LÚA GẠO

Xuất khẩu gạo Myanmar có thể đạt 4 triệu tấn trong 2 năm tới

Cập nhật ngày: 09 | 03 | 2018

Xuất khẩu gạo của Myanmar có thể đạt 4 triệu tấn trong năm tài khóa 2020-21, theo ước tính của Hiệp hội Lúa gạo Myanmar (MRF) tại Diễn đàn của Hiệp hội này năm 2018 tại Nay Pyi Taw vào ngày 6/3 vừa qua.

Với mức xuất khẩu này, doanh thu từ xuất khẩu lúa gạo của Myanmar có thể đạt 1,5 tỷ USD trong 2 năm nữa.

Trong 11 tháng đầu năm tài khóa 2017-18 (từ tháng 4/2017 đến tháng 2/2018), Myanmar đã xuất khẩu được khoảng 3 triệu tấn gạo, trị giá gần 900 triệu USD, theo chia sẻ của Bộ Thương mại Myanmar. Đây cũng là mức xuất khẩu kỉ lục trong 70 năm trở lại đây của nước này.

Trong năm tài khóa 2018-19, Hiệp hội Lúa gạo Myanmar dự báo nước này cũng sẽ xuất khẩu được khoảng 3 triệu tấn, trị giá khoảng 1 triệu USD do chất lượng gạo tăng.

Nếu phương thức sản xuất tiếp tục được cải thiện, trong năm tài khóa 2019-20, nước này có thể sẽ xuất khẩu được 3,5 triệu tấn, trị giá khoảng 1,2 tỷ USD.

Hiện nay, mỗi năm Myanmar sản xuất được khoảng 13-14 triệu tấn gạo. Trong đó, khoảng 10 triệu tấn sẽ được tiêu dùng trong nước. Con số này tương đương với lượng tiêu dùng trị giá 5 nghìn tỷ Kyat (3,7 tỷ USD) trong 11 tháng đầu năm tài chính này, theo Hiệp hội Lúa gạo Myanmar.

Thị trường xuất khẩu chính của Myanmar là Trung Quốc, Bangladesh, Sri Lanka, các nước Tây Phi và một phần Châu Âu.

Theo Myanmar Times

TIN TỨC KHÁC

Giá gạo xuất khẩu Campuchia tăng

27-2-2018

Giá gạo xuất khẩu Campuchia tăng

Ấn Độ kỳ vọng tăng mạnh xuất khẩu gạo nhờ nhu cầu cao, tồn kho gạo Thái Lan cạn kiệt

26-2-2018

Từ tháng 4 – 12/2017, xuất khẩu gạo non-basmati của Ấn Độ đã tăng 40% so với cùng kỳ năm 2016, có thể đạt 8 triệu tấn trong năm tài khóa 2017-18. Nhu cầu mạnh từ các nước láng giềng là Bangladesh và Sri Lanka, cùng vớii nhu cầu mua ổn định từ những đối tác truyền thống tại châu Phi là nguyên nhân chính giúp xuất khẩu gạo non-basmati Ấn Độ tăng mạnh và có khả năng đạt mức cao kỷ lục mới trong năm tài khóa hiện tại. Bên cạnh đó, tồn kho gạo Thái Lan cạn kiệt đang giúp Ấn Độ giành thị phần trên thị trường quốc tế.

Campuchia thành lập cơ quan mới để chứng nhận nguồn gốc xuất xứ gạo

24-2-2018

Bộ Thương mại Campuchia vừa thành lập cơ quan mới nhằm kiểm tra chuỗi sản xuất – cung ứng gạo thương hiệu “made in Cambodia” để đảm bảo nguồn gốc xuất xứ và cung cấp bằng chứng xác thực cho người mua quốc tế. Gạo Campuchia đã liên tục thắng các giải thưởng quốc tế về chất lượng, động thái này nhằm ngăn chặn việc buôn bán các loại gạo giả mạo nguồn gốc Campuchia.

Giá gạo châu Á giảm, các nhà xuất khẩu gạo không có hợp đồng mới

23-2-2018

Giá gạo tại nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới hiện nay là Ấn Độ giảm tuần thứ 3 liên tiếp do nhu cầu trì trệ; trong khi đó, thiếu hợp đồng mới cũng gây áp lực lên giá gạo chào bán từ các nước xuất khẩu lớn khác.

SKC dự báo doanh số máy móc nông nghiệp tăng nhờ giá gạo

22-2-2018

Nhà sản xuất máy móc nông nghiệp Siam Kubota Corporation (SKC) đang rất lạc quan về doanh số năm 2018 khi dự báo tăng trưởng doanh số sẽ đạt 10% lên 56 tỷ Baht, chủ yếu nhờ giá gạo tăng.

Dự báo xuất khẩu gạo Thái Lan tiếp tục lạc quan

22-2-2018

Dự báo xuất khẩu gạo Thái Lan tiếp tục lạc quan

Giá gạo Hom Mali chạm mốc cao nhất trong 5 năm do nhu cầu cao

9-2-2018

Giá lúa gạo thơm jasmine Hom Mali đã chạm mức giá cao nhất trong 5 năm, chủ yếu do nhu cầu quốc tế tăng.

Bulog ký hợp đồng mua 281.000 tấn gạo nhập khẩu

8-2-2018

Bulog ký hợp đồng mua 281.000 tấn gạo nhập khẩu

Philippines tuyên bố chưa cần nhập khẩu gạo bất chấp dự trữ thấp

8-2-2018

Theo tuyên bố của một nhà chức trách Philippines tại phiên thảo luận chính phủ để quyết định nhập khẩu gạo ngày 7/2, Philippines không cần nhập khẩu gạo khẩn cấp, bất chấp dự trữ gạo trong kho của cơ quan dự trữ gạo quốc gia (NFA) đang ở mức thấp nhất trong hơn 2 thập kỷ.

Những cánh đồng lúa Việt Nam canh tác lúa Nhật và câu chuyện ẩm thực

7-2-2018

Nông dân trồng lúa Nhật Bản đang liên doanh trên khắp châu Á để trồng giống lúa Nhật trên các cánh đồng bản địa. Với cú hích là mức tăng nhanh số lượng nhà hàng Nhật Bản trên khắp châu Á, nông dân Nhật Bản đang hợp tác với nông dân châu Á để ứng dụng tri thức, hy vọng sẽ tận dụng sức mạnh thương hiệu mạnh mà gạo Japonica đang có trên thị trường. Khuynh hướng này cũng đang thu hút người dân địa phương thử thưởng thức gạo Nhật mà không phải trả cái giá cao ngất ngưởng của gạo nhập khẩu, mà một số người tiêu dùng Trung Quốc giàu có đang tận hưởng.