Cập nhật ngày:
09 | 06 | 2018
Bangladesh đã chính thức quay trở lại mức áp thuế nhập khẩu gạo 28% để hỗ trợ nông dân sau khi sản xuất lúa gạo nội địa phục hồi, Bộ trưởng Tài chính Abdul Muhith thông báo hôm 7/5.
Động thái tăng thuế này nhằm mục tiêu giảm nhập khẩu, đặc biệt là từ nước láng giềng Ấn độ, vốn là nước cung cấp gạo lớn nhất cho Bangladesh trong năm 2017 sau khi lũ lụt nghiêm trọng gây thiệt hại nặng cho sản xuất lúa gạo của nước này. “Năm 2018, chúng tôi có vụ sản xuất lúa gạo bội thu, nên để bảo vệ nông dân, chính sách thuế hải quan 25% và mức lệ phí thông quan 3% sẽ được áp dụng trở lại đối với nhập khẩu gạo”, ông Muhith cho biết trong bài phát biểu về ngân sách năm tài khóa 2018/19.
Trong năm 2017, Bangladesh đã triển khai 2 lần cắt giảm thuế nhập khẩu gạo, từ 28% xuống còn 2% do giá gạo nội địa tăng lên mức cao kỷ lục.
Nhập khẩu gạo của Bangladesh từ tháng 7/2017 – 4/2018 đạt mức cao kỷ lục 3,7 triệu tấn, theo dữ liệu của Bộ Thực phẩm Bangladesh cho thấy. “Áp dụng trở lại bình thường chính sách thuế nhập khẩu gạo là cần thiết để giảm nhập khẩu. Nếu không, nông dân của chúng ta sẽ chịu tác động tiêu cực và có thể thua thiệt trong hoạt động sản xuất gạo”, ông Badrul Hasan, lãnh đạo cơ quan chịu trách nhiệm thu mua ngũ cốc quốc gia của Bangladesh cho hay.
Tồn kho gạo và sản xuất bội thu có thể đủ để đáp ứng nhu cầu nội địa, ông phát biể. Sản xuất gạo niên vụ 2018/19 của Bangladesh dự báo phục hồi 6,3% so với niên vụ trước, lên 34,7 triệu tấn, theo dự báo từ Bộ Nông nghiệp Mỹ.
Các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ cho rằng họ đang bị mất khả năng cạnh tranh do Bangladesh tăng thuế nhập khẩu gạo. “Nhập khẩu gạo trở nên quá đắt đỏ cho người mua. Thay vào đó, họ sẽ chuyển sang thu mua lúa gạo nội địa”, theo một thương nhân tại New Delhi cho hay.
Xuất khẩu gạo Ấn Độ tăng vọt lên mức cao kỷ lục 12,7 triệu tấn trong năm tài khóa 2017/18 kết thúc vào gnày 31/3 vừa qua nhờ nhu cầu lớn từ Bangladesh. Bangladesh gần đây đã hủy một đơn hàng nhập khẩu 150.000 tấn gạo Ấn Độ do chậm trễ giao hàng.
Theo Reuters (gappingworld.com)