dấu ấn trên thị trường thế giới.

Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL: Tương lai ngành lúa gạo rất khả quan!

27-4-2022

Viện Lúa ĐBSCL với tầm nhìn tương lai ngành hàng lúa gạo Việt Nam rất khả quan, với nội lực từ nguồn giống, hệ thống canh tác và công nghệ sản xuất cạnh tranh.

Chi phí phân bón đè nặng lên nông dân trồng lúa châu Á

21-4-2022

Chi phí phân bón tăng cao khiến nông dân trồng lúa trên khắp châu Á phải giảm sử dụng.

So kè gạo Việt Nam với các đối thủ cạnh tranh

9-5-2022

Giá gạo 5% tấm của Việt Nam đang ở mức cao hơn so với các đối thủ như Thái Lan hay Ấn Độ. Tuy nhiên để mở rộng thị trường hơn thì gạo Việt Nam phải chuyển hướng nâng cao chất lượng.

Chính phủ đề xuất chuyển đổi gần 2.592 ha đất rừng, lúa hai vụ để làm cao tốc Bắc – Nam

3-5-2022

Đây là diện tích rừng, đất lâm nghiệp và đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên cần chuyển đổi để thi công công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.

Hiệu quả từ liên kết sản xuất lúa-gạo hữu cơ ST25 tại Quảng Bình

6-5-2022

Vụ Đông-Xuân 2021-2022, Tổng công ty Sông Gianh thực hiện dự án liên kết kinh doanh lúa-gạo hữu cơ ST25 tại thôn Tiên Phan (xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn) với diện tích 26ha.

Nhu cầu thế giới cao, xuất khẩu gạo Việt Nam tăng trưởng hai con số cả về lượng và kim ngạch

18-4-2022

Những thị trường lớn và tiềm năng như Trung Quốc, Bangladesh, Sri Lanka, châu Phi... duy trì mức nhập khẩu hoặc có xu hướng tăng nhập khẩu giúp xuất khẩu gạo của Việt Nam khởi sắc trong 3 tháng đầu năm 2022, tăng trưởng ở mức hai con số cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021.

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam vượt xa Thái Lan

16-4-2022

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, nhu cầu lương thực trên thế giới đang tăng cao, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam hồi phục nhanh trong những tháng đầu năm. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng trong thời gian qua và đã vượt xa giá gạo Thái Lan.

Gạo dự trữ năm 2022 tăng 30.000 tấn so với năm 2021

13-4-2022

Theo Tổng cục Dự trữ Nhà nước (DTNN), số lượng gạo dự trữ năm 2022 tăng 30.000 tấn so với năm 2021 nhằm đáp ứng nhu cầu trong bối cảnh dịch bệnh và tăng cường nguồn lực dự trữ quốc gia (DTQG).

Đón thời cơ tăng trưởng xuất khẩu gạo

10-4-2022

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quý I/2022, kim ngạch xuất khẩu gạo cả nước đạt 715 triệu USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2021. Dự báo, nhu cầu dự trữ lương thực của nhiều quốc gia trên thế giới vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới; cùng đó là gạo Việt Nam ngày càng khẳng định được ưu thế, uy tín trên thị trường quốc tế nên cơ hội tăng trưởng xuất khẩu cho ngành hàng gạo đang rất rộng mở.