Đứng trên ruộng lúa nước ngập tới tối, một cán bộ đang hướng dẫn một nhóm gần 100 nông dân ở Kebbi, một tỉnh Tây Bắc Nigeria, cách dùng thuốc diệt cỏ. Buổi tập huấn đang thu hút được sự chú ý này, được tổ chức bởi Tập đoàn TGI, một tập đoàn Nigeria đang điều hành một nhà máy xay sát lớn gần đó. Ông Hussein Ahmed, một nông dân, cho biết sản lượng thu hoạch từ mảnh ruộng nhỏ của ông đã tăng 50% kể từ khi ông sử dụng hóa chất và cẩn thận giãn cách mạ. Một nông dân khác tự hào kể về việc cưới được cô vợ thứ hai nhờ tiền kiếm được từ trồng lúa.
Trong vùng này, gạo được nấu cùng với cà chua và ớt ngâm để làm món jollof, một món ăn luôn cay đến chảy nước mắt, dù người nấu có khăng khăng thuyết phục rằng nó cay vừa phải đến mức nào. Món Jollof không chỉ là đề tài gây tranh cãi giữa người Ghana và người Nigeria xem món Jollof của nước nào ngon. Nguyên liệu chính của nó – gạo, cũng đang trở thành một biểu tượng của sự cố gắng đa dạng hóa nền kinh tế Nigeria, nền kinh tế mà trước nay vốn chỉ xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu mọi thứ còn lại.
Ông Muhammadu Buhari, người được bổ nhiệm vào vị trí Tổng thống kể từ tháng 5/2015, trong bối cảnh nền kinh tế đang bị khủng hoảng bởi giá dầu giảm, hướng tới việc tự cung tự cấp. Ngân hàng trung ương của nước này đã ngừng trao đổi ngoại tệ cho các nhà nhập khẩu 41 mặt hàng, trong đó bao gồm gạo, kem đánh răng và hương. Chính phủ cũng đã tăng mức thuế nhập khẩu gạo từ 10% lên 60% trong tháng 10/2016 để khuyến khích người dân trồng gạo.
Việc tăng thuế này hiển nhiên sẽ giúp nông dân và các nhà máy xay sát như TGI ở Kebbi. Nhà máy xay sát này hiện đang sản xuất 120.000 tấn gạo/năm. Công ty còn đang lên kế hoạch xây dựng thêm một nhà máy công suất 100,000 tấn and mở thêm 2 cơ sở xay sát tại các bang khác trong năm năm tới. Ông Aliko Dangote, người giàu nhất châu Phi, cho biết ông sẽ đầu tư 6 nhà máy sản xuất 1 triệu tấn gạo/năm.
Để cung cấp đủ gạo cho các nhà máy này, Nigeria cần phải tăng sản lượng, vốn đang ở mức thấp nhất thế giới, của họ. Nông dân Thái Lan thu hoạch 3 vụ 1 năm, trong khi nông dân Nigeria chