LÚA GẠO

Gạo Việt rộng cửa vào ASEAN

Cập nhật ngày: 12 | 05 | 2022

Để gia tăng cơ hội XK gạo vào thị trường các nước ASEAN, doanh nghiệp cần rà soát lại nhu cầu NK của từng thị trường nhằm cung ứng cho phù hợp cũng như quan tâm đúng mức tới nhận diện thương hiệu gạo Việt.

Theo Haiquan Online

Dư địa rộng mở
Theo thông tin mới nhất từ Bộ NN&PTNT, XK gạo 4 tháng đầu năm nay đạt 2,05 triệu tấn với trị giá 1 tỷ USD, tăng 4,4% về khối lượng nhưng giảm 6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, Philippines tiếp tục là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với 42,6% thị phần.

Theo Bộ Công Thương, để nâng cao hiệu quả XK gạo sang ASEAN, ngành gạo cần rà soát lại nhu cầu NK của từng thị trường trong ASEAN, xác định những thị trường tiêu thụ gạo phẩm cấp thường với giá rẻ, thị trường tiêu thụ gạo cao cấp, gạo thơm… Ngoài ra, Việt Nam cần chú trọng các chính sách thương mại với các nước trong khu vực, tận dụng tối đa những lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa ASEAN với các đối tác trên thế giới…

