LÚA GẠO

Giá gạo châu Á dự báo tiếp tục tăng nhờ nhu cầu mua từ Philippines, Indonesia và Bangladesh

Cập nhật ngày: 17 | 04 | 2018

Tuần qua, thị trường gạo châu Á khá sôi động, giá gạo tại nhiều nước khá cao nhờ nhu cầu mua cải thiện dù một số thị trường như Thái Lan bước vào nghỉ lễ Năm mới.

Tính đến ngày 12/4, theo số liệu của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp & PTNT, các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã thu hoạch xong vụ Đông Xuân 2017 – 2018, với diện tích lúa khoảng 1,3 triệu ha và năng suất khoảng 6,5 – 6,6 tấn/ha.

Đồng thời, các tỉnh cũng bắt đầu xuống giống vụ Hè Thu năm 2018 được 350.000 ha trên tổng diện tích kế hoạch là 1,650 triệu ha.

Giá gạo châu Á tuần này dự báo tiếp tục tăng nhờ nhu cầu mua từ Philippines, Indonesia và Bangladesh. (Ảnh minh họa)

Tình hình tại một số nước xuất khẩu gạo lớn

Tại Myanmar, tính đến tuần thứ ba của tháng 3 năm tài khóa hiện tại, xuất khẩu gạo đạt 3,5 triệu tấn gạo, Liên đoàn Gạo Myanmar cho biết. Dự kiến, xuất khẩu gạo đạt 1,5 tỷ USD về giá trị và 4 triệu tấn gạo về khối lượng trong 3 tháng tới.

Tại Ấn Độ, Cơ quan Xúc tiến Xuất khẩu Nông sản và Lương thực Chế biến Ấn Độ (APEDA) cho biết, xuất khẩu gạo non-basmati Ấn Độ trong giai đoạn tháng 4/2017 – tháng 2/2018 đã tăng 30% so với năm trước lên 7,7 triệu tấn nhờ Bangladesh, Benin và Sri Lanka tăng mua. Sản lượng gạo Ấn Độ dự kiến tăng lên kỷ lục 111,01 triệu tấn trong năm nay, cao hơn 1,2% so với năm trước.

Tại Pakistan, xuất khẩu gạo tăng 29% về giá trị và 16% về số lượng trong 9 tháng đầu năm tài khóa hiện tại 2017 - 2018. Trong đó, Kenya và Trung Quốc là hai bạn hàng lớn nhất của Pakistan. Giá gạo Pakistan khá cạnh tranh so với những nước đối thủ khác.

Tình hình tại một số nước nhập khẩu gạo lớn

Tại Philippines, Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) dành khoảng 6,12 tỷ peso để mua 250.000 tấn gạo khẩn cấp theo cơ chế G2G. NFA sẽ mở thầu vào ngày 19/4 và thông báo tiến hành vào ngày 24/4. Dự kiến, 200.000 tấn gạo được giao không trễ hơn ngày 31/5 và 50.000 tấn sẽ được giao không trễ hơn ngày 30/6.

Tại Bangladesh, nhập khẩu gạo dự kiến giảm mạnh 66% còn khoảng 1,2 triệu tấn trong năm tài chính 2018 – 2019 nhờ sản lượng lúa gạo nội địa phục hồi. Tính đến thời điểm hiện tại của năm tài chính 2017 – 2018, Bangladesh đã nhập khẩu 3,5 triệu tấn gạo, tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm ngoái (chỉ 133.000 tấn).

Tình hình giá gạo tại thị trường châu Á

Giá gạo tại châu Á tiếp tục tăng sau khi Indonesia đặt hàng, và triển vọng mua mới từ Philippines (đấu thầu và MAV) và Bangladesh.

Trong đó, giá gạo Thái vững nhờ các hợp đồng lớn; giá gạo Hom Mali và nếp tăng do nguồn cung cấp hạn chế. Thị trường cuối tuần chững lại do lễ mừng Năm mới Songkran.

Giá gạo Pakistan ổn định sau khi đấu thầu thành công hợp đồng nhập khẩu của Indonesia. Giá gạo Ấn Độ ổn định trong bối cảnh nguồn cung hạn chế.

