CÀ PHÊ

Colombia rời khỏi thị trường cà phê New York trong bối cảnh giá giảm sâu

Cập nhật ngày: 20 | 02 | 2019

Các nhà sản xuất cà phê Arabica hàng đầu thế giới đang trải qua cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong hơn một thập kỉ sau khi giá cà phê giảm xuống dưới 1 USD/pound. Hiện tại nông dân trồng cà phê muốn bán vụ thu hoạch của mình mà không bị ràng buộc với giá thị trường.

Thứ Ba (25/2), Liên đoàn Cà phê Colombia (FNC) cho biết họ đang tìm giải pháp để bán vụ thu hoạch cà phê với mức giá ít nhất có thể bù đắp được chi phí sản xuất.

Giám đốc điều hành FNC, ông Roberto Velez nhấn mạnh đã đến lúc người nông dân phải nghĩ theo cách khác và tách giá cà phê Colombia ra khỏi thị trường New York để có thể bán với giá bù đắp được chi phí sản xuất và đem lại lợi nhuận.

Theo dữ liệu từ FNC, nông dân Colombia cần bán với giá 760.000 peso (tương đương 240 USD) cho mỗi lô hàng 125 kg trên thị trường quốc tế để hòa vốn. Tuy nhiên, giá cà phê trong tháng 2 ở mức 690.000 peso/lô hàng và dao động gần 1 USD/pound ở thị trường New York.

Trong cuộc phỏng vấn với DW, ông Velez kêu gọi các nhà nhập khẩu lớn, cho rằng người trồng cà phê ở Colombia như những người “đi xin” trong khi ngành công nghiệp cà phê thì trở nên giầu có. "Trong khi ngành công nghiệp cà phê có hai năm tăng trưởng với khoản lợi nhuận khổng lồ thì người nông dân trồng cà phê đang phải chịu lỗ. Đó là lí do tại sao chúng tôi muốn giá tăng để bù đắp chi phí, 4 - 5 USD/pound là mức giá kì vọng của chúng tôi".

Ông Velez và FNC dự kiến định giá hạt cà phê Arabica Colombia ở mức 1,50 - 1,60 USD/pound, cho rằng thị trường hàng hóa New York quá gắn liền với sản xuất của Brazil và không tiếp cận đến thị trường ở Colombia hoặc Trung Mỹ.

Vụ cà phê bội thu của Brazil

Colombia là nhà sản xuất cà phê lớn thứ ba thế giới sau Brazil và Việt Nam. Sản lượng cà phê năm 2018 của quốc gia này đạt 13,6 triệu bao cà phê Arabica, giảm 4,5% so với năm 2017.

Khoảng 540.000 hộ gia đình phụ thuộc vào sản xuất cà phê và nguồn thu nhập của họ bị đe dọa nghiêm trọng sau khi giá cà phê giảm từ 1,5 USD/pound vào giữa năm 2016 xuống mức thấp nhất là 0,98 USD/pound gần đây.

Theo Công ty Phân phối thực phẩm quốc gia Brazil (Conab), một phần lí do cho sự sụt giảm toàn cầu này là vụ mùa bội thu ở Brazil với sản lượng đạt 62 triệu bao trong năm ngoái, con số lớn chưa từng thấy.

Được coi là “cường quốc cà phê” với khả năng định giá thị trường, Brazil đã trải qua năm 2017 với sản lượng cà phê lớn chưa từng có, tăng trưởng mạnh khi ngành cà phê nước này phục hồi sau một năm mất mùa.

Đầu năm nay, Conab dự báo sản lượng sẽ giảm còn 53 triệu bao trong năm nay nhưng vẫn là mức cao kỉ lục trong một năm giá đang có xu hướng giảm và có khả năng giá tiếp tục giữ ở mức thấp trên sàn giao dịch New York.

Hơn nữa, vì cà phê được giao dịch bằng đồng USD, việc đồng real Brazil liên tục mất giá - đang được giao dịch thấp hơn 45% mức trung bình trong 20 năm so với đồng bạc xanh - đã làm tăng khả năng cạnh tranh của Brazil so với các nhà sản xuất đối thủ như Colombia và Guatemala.

Nhà đầu cơ đặt cược vào giá cao hơn

Ông Velez cho rằng chính các nhà đầu cơ ở New York gây ra sự sụt giảm của giá cà phê. Ông khẳng định các quỹ đầu tư không liên quan đến ngành cà phê đang kiểm soát hơn 30 triệu bao cà phê dưới dạng trái phiếu tương lai.

