LÚA GẠO

Quảng Trị: Giấc mơ lúa hữu cơ vươn sang Mỹ, Âu không còn xa!

Cập nhật ngày: 02 | 06 | 2022

Tỉnh Quảng Trị đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ mở rộng diện tích canh tác khoảng 1.000 ha lúa hữu cơ, xuất khẩu gạo sang thị trường Mỹ và châu Âu.

Theo Giaoducthoidai

Lợi kép nhờ lúa hữu cơ

Cánh đồng lúa hữu cơ xã Hải Quế, huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị) thời gian này nhuộm một màu vàng óng. Người nông dân đang phấn khởi thu hoạch lúa hữu cơ chất lượng cao, sau thời gian dài chăm sóc. Đặc biệt, lúa hữu cơ do người nông dân sản xuất đã tiệm cận đến những tiêu chuẩn khắt khe nhất về chất lượng, đạt tiêu chuẩn để có thể xuất khẩu sang những thị trường khó tính như Mỹ và châu Âu.

Nhằm nâng cao giá trị hạt gạo và thu nhập cho nông dân, UBND tỉnh Quảng Trị đặt hàng Tổng Công ty thương mại Quảng Trị (Sepon Group) nghiên cứu, sản xuất lúa gạo sạch, hướng đến đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Mô hình này được thực hiện thí điểm trong vụ Đông - Xuân 2021 - 2022, với quy mô gần 18 ha, sử dụng giống lúa chất lượng cao ST25.

Những hộ dân hợp tác trồng lúa hữu cơ được cung cấp công nghệ, hỗ trợ giống, kỹ thuật gieo mạ, dịch vụ nông nghiệp, thu mua sản phẩm đầu ra. Ngoài ra, người dân được Trung tâm Khuyến nông tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng lúa, chịu trách nhiệm chăm sóc theo quy trình của doanh nghiệp.

Là một trong những hộ tiên phong trồng lúa hữu cơ, vụ Đông - Xuân năm nay, gia đình ông Nguyễn Quân (64 tuổi, thôn Kim Long, xã Hải Quế) canh tác với diện tích hơn 8 sào lúa. Chia sẻ về quy trình sản xuất lúa, ông Nguyễn Quân cho biết: “Quá trình sản xuất lúa hữu cơ khác với cách làm truyền thống.

Người nông dân nghiêm túc không sử dụng phân bón hóa học, hóa chất, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu… mà chỉ sử dụng các chế phẩm sinh học tự nhiên như: Đạm cá, nước thân cây lên men, canxi vỏ trứng, gừng tỏi ớt ngâm bia để cung cấp dinh dưỡng và phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa”.

Mặt khác, theo ông Quân, thay vì bỏ sức người để lao động thì nay được áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại từ việc gieo mạ khay, cấy lúa bằng máy, dùng máy bay không người lái phun thuốc, máy gặt đi liền với máy cuộn rơm… Nhờ vậy, đã giảm bớt gánh nặng về kinh tế và sức khỏe cho người nông dân.

Ông Nguyễn Hữu Dõng (67 tuổi, thôn Kim Long, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng) cho biết, vụ lúa Đông – Xuân này gia đình canh tác 2,5 sào. Vụ đầu tiên, lúa được thu mua ngay tại chân ruộng với giá 11.000 đồng/kg, giá cao gần gấp đôi so với thị trường. Lão nông dân phấn khởi vì sau những ảnh hưởng do thiên tai gây ra, lúa vẫn đảm bảo năng suất.

“Tham gia trồng lúa hữu cơ, người nông dân được nhiều lợi ích. Trước hết, bà con nông dân được hỗ trợ về kỹ thuật, không phải tiếp xúc với các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, vì đã có máy móc thực hiện. Nhờ đó, sức khỏe của bà con nông dân được đảm bảo hơn. Hạt lúa làm ra cũng đảm bảo chất lượng, dinh dưỡng cao hơn. Đây là điều mà người dân mong muốn hướng đến”, ông Dõng chia sẻ:

Vụ lúa vừa qua, dù gặp bất lợi do thiên tai, xảy ra ngập úng, khiến nhiều diện tích lúa hữu cơ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, sản lượng lúa hữu cơ vẫn đạt 65 - 70 tạ lúa/ha. Giá lúa thu mua tại ruộng đạt 11.000 đồng/kg trong khi đó lúa sản xuất thông thường chỉ đạt từ 6.000 - 6.200 đồng/kg, sau khi trừ chi phí người dân thu lãi trên 30 triệu đồng/ha.