Hiện tại, triển vọng nhu cầu từ Philippines và Indonesia đang giúp cải thiện tâm lý cho các thị trường gạo ở châu Á. Ngoài ra, Trung Quốc và Bangladesh có thể mua thêm trong thời gian tới.

Nhu cầu gạo trước lễ Ramadan vào giữa năm dự kiến tăng, nhưng nhu cầu gạo thơm Thái có thể giảm vì chênh lệch giá lớn so với năm qua. Thị trường gạo trắng ổn định, đặc biệt với khả năng Philippines mua nhiều hơn và nhu cầu Bangladesh trong thời gian tới, cũng như nhu cầu từ phía doanh nghiệp tư nhân Indonesia tăng.

Nhu cầu châu Phi sẽ giảm vì tồn kho tăng. Thị trường đồn đoán về việc Trung Quốc bán gạo tồn kho từ vụ cũ sang nhiều thị trường châu Phi quan trọng với giá rẻ.

Theo Kinh tế & Tiêu dùng

 

 

TIN TỨC KHÁC

Philippines mở thầu mua gạo ngay trong tuần này

16-4-2018

Philippines mở thầu mua gạo ngay trong tuần này

Xuất khẩu gạo tăng trưởng mạnh trong quý I

10-4-2018

Xuất khẩu gạo đang có nhiều khởi sắc khi kim ngạch tăng trưởng mạnh trong quý đầu tiên của năm 2018.

TT lúa gạo: Giá tăng tại Việt Nam và Ấn Độ, giảm ở Thái Lan

2-4-2018

Giá gạo xuất khẩu tại Ấn Độ tuần này tăng do nguồn cung hạn hẹp và nhu cầu cải thiện, trong khi thị trường Thái Lan trầm lắng do thiếu vắng nhu cầu từ khách hàng quốc tế.

Đề xuất xóa bỏ “đặc quyền” của Hiệp hội lương thực trong xuất khẩu gạo

30-3-2018

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đang bộc lộ nhiều hạn chế trong hoạt động cũng như bảo vệ quyền lợi chung của các thành viên. Do đó, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, đề xuất Chính phủ thay đổi và xóa bỏ “đặc quyền” của VFA trong xuất khẩu gạo.

Trung Quốc ngày càng chi phối thị trường lúa gạo toàn cầu

26-3-2018

Giống như với các loại cây trồng khác như bông, ngô hay lúa mì, Trung Quốc đang nhanh chóng trở thành một "gã khổng lồ" trên thị trường gạo thế giới.

Gạo Việt trước cơ hội đẩy mạnh thị trường xuất khẩu

23-3-2018

Vụ lúa đông xuân 2017-2018 ở ĐBSCL đang vào mùa thu hoạch rộ. Nông dân nhiều địa phương gặp thuận lợi, trúng mùa, lúa bán được giá cao.

Cơ hội xuất khẩu gạo đang mở

16-3-2018

Vụ lúa ĐX 2017-2018 ở ĐBSCL đang thu hoạch rộ. Thời tiết thuận lợi, nông dân trúng mùa, lúa bán giá cao. Chuyển động thị trường xuất gạo đầu năm bắt nhịp khá tốt. Ông Nguyễn Ngọc Nam, Quyền Tổng giám đốc Vinafood2, tân Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã có cuộc trao đổi với PV Báo NNVN vấn đề này.

Hai tháng đầu năm, xuất khẩu gạo tăng gần 30% kim ngạch

16-3-2018

2 tháng đầu năm 2018, lượng gạo xuất khẩu của cả nước vẫn tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 831.504 tấn và kim ngạch tăng 29,9%, đạt 408,08 triệu USD.

XK gạo đầu năm 2018: Những tín hiệu vui

10-3-2018

Sau nhiều năm bị lép vế trước đối thủ Thái Lan, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã khởi sắc, đặc biệt, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam 2 tháng năm 2018 đạt trung bình 475 USSD/tấn, cao hơn cả Thái Lan.