Thị trường Philippines nói riêng và cả khu vực ASEAN nói chung được nhận định đã và đang có nhiều dư địa để Việt Nam tăng trưởng XK gạo. Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: những năm qua, gạo là mặt hàng nông sản chính của Việt Nam XK sang ASEAN. Trong số các nước ASEAN, sản phẩm lúa gạo của Việt Nam được XK chủ yếu sang Philippines. Không chỉ trong 4 tháng đầu năm 2022 mà ngay cả năm 2021, Philippines cũng là thị trường XK gạo lớn nhất của Việt Nam với lượng XK đạt 2,45 triệu tấn, kim ngạch trên 1,25 tỷ USD, giá trung bình 509,7 USD/tấn, tăng 10,7% về lượng, tăng 18,5% về kim ngạch và tăng 7,1% về giá so với năm 2020.
Indonesia cũng là thị trường đầy tiềm năng cho gạo Việt. Ông Phạm Thế Cường, Tham tán thương mại Việt Nam tại Indonesia cho biết: Theo Bộ Nông nghiệp Indonesia, lượng gạo tiêu thụ bình quân tại Indonesia hiện khoảng 93 kg/người/năm. Tổng nhu cầu gạo tiêu dùng Indonesia khoảng 30,1 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo tại Indonesia không hiệu quả, giá thành cao, thu nhập thấp nên nông dân không mặn mà trồng lúa, từ đó dẫn tới năng suất, chất lượng lúa không cao. Đó là lý do chính khiến Indonesia NK sản lượng gạo tương đối lớn hàng năm. Các thị trường cung cấp gạo chủ yếu cho Indonesia là Pakistan, Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ.
Về mặt con số cụ thể, lượng gạo NK của nước này có xu hướng ổn định trong 3 năm gần đây; trong đó năm 2021 là 407.740 tấn, trị giá 184 triệu USD. Tính riêng năm 2021, lượng gạo Việt Nam XK sang Indonesia đạt 65.960 tấn, chiếm 16,1% tổng lượng NK của Indonesia. Đối với gạo Việt Nam, Indonesia NK chủ yếu là gạo chất lượng cao.
Tương tự, tại thị trường Malaysia, gạo Việt đã và đang chiếm thị phần khá lớn. Bí thư thứ nhất phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Malaysia Trần Lê Dung cho biết: Malaysia là nước không có thổ nhưỡng tốt để trồng lúa, nông nghiệp chủ yếu tập trung trồng cây cọ dừa và cao su. Với diện tích trồng lúa chỉ khoảng 0,7 triệu ha, thấp nhất khu vực Đông Nam Á, sản xuất lúa gạo của Malaysia hiện chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu tiêu thụ trong nước. Bởi vậy, đất nước này phải NK khoảng 1 triệu tấn gạo hàng năm để đáp ứng nhu cầu trong nước và dự trữ.
“Hiện, gạo Việt Nam chiếm thị phần lớn trong tổng lượng gạo NK của Malaysia. Trước đây, lượng gạo Thái Lan NK vào Malaysia cao hơn Việt Nam nhưng 5 năm trở lại đây, gạo Việt đã vượt xa Thái Lan về sản lượng nhập vào Malaysia. Ngay trong 3 tháng đầu năm 2022, lượng gạo Việt Nam XK sang Malaysia đã tăng trưởng hơn 102% so với cùng kỳ năm trước”, bà Dung nói.
Ngoài các thị trường như Philippines, Malaysia, Indonesia, Bộ Công Thương thông tin, hiện gạo Việt còn được XK sang các thị trường khác trong ASEAN như Singapore, Brunei, Lào...
Chú trọng nhận diện thương hiệu gạo
Mặc dù các DN Việt Nam có nhiều lợi thế và cơ hội XK gạo sang các nước ASEAN, nhưng thời gian tới sẽ gặp thách thức không nhỏ trong việc giữ vững và mở rộng thị phần XK.
Ông Cao Xuân Thắng, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, dù dư địa XK gạo Việt Nam vào Singapore còn rất lớn song Singapore là thị trường khó tính, yêu cầu khắt khe về chất lượng và rất cạnh tranh về giá cả. Đây là yếu tố DN XK phải đặc biệt lưu tâm.
Tập trung phân tích sâu câu chuyện nhận diện thương hiệu sản phẩm, bà Trần Lê Dung cho biết: tại Malaysia, Công ty Bernas Berhad là DN độc quyền NK gạo trắng dài của Việt Nam. Đây cũng là loại gạo tiêu thụ chủ yếu tại nước này. Tuy nhiên, Công ty Bernas Berhad hiện nhập theo container gạo thô, sau đó về nước đóng gói và dán nhãn mác thương hiệu công ty của họ. “Do đó, tại thị trường Malaysia, người tiêu dùng vẫn chủ yếu biết đến thương hiệu gạo của Bernas Berhad. Đây chính là nguyên nhân khiến người tiêu dùng ít biết đến gạo Việt Nam”, bà Dung nói.
Để cải thiện tình trạng này, bà Trần Lê Dung chia sẻ thêm: tại một số siêu thị Malaysia hiện có hình thức gửi hàng mẫu tại các gian hàng. Theo đó, DN sẽ mất phí thời gian đầu để giới thiệu hàng. Các DN Việt Nam nên lưu ý đến hình thức giới thiệu này, bởi trong quá trình trưng bày, quảng bá, sản phẩm có nhiều người hỏi mua thì siêu thị sẽ nhập hàng, đồng thời các DN khác cũng sẽ quan tâm. Bí thư thứ nhất phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Malaysia cũng đặc biệt nhấn mạnh: “Thời gian tới nhằm đa dạng hoá sản phẩm, các DN Việt nên đẩy mạnh XK gạo nếp vì nhu cầu tại Malaysia cũng rất cao”.
Tương tự, tại thị trường Indonesia, ông Phạm Thế Cường cho biết, việc nhận diện thương hiệu gạo Việt Nam tại thị trường còn khá mờ nhạt, trong khi đó gạo Thái Lan lại có nhiều thương hiệu dễ nhận biết đối với người tiêu dùng tại các siêu thị của Indonesia. Nhu cầu tiêu thụ gạo chất lượng cao tại Indonesia ngày càng lớn, nhất là các dòng gạo đặc sản của Việt Nam như ST24, ST25 nhưng nhiều doanh nhân NK gạo lớn của Indonesia hiện vẫn chưa biết đến các loại gạo chất lượng này của Việt Nam. “Vì vậy, công tác quảng bá thương hiệu gạo của Việt Nam tại Indonesia cần được tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới”, ông Cường nói.