Ông Nguyễn Hữu Phước - Giám đốc Hợp tác xã Kim Long (xã Hải Quế, huyện Hải Lăng) cho biết: Dù chịu ảnh hưởng của thiên tai nên năng suất lúa chưa cao, nhưng bù lại lợi ích kinh tế cao hơn gấp đôi so với canh tác lúa thông thường. Đặc biệt, do được ký kết bao tiêu lúa ngay từ chân ruộng với giá cao hơn thị trường từ 40 - 50% nên đầu ra cho hạt lúa ổn định, người dân không phải lo lắng về giá. 

Quy trình đóng gói gạo hữu cơ để đưa ra thị trường. Ảnh: Đăng Đức

Hoàn thiện quy trình xuất khẩu

Với mục tiêu đưa hạt gạo hữu cơ Quảng Trị xuất khẩu đến những thị trường khó tính như Mỹ và châu Âu nên ngay từ ban đầu, quy trình sản xuất lúa hữu cơ được triển khai đồng bộ và chặt chẽ. Các khâu sản xuất từ gieo cấy, canh tác, thu hoạch, chế biến, bảo quản sau thu hoạch và ra thành phẩm với yêu cầu nghiêm ngặt, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế.

Ông Nguyễn Ngọc Khánh, phụ trách Nhà máy sấy lúa tại Hải Lăng cho biết: Lúa sau khi thu hoạch được tập kết tại nhà máy được đưa vào hệ thống sấy, công suất 4 lò đạt 200 tấn/ngày.

Lúa sau khi sấy đảm bảo chất lượng cao không bị mốc, mọc mầm hay phụ thuộc vào thời tiết, tỷ lệ thu hồi sau khi xay gạo cao hơn so với phơi thông thường. Lúa sau khi sấy được đo thủy phần độ ẩm rồi đóng bao vận chuyển ra cơ sở sản xuất gạo hữu cơ của công ty.

Ông Hồ Xuân Hiếu - Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty thương mại Quảng Trị cho biết: Quảng Trị có hơn 28.000 ha trồng lúa sản xuất theo hướng canh tác thông thường, lúa chất lượng cao còn ít. Chính vì vậy, công ty mạnh dạn triển khai thí điểm mô hình sản xuất lúa hữu cơ đạt chuẩn xuất khẩu đi châu Âu, Mỹ.

“Để triển khai mô hình được hiệu quả, từ 2 năm trước chúng tôi đã bắt tay vào việc triển khai thí điểm liên tục. Đến nay, mô hình đã mang lại nhiều hiệu quả. Trong đó, môi trường đồng ruộng, hệ sinh thái phục hồi phát triển tốt, mang lại lợi ích kinh tế cao đối với người dân, gạo đạt tiêu chuẩn để xuất đi các thị trường khó tính trong và ngoài nước.

Sau khi thu hoạch lúa, đơn vị dự tính 10% sản phẩm sẽ để lại cho bà con sử dụng, 40% sản phẩm bán trong nước, 50% sản phẩm xuất khẩu sang thị trường nước ngoài ở châu Âu, Mỹ…”, ông Hiếu nhấn mạnh.

Hiện tại, Tổng Công ty thương mại Quảng Trị đã thuê một công ty tư vấn ở nước ngoài hướng dẫn các quy trình sản xuất, đóng gói theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Từ thành công trong vụ Đông Xuân 2021 - 2022, trong vụ tới sẽ hợp tác với bà con trên địa bàn toàn tỉnh để nâng cao diện tích với trên 200 ha và phấn đấu vụ trong Đông Xuân 2022 - 2023 đạt khoảng 400 ha.

Từ đó, tạo điều kiện hướng đến năm 2025 sẽ đạt 1.000 ha lúa hữu cơ trên địa bàn, hơn 3.000 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP.

TIN TỨC KHÁC

Nhân rộng mô hình rơm 'vàng' sau thu hoạch

23-5-2022

Nhân rộng các mô hình sử dụng rơm rạ trong tái sản xuất nông nghiệp là điều cần thiết, vừa hạn chế ô nhiễm, vừa gia tăng giá trị cây lúa từ việc tận dụng nguồn rơm rạ sẵn có trong bối cảnh giá cả thức ăn gia súc, phân bón vô cơ đang "leo thang"...

