LÚA GẠO

Trung Quốc trồng giống lúa lai chịu mặn – kiềm tại các hồ nuôi cá ven biển

Cập nhật ngày: 12 | 06 | 2018

Những hạt lúa giống của một giống lúa gạo mới do “cha đẻ lúa lai” Trung Quốc Yuan Longping vừa mới được trồng tại các cánh đồng được cải tạo từ các hồ nuôi cá tại khu vực ven biển miền đông Trung Quốc – khu vực có độ mặn cao khiến đất mất màu mỡ. “Chúng tôi đã giao phấn các giống lúa tự nhiên với các giống lúa đang canh tác để phát triển giống lúa lai này”, ông Yuan Longping cho hay.

Các cánh đồng lúa thử nghiệm rộng 66ha tại Thanh Đảo từng là một trang trại trồng lúa trước khi bị ngập bởi nước biển vào năm 1963. Nhưng sau đó các khu vực đất này đã bị bỏ hoang không sản xuất do chất lượng nước bị xuống cấp nghiêm trọng.

Theo ông Zhang Guodong, phó giám đốc trung tâm nghiên cứu và phát triển lúa chịu mặn – kiềm của Thanh Đảo – tổ chức hiện đang hợp tác với nhóm của ông Yuan, các cánh đồng trồng giống lúa lai này sẽ mang lại một thử nghiệm về phương pháp trồng trọt khả thi để chuyển đất mặn thành đất trồng lúa trên cả nước.

Hơn 920ha đất mặn kiềm tại Thanh Đảo, thuộc tỉnh Sơn Đông miền Đông Trung Quốc, được cho là có thể được xử lý để tỷ lệ mặn có thể duy trì dưới mức 6 phần nghìn để trồng được giống lúa chịu kiềm – mặn này trong 3 năm tới.

Nhóm của ông Yuan đã phát triển một kỹ thuật mới để đảm bảo khả năng sống sót của giống lúa lai này trong mối trường mặn cao. Các đường ống trang bị các cảm biến kiểm soát bởi một trung tâm dữ liệu lớn được đặt dưới bề mặt đất. Hệ thống này đo lường các điều kiện đất và tự động điều chỉnh nguồn cung nước và phân bón thông qua mạng lưới đường ống này.

Ông Zhang cho hay mặc dù đất kiềm mặn, kém màu mỡ không bị ô nhiễm kim loại nặng, vốn thường xảy ra tại các khu vực đất trồng trọng của Trung Quốc do sử dụng quá mức phân bón hóa học. Ông cho biết ngoài Thanh Đảo, nhóm còn trồng giống lúa này tại 6 khu vực thử nghiệm khác, bao gồm tỉnh Kashgar của khu tự trị Tân Cương và tỉnh Thiểm Tây tại tây bắc Trung Quốc, các tỉnh Chiết Giang và Giang Tô tại miền đông Trung Quốc và tỉnh đông bắc Hắc Long Giang. Diện tích trồng lúa này dự kiến sẽ chín và cho thu hoạch vào tháng 10 tới.

Ông Zhang cho hay các cánh đồng thử nghiệm gần như đã trải khắp tất cả các loại đất kiềm tại Trung Quốc. Đến năm 2019, dự án sẽ mở rộng lên mức diện tích 6.666ha các cánh đồng thử nghiệm, sử dụng giống lúa lai và kỹ thuật trồng mới.

Trung Quốc có hơn 99 triệu ha đất kiềm, chiếm 10% tổng diện tích đất kiềm trên thế giới. Ngoài nguyên nhân tự nhiên, nhiều khu vực đất kiềm thường được tạo ra bằng cách xây dựng các tháp làm mát và các hồ nuôi cá.

Ông Yuan, 88 tuổi, cho biết ước mơ của ông là Trung Quốc có thể chuyển đổi 6,7 triệu ha đất mặn sang đất trồng lúa với kỹ thuật hiện đại. Khi điều đó xảy ra, dựa trên một ước tính bảo thủ nhất thì diện tích đất kiềm này cũng sẽ sản xuất ra 30 triệu tấn gạo hàng năm, đủ để cung cấp lương thực cho 88 triệu người.

Ông Yuan liên tục phá vỡ các kỷ lục năng suất lúa gạo của chính mình kể từ khi ông bắt đầu nghiên cứu lý thuyết lúa lai 50 năm về trước. Phát triển lúa lai của ông đã thúc đẩy mạnh mẽ năng suất lúa của Trung Quốc và đóng góp quan trọng vào đảm bảo an ninh lương thực của nước này, do khoảng 65% người Trung Quốc phụ thuộc vào gạo làm thực phẩm thiết yếu. Kỷ lục mới nhất của ông Yuan là tại tỉnh Hồ Bắc, miền bắc Trung Quốc, hồi năm ngoái, khi các cánh đồng thử nghiệm của ông mang lại năng suất 17,2 tấn/ha.

Xuất khẩu giống lúa chịu mặn và kỹ thuạt trồng giống lúa này được kỳ vọng sẽ là một cách giải quyết vấn đề thực phẩm toàn cầu. Nhóm của ông Yuan được mời làm thử nghiệm trồng giống lúa chịu mặn – kiềm trên các cánh đồng thử nghiệm tại Dubai hồi tháng 1 vừa qua, đang đạt những thành công lớn.

Theo báo cáo khủng hoảng thực phẩm toàn cầu năm 2018, FAO ước tính số người đối mặt với mất an ninh lương thực trên toàn cầu đã đạt 124 triệu người, so với 108 triệu người trong năm 2016.

