LÚA GẠO

Ấn Độ mở ra các thỏa thuận sông ngòi và gạo với Trung Quốc

Cập nhật ngày: 11 | 06 | 2018

Cuối tuần qua, Trung Quốc và Ấn Độ đã đạt được thỏa thuận về tranh chấp liên quan đến con sông Brahmaputra chảy từ Tibet đến Bangladesh trong một dấu hiệu cho thấy sự hợp tác đang tăng giữa hai nước.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ký thỏa thuận khi khởi động Hội nghị Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) kéo dài hai ngày. “Cuộc thảo luận của chúng tôi sẽ thúc đẩy mối quan hệ bè bạn giữa Ấn Độ và Trung Quốc”, ông Modi viết trên Twitter, khi hai nước nỗ lực tái thiết mối quan hệ song phương nhiều sóng gió sau một giai đoạn đóng cửa biên giới.

SCO thành lập năm 2001, chủ yếu để chống lại Hồi giáo cực đoan và các vấn đề an ninh khác trên khắp Trung Á, đã cùng thâu nạp các đối thủ truyền thống Ấn Độ và Pakistan trong cùng năm 2017.

Theo hai thỏa thuận được ký bên lề hôi nghị SCO hôm 9/6 vừa qua, Trung Quốc sẽ chia sẻ dữ liệu thủy điện về sông Brahmaputra và điều chỉnh các yêu cầu cụ thể về xuất khẩu gạo Ấn Độ, ngoài loại gạo basmati cao cấp, sang Trung Quốc, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Raveesh Kumar cho hay.

Năm 2017, Ấn Độ cho biết Trung Quốc không chấp nhận thỏa thuận chia sẻ dữ liệu thủy điện, hay các thông tin khoa học về luồng chảy, sự phân phối và chất lượng nước trên sông Brahmaputra. Trung Quốc viện dẫn các nguyên nhân “kỹ thuật” cho quyết định này.

Chính phủ Ấn Độ cũng lo ngại về thâm hụt thươn gmại ngày càng tăng với Trung Quốc, và đang tìm cách mở rộng cửa tiếp cận thị trường gạo, hạt có dầu, đậu tương và đường tới nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

Thỏa thuận thương mại gạo sẽ giúp Ấn Độ thâm nhập vào thị trường Trung Quốc- nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới hiện nay, các thương nhân cho hay. FAO dự báo nhập khẩu gạo của Trung Quốc sẽ đạt 6,4 triệu tấn, và dự báo xuất khẩu gạo Ấn Độ sẽ đạt 11,9 triệu tấn trong năm 2018.

“Bất chấp mức giá hiện ở mức rất cạnh tranh, Ấn Độ không thể xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc do các quy tắc kiểm dịch vệ sinh của Trung Quốc”, theo một thương nhân tại New Dehli cho hay, ám chỉ các tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm cũng như các quy định vệ sinh dịch tễ động thực vật. “Do các quy tắc này đang thay đổi, Ấn Độ có thể dễ dàng xuất khẩu hơn 1 triệu tấn gạo sang Trung Quốc hàng năm”.

Theo Reuters (gappingworld.com)

TIN TỨC KHÁC

Tồn kho gạo của Philippines chạm mức cao nhất trong 6 tháng

11-6-2018

Tính đến ngày 1/5, tồn kho gạo của Philippines đã chạm mức cao nhất trong 6 tháng, sau khi thu hoạch lúa nội địa tăng trong tháng 4, theo dữ liệu công bố từ Cơ quan Thống kê Philippines (PSA).

Báo cáo xuất khẩu gạo Thái Lan năm 2017

9-6-2018

Năm 2017, Benin là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Thái Lan, theo sau lần lượt là Trung Quốc và Mỹ. Phần lớn xuất khẩu gạo Thái Lan là gạo trắng, theo sau là gạo Hom Mali (hay gạo jasmine, gạo thơm) và gạo đồ. Top 10 thị trường xuất khẩu gạo Thái Lan theo chủng loại có trong các bảng dưới đây.

Amru Rice tăng công suất silo gạo tại Kampong Thom

9-6-2018

Amru Rice tăng công suất silo gạo tại Kampong Thom

Bangladesh chính thức áp thuế nhập khẩu gạo 28%

9-6-2018

Bangladesh đã chính thức quay trở lại mức áp thuế nhập khẩu gạo 28% để hỗ trợ nông dân sau khi sản xuất lúa gạo nội địa phục hồi, Bộ trưởng Tài chính Abdul Muhith thông báo hôm 7/5.