'Con tôm ôm cây lúa' cùng phát triển bền vững

20-5-2022

Diện tích canh tác mô hình tôm - lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện đã đạt hơn 200.000 ha, bình quân lợi nhuận 110 triệu/ha/năm. Qua triển khai nhiều năm, tôm – lúa được đánh giá là mô hình phát triển bền vững đem lại thu nhập cao cho người nông dân ở vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn về tổ chức sản xuất, kỹ thuật…

Gạo Việt rộng cửa vào ASEAN

12-5-2022

Để gia tăng cơ hội XK gạo vào thị trường các nước ASEAN, doanh nghiệp cần rà soát lại nhu cầu NK của từng thị trường nhằm cung ứng cho phù hợp cũng như quan tâm đúng mức tới nhận diện thương hiệu gạo Việt.

Xuất khẩu gạo Việt Nam bứt phá trong năm 2022

14-5-2022

Năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ có sự bứt phá mạnh mẽ bởi nhiều yếu tố hậu thuẫn có lợi cho cả doanh nghiệp và người trồng lúa. Nhu cầu và giá lương thực trên thế giới tăng, sức chống chịu của doanh nghiệp tăng và đặc biệt là doanh nghiệp Việt Nam đã có thêm nhiều kinh nghiệm để ứng phó linh hoạt, sản xuất an toàn trong điều kiện dịch Covid-19, đảm bảo nguồn cung đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Gạo Việt Nam ghi dấu ấn trên thị trường quốc tế

24-4-2022

Việt Nam hiện đang đứng thứ 6 trên thế giới về sản xuất lúa gạo, đứng thứ 3 về xuất khẩu gạo. Nhờ chiến lược duy trì chất lượng gạo xuất khẩu, tăng xuất khẩu gạo chất lượng cao, gạo Việt Nam đã và đang ghi dấu ấn trên thị trường thế giới.

Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL: Tương lai ngành lúa gạo rất khả quan!

27-4-2022

Viện Lúa ĐBSCL với tầm nhìn tương lai ngành hàng lúa gạo Việt Nam rất khả quan, với nội lực từ nguồn giống, hệ thống canh tác và công nghệ sản xuất cạnh tranh.

Chi phí phân bón đè nặng lên nông dân trồng lúa châu Á

21-4-2022

Chi phí phân bón tăng cao khiến nông dân trồng lúa trên khắp châu Á phải giảm sử dụng.

So kè gạo Việt Nam với các đối thủ cạnh tranh

9-5-2022

Giá gạo 5% tấm của Việt Nam đang ở mức cao hơn so với các đối thủ như Thái Lan hay Ấn Độ. Tuy nhiên để mở rộng thị trường hơn thì gạo Việt Nam phải chuyển hướng nâng cao chất lượng.

Chính phủ đề xuất chuyển đổi gần 2.592 ha đất rừng, lúa hai vụ để làm cao tốc Bắc – Nam

3-5-2022

Đây là diện tích rừng, đất lâm nghiệp và đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên cần chuyển đổi để thi công công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.

Hiệu quả từ liên kết sản xuất lúa-gạo hữu cơ ST25 tại Quảng Bình

6-5-2022

Vụ Đông-Xuân 2021-2022, Tổng công ty Sông Gianh thực hiện dự án liên kết kinh doanh lúa-gạo hữu cơ ST25 tại thôn Tiên Phan (xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn) với diện tích 26ha.

Nhu cầu thế giới cao, xuất khẩu gạo Việt Nam tăng trưởng hai con số cả về lượng và kim ngạch

18-4-2022

Những thị trường lớn và tiềm năng như Trung Quốc, Bangladesh, Sri Lanka, châu Phi... duy trì mức nhập khẩu hoặc có xu hướng tăng nhập khẩu giúp xuất khẩu gạo của Việt Nam khởi sắc trong 3 tháng đầu năm 2022, tăng trưởng ở mức hai con số cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021.

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam vượt xa Thái Lan

16-4-2022

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, nhu cầu lương thực trên thế giới đang tăng cao, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam hồi phục nhanh trong những tháng đầu năm. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng trong thời gian qua và đã vượt xa giá gạo Thái Lan.