TIN TỨC KHÁC

Xuất khẩu gạo Việt Nam bứt phá trong năm 2022

14-5-2022

Năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ có sự bứt phá mạnh mẽ bởi nhiều yếu tố hậu thuẫn có lợi cho cả doanh nghiệp và người trồng lúa. Nhu cầu và giá lương thực trên thế giới tăng, sức chống chịu của doanh nghiệp tăng và đặc biệt là doanh nghiệp Việt Nam đã có thêm nhiều kinh nghiệm để ứng phó linh hoạt, sản xuất an toàn trong điều kiện dịch Covid-19, đảm bảo nguồn cung đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Gạo Việt Nam ghi dấu ấn trên thị trường quốc tế

24-4-2022

Việt Nam hiện đang đứng thứ 6 trên thế giới về sản xuất lúa gạo, đứng thứ 3 về xuất khẩu gạo. Nhờ chiến lược duy trì chất lượng gạo xuất khẩu, tăng xuất khẩu gạo chất lượng cao, gạo Việt Nam đã và đang ghi dấu ấn trên thị trường thế giới.

Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL: Tương lai ngành lúa gạo rất khả quan!

27-4-2022

Viện Lúa ĐBSCL với tầm nhìn tương lai ngành hàng lúa gạo Việt Nam rất khả quan, với nội lực từ nguồn giống, hệ thống canh tác và công nghệ sản xuất cạnh tranh.

Chi phí phân bón đè nặng lên nông dân trồng lúa châu Á

21-4-2022

Chi phí phân bón tăng cao khiến nông dân trồng lúa trên khắp châu Á phải giảm sử dụng.

So kè gạo Việt Nam với các đối thủ cạnh tranh

9-5-2022

Giá gạo 5% tấm của Việt Nam đang ở mức cao hơn so với các đối thủ như Thái Lan hay Ấn Độ. Tuy nhiên để mở rộng thị trường hơn thì gạo Việt Nam phải chuyển hướng nâng cao chất lượng.

Chính phủ đề xuất chuyển đổi gần 2.592 ha đất rừng, lúa hai vụ để làm cao tốc Bắc – Nam

3-5-2022

Đây là diện tích rừng, đất lâm nghiệp và đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên cần chuyển đổi để thi công công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.

Hiệu quả từ liên kết sản xuất lúa-gạo hữu cơ ST25 tại Quảng Bình

6-5-2022

Vụ Đông-Xuân 2021-2022, Tổng công ty Sông Gianh thực hiện dự án liên kết kinh doanh lúa-gạo hữu cơ ST25 tại thôn Tiên Phan (xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn) với diện tích 26ha.

Nhu cầu thế giới cao, xuất khẩu gạo Việt Nam tăng trưởng hai con số cả về lượng và kim ngạch

18-4-2022

Những thị trường lớn và tiềm năng như Trung Quốc, Bangladesh, Sri Lanka, châu Phi... duy trì mức nhập khẩu hoặc có xu hướng tăng nhập khẩu giúp xuất khẩu gạo của Việt Nam khởi sắc trong 3 tháng đầu năm 2022, tăng trưởng ở mức hai con số cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021.

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam vượt xa Thái Lan

16-4-2022

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, nhu cầu lương thực trên thế giới đang tăng cao, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam hồi phục nhanh trong những tháng đầu năm. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng trong thời gian qua và đã vượt xa giá gạo Thái Lan.

Gạo dự trữ năm 2022 tăng 30.000 tấn so với năm 2021

13-4-2022

Theo Tổng cục Dự trữ Nhà nước (DTNN), số lượng gạo dự trữ năm 2022 tăng 30.000 tấn so với năm 2021 nhằm đáp ứng nhu cầu trong bối cảnh dịch bệnh và tăng cường nguồn lực dự trữ quốc gia (DTQG).

Đón thời cơ tăng trưởng xuất khẩu gạo

10-4-2022

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quý I/2022, kim ngạch xuất khẩu gạo cả nước đạt 715 triệu USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2021. Dự báo, nhu cầu dự trữ lương thực của nhiều quốc gia trên thế giới vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới; cùng đó là gạo Việt Nam ngày càng khẳng định được ưu thế, uy tín trên thị trường quốc tế nên cơ hội tăng trưởng xuất khẩu cho ngành hàng gạo đang rất rộng mở.

Đắk Lắk: Hội thảo tìm giải pháp nâng cao giá trị lúa gạo vùng Tây Nguyên

28-3-2022

Ngày 26/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND huyện EaKar và Công ty Cổ phần XNK Nông sản Thiên Anh phối hợp tổ chức Hội thảo tìm giải pháp nâng cao giá trị lúa gạo vùng Tây Nguyên.