Giá gạo Ấn Độ giảm do Bangladesh áp thuế trở lại, giá gạo Việt Nam tăng lên cao nhất trong vòng 6 năm

8-6-2018

Giá gạo xuất khẩu Ấn Độ giảm trong tuần này, xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay trước thông tin Bangladesh áp thuế nhập khẩu gạo trở lại do sản xuất lúa gạo của nước này phục hồi. Giá gạo đồ 5% tấm Ấn Độ giảm 6 USD/tấn trong tuần này xuống còn 393 – 397 USD/tấn.

Xuất khẩu gạo chững lại, giá lúa tụt khỏi "đỉnh cao"

8-6-2018

So với thời điểm 10 ngày trước, giá thu mua lúa gạo trong nước không còn ở mức “đỉnh cao” khi đã sụt giảm 200 – 250 đồng/kg, tùy loại. Dẫu vậy, đây vẫn là mức giá cao của mặt hàng lúa gạo so với nhiều năm gần đây.

Sản lượng gạo Thái Lan dự báo tăng trong niên vụ 2018-19

7-6-2018

Nhờ thời tiết thuận lợi và giá bán cổng trại hấp dẫn, sản xuất gạo của Thái Lan trong niên vụ 2018-19 dự báo tăng 4% lên 21,2%, theo báo cáo mới nhất của USDA nhận định.

Bangladesh có thể quay lại chính sách áp thuế 28% đối với nhập khẩu gạo

7-6-2018

Bangladesh có thể quay trở lại chính sách áp thuế 28% đối với nhập khẩu gạo để hỗ trợ nông dân nội địa khi sản lượng lúa vụ hè dự báo sẽ vượt mục tiêu đề ra, theo hai nhà chức trách phát biểu trong ngày 6/6. Việc áp thuế này có thể làm giảm nhập khẩu, đặc biệt là từ nước láng giềng Ấn Độ, vốn là nhà cung cấp gạo lớn nhất cho Bangladesh trong năm 2017 sau khi sản xuất lúa gạo Bangladesh thiệt hại nặng nề do lũ lụt.

Rủi ro khủng hoảng ngành gạo vì biến đổi khí hậu gia tăng

7-6-2018

Gạo sẽ kém dinh dưỡng hơn khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của hàng tỷ người phụ thuộc vào cây trồng này làm nguồn lương thực chính, một nghiên cứu mới cho thấy.

Ai Cập bắt đầu nhập khẩu gạo sau khi giảm sản xuất nội địa

6-6-2018

Theo thủ tướng Ai Cập Sherif Ismail, Ai Cập sẽ bắt đầu nhập khẩu gạo – loại ngũ cốc mà nước này thường có thặng dư – và “kiểm soát thị trường”. Tuyên bố này đưa ra 1 tháng sau chiến dịch cắt giảm sản xuất nội địa.

Mỹ phát triển thành công giống lúa gạo thơm mới, Thái Lan lo ngại cạnh tranh tăng

6-6-2018

Chính phủ Thái Lan vừa phê chuẩn đợt đấu giá lô gạo đủ tiêu chuẩn làm thực phẩm cuối cùng, tổng cộng là 43.700 tấn với giá trị 534 triệu Baht (16,7 triệu USD) cho 9 nhà thầu sau khi hoãn đấu giá gần 1 năm. Các lô gạo này bao gồm 24.000 tấn gạo trắng 5% tấm, 7.000 tấn gạo 100% Hom Mali và 6.000 tấn gạo thơm đặc sản. Phần còn lại bao gồm gạo nếp, gạo tấm trắng và gạo thơm Hom Mali.

Cuộc khủng hoảng gạo? Những người nghèo nhất châu Á đối mặt với thiếu hụt dinh dưỡng do CO2

5-6-2018

Mức tập trung CO2 trong khí quyển đang tăng sẽ tác động tiêu cực tới hàm lượng protein, vi chất dinh dưỡng, và vitamin trong gạo, có thể gây những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng cho các nước phụ thuộc vào gạo và nghèo nhất tại châu Á.