Điều này sẽ tạo ra giá ảo vì số lượng bao cà phê đó chưa thực sự tồn tại.  "Các nhà đầu cơ tăng và giá giảm không có sự kiểm soát nào đã khiến cho đà lao dốc cuar giá thậm chí còn tồi tệ hơn", ông nói thêm việc đầu cơ tài chính này sẽ đe dọa sự tồn tại của khoảng 25 triệu nông dân trồng cà phê trên toàn thế giới.

Các nhà giao dịch cà phê đã mua hợp đồng tương lai với giá rẻ vào năm ngoái với hi vọng giá sẽ tăng để họ có thể kiếm được lợi nhuận. Lượng hợp đồng tương lai khổng lồ đang giao dịch trong bối cảnh giảm khuyến khích tăng nguồn cung trong năm 2019 mặc dù sản lượng tiêu thụ cà phê tăng trên toàn thế giới.

Chẳng hạn Công ty Coca Cola đã có một bước đi táo bạo khi đầu tư mua chuỗi cà phê Costa của Anh với giá 5,1 tỉ USD vào tháng 8 năm ngoái. Trong khi đó Công ty Nestlé chi 7,15 tỉ USD để có quyền quảng bá sản phẩm từ chuỗi cửa hàng cà phê Starbucks, đang mở rộng thị trường ở Trung Quốc với tốc độ cứ mỗi 15 giờ sẽ có một cửa hàng mới.

Lucio Dias, Giám đốc thương mại của Hợp tác xã cà phê Cooxupe của Brazil trả lời phỏng vấn với Bloomberg: "Không bao giờ tất cả thành phần trong chuỗi giá trị đều có lợi nhuận cùng một lúc".

Ông nói thêm người trồng cà phê sẽ sớm nhận được một động thái tích cực khi nhu cầu cà phê sẽ tăng thêm 50 triệu bao trong năm tới. Ông Dias và các nhà phân tích thị trường khác dự kiến giá cà phê trung bình sẽ tăng từ 1,15 USD/pound trong năm 2018 lên 1,24 USD/pound trong năm 2019.

Nghịch lý ngành cà phê

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu phát triển đã mô tả sự tồn tại song song một cách bất thường của sản lượng tiêu thụ cà phê  và cuộc khủng hoảng cà phê ở các nước sản xuất. Giá bắt đầu có xu hướng giảm từ năm 2011 và trở nên kịch tính nhất vào năm 2018 khi  xuống dưới mức chi phí sản xuất.

Đồng thời, các cửa hàng và nhà máy rang xay cà phê quy mô nhỏ trở nên phổ biến với công ty đa quốc gia thu mua ngày càng nhiều doanh nghiệp cà phê và nhiều chuỗi giá trị nhỏ tiếp tục thâm nhập thị trường.

Diễn đàn các nhà sản xuất cà phê thế giới gồm hiệp hội của các nhà sản xuất từ khắp nơi trên thế giới đã kêu gọi các công ty cam kết mua cà phê với chi phí cao hơn chi phí sản xuất. Diễn đàn gợi ý người trồng cà phê cung cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở rang xay và bán lẻ để chứng minh với người mua rằng các công ty này đã trả tiền cho người nông dân đảm bảo mức tối thiểu.

Trong khi đó, chính phủ Colombia tuyên bố sẽ viện trợ hơn 30 triệu USD cho người trồng để giúp họ vượt qua cuộc khủng hoảng này. Theo kế hoạch, người nông dân sẽ nhận được khoản trợ cấp 9,60 USD cho mỗi lô hàng nếu giá cà phê dưới 700.000 peso.

Người đứng đầu FNC, ông Velez  tin rằng những hỗ trợ tài chính đang có từ các chính phủ các nước Latin hiện không phải là giải pháp. “Yêu cầu chính phủ cấp tiền tức là lấy tiền thuế của người dân hỗ trợ một ngành công nghiệp quốc tế vốn đã đang kiếm đc rất nhiều tiền”.

Ông Velez lưu ý người trồng cà phê Colombia nhận thức rõ được mức độ rủi ro của quyết định rời khỏi thị trường cà phê New York, nhưng với sự hỗ trợ của nhiều nhà sản xuất cà phê Arabica từ các quốc gia khác, ông hi vọng kế hoạch của Colombia có thể làm nên những thay đổi đáng kể.