Theo Xinhua (gappingworld.com)

TIN TỨC KHÁC

Chính phủ Malaysia rà soát hệ thống thu mua độc quyền gạo

12-6-2018

Chính phủ Malaysia sẽ nghiên cứu về chính sách độc quyền thương mại gạo của chính phủ tiền nhiệm và quyết định liệu sẽ xóa bỏ, mở rộng hay hạn chế hoạt động của hệ thống này, theo thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad tuyên bố.

Trung Quốc sẽ kiểm tra các nhà máy gạo non-basmati Ấn Độ trong tháng 6

12-6-2018

Một nhóm các nhà chức trách Trung Quốc sẽ tới thăm Ấn Độ vào cuối tháng 6 để kiểm tra và chứng nhận một số nhà máy gạo non-basmati và cho phép các nhà máy này xuất khẩu gạo sang Trung Quốc. LÀ một thị trường nhập khẩu gạo lớn trên thế giới, Trung Quốc hiện chỉ cho phép nhập khẩu gạo basmati từ Ấn Độ. Tuần trước, hai nước đã ký một thỏa thuận, theo đó Trung Quốc đã đồng ý nhập khẩu cả gạo non-basmati Ấn Độ.

Ấn Độ mở ra các thỏa thuận sông ngòi và gạo với Trung Quốc

11-6-2018

Cuối tuần qua, Trung Quốc và Ấn Độ đã đạt được thỏa thuận về tranh chấp liên quan đến con sông Brahmaputra chảy từ Tibet đến Bangladesh trong một dấu hiệu cho thấy sự hợp tác đang tăng giữa hai nước.

Tồn kho gạo của Philippines chạm mức cao nhất trong 6 tháng

11-6-2018

Tính đến ngày 1/5, tồn kho gạo của Philippines đã chạm mức cao nhất trong 6 tháng, sau khi thu hoạch lúa nội địa tăng trong tháng 4, theo dữ liệu công bố từ Cơ quan Thống kê Philippines (PSA).

Báo cáo xuất khẩu gạo Thái Lan năm 2017

9-6-2018

Năm 2017, Benin là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Thái Lan, theo sau lần lượt là Trung Quốc và Mỹ. Phần lớn xuất khẩu gạo Thái Lan là gạo trắng, theo sau là gạo Hom Mali (hay gạo jasmine, gạo thơm) và gạo đồ. Top 10 thị trường xuất khẩu gạo Thái Lan theo chủng loại có trong các bảng dưới đây.

Amru Rice tăng công suất silo gạo tại Kampong Thom

9-6-2018

Amru Rice tăng công suất silo gạo tại Kampong Thom

Bangladesh chính thức áp thuế nhập khẩu gạo 28%

9-6-2018

Bangladesh đã chính thức quay trở lại mức áp thuế nhập khẩu gạo 28% để hỗ trợ nông dân sau khi sản xuất lúa gạo nội địa phục hồi, Bộ trưởng Tài chính Abdul Muhith thông báo hôm 7/5.

Giá gạo Ấn Độ giảm do Bangladesh áp thuế trở lại, giá gạo Việt Nam tăng lên cao nhất trong vòng 6 năm

8-6-2018

Giá gạo xuất khẩu Ấn Độ giảm trong tuần này, xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay trước thông tin Bangladesh áp thuế nhập khẩu gạo trở lại do sản xuất lúa gạo của nước này phục hồi. Giá gạo đồ 5% tấm Ấn Độ giảm 6 USD/tấn trong tuần này xuống còn 393 – 397 USD/tấn.

Xuất khẩu gạo chững lại, giá lúa tụt khỏi "đỉnh cao"

8-6-2018

So với thời điểm 10 ngày trước, giá thu mua lúa gạo trong nước không còn ở mức “đỉnh cao” khi đã sụt giảm 200 – 250 đồng/kg, tùy loại. Dẫu vậy, đây vẫn là mức giá cao của mặt hàng lúa gạo so với nhiều năm gần đây.

Sản lượng gạo Thái Lan dự báo tăng trong niên vụ 2018-19

7-6-2018

Nhờ thời tiết thuận lợi và giá bán cổng trại hấp dẫn, sản xuất gạo của Thái Lan trong niên vụ 2018-19 dự báo tăng 4% lên 21,2%, theo báo cáo mới nhất của USDA nhận định.

Bangladesh có thể quay lại chính sách áp thuế 28% đối với nhập khẩu gạo

7-6-2018

Bangladesh có thể quay trở lại chính sách áp thuế 28% đối với nhập khẩu gạo để hỗ trợ nông dân nội địa khi sản lượng lúa vụ hè dự báo sẽ vượt mục tiêu đề ra, theo hai nhà chức trách phát biểu trong ngày 6/6. Việc áp thuế này có thể làm giảm nhập khẩu, đặc biệt là từ nước láng giềng Ấn Độ, vốn là nhà cung cấp gạo lớn nhất cho Bangladesh trong năm 2017 sau khi sản xuất lúa gạo Bangladesh thiệt hại nặng nề do lũ lụt.

Rủi ro khủng hoảng ngành gạo vì biến đổi khí hậu gia tăng

7-6-2018

Gạo sẽ kém dinh dưỡng hơn khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của hàng tỷ người phụ thuộc vào cây trồng này làm nguồn lương thực chính, một nghiên cứu mới cho thấy.