 

Theo DW.COM

TIN TỨC KHÁC

Khủng hoảng giá cà phê toàn cầu: Những điều cần biết

17-2-2019

Hơn 20 triệu hộ nông dân trên khắp thế giới đang kiếm sống bằng nghề trồng cà phê. Thị trường hàng hóa tương lai cho cà phê, được gọi đơn giản là C, được sử dụng làm chuẩn mực cho giá toàn cầu của một pound cà phê xanh - nguyên liệu thô mà các nhà máy rang xay và người tiêu dùng sử dụng tại nhà.

Sản lượng cà phê Ấn Độ tăng 1% lên 319.000 tấn

13-2-2019

Mất mùa ở bang Karnataka (Ấn Độ) được bù đắp bằng sự gia tăng sản lượng ở Kerala, Tamil Nadu và các vùng lân cận.

Ethiopia đặt mục tiêu sản lượng cà phê tăng gấp ba lần hiện tại

9-2-2019

Ethiopia đặt mục tiêu trong 5 năm tới, sản lượng cà phê tăng gấp 5 lần so với hiện tại bưangf cách cải thiện hệ thống sản xuất và bán hàng.

Australia có thể cứu ngành cà phê thế giới?

6-2-2019

Biến đổi khí hậu có thể phá hủy các khu vực trồng cà phê lớn trên thế giới bằng những hiện tượng thời tiết cực đoan, tuy nhiên, Australia có thể là giải pháp cho vấn đề này.

Uganda ứng dụng blockchain để truy xuất nguồn gốc cà phê

3-2-2019

Một công ty ở Ugandan đã bắt đầu sử dụng blockchain, công nghệ hỗ trợ tiền ảo Bitcoin, để truy xuất nguồn gốc các lô cà phê xuất khẩu trong nỗ lực đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ người tiêu dùng về thông tin nguồn gốc sản phẩm.

Cà phê Châu Á: Việt Nam đối mặt với hạn hán, giao dịch phục hồi tại Indonesia

8-2-2019

Nông dân trồng cà phê tại Việt Nam đang vật lộn để đảm bảo đủ nước cho cây trong mùa khô, trong khi giao dịch đã bắt đầu phục hồi tại Indonesia trong bối cảnh một vụ thu hoạch phụ.

Cà phê Châu Á: Doanh số tại Việt Nam chậm do giá thấp, nguồn cung tăng tại Indonesia

22-2-2019

Vinanet - Doanh số bán cà phê tại Việt Nam đang chậm lại do giá thấp, trong khi nguồn cung tại Indonesia tăng bởi các nhà sản xuất từ một vụ thu hoạch phụ tung ra thị trường sớm hơn dự kiến.

Jamaica phát triển giải pháp dài hạn cho ngành cà phê quốc gia

28-1-2019

Chính phủ Jamaica đang thực hiện các giải pháp dài hạn để nâng cao vị thế ngành cà phê trên thị trường quốc tế trong thời gian tới.

Tazania: Sản lượng tăng cao khiến giá cà phê thế giới giảm 10%

24-1-2019

Giá cà phê robusta ở Dar es Salaam, Tanzania đã giảm trong năm 2018 vì giá cà phê robusta thế giới giảm trung bình 10% so với năm 2017, theo báo cáo thường niên của Ngân hàng Tanzania giai đoạn 2017 – 2018.

Nhiều giống phê đứng trước nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên

12-1-2019

Các nhà nghiên cứu tại Vườn thực vật hoàng gia Kew ở Anh cảnh báo rằng tình trạng biến đổi khí hậu, nạn phá rừng, hạn hán và các virus gây bệnh cho thực vật đang khiến tương lai của cà phê gặp nguy hiểm.

Người dân chỉ lãi dưới 1 cent/ cốc bán ra do khủng hoảng giá cà phê

6-1-2019

Một người trồng cà phê tên Gafeto Gardo ở vùng cao nguyên phía nam Ethiopia lo ngại về việc duy trì ngành công nghiệp đã gắn bó với nhiều hộ gia đình ở đây qua nhiều thế hệ. Trong năm 2018, giá hạt cà phê đã giảm 1/3 xuống còn 8 birr/kg, tương đương 29 cent khiến thu nhập của anh xuống dưới 1 cent cho 1 cốc cà phê capuchino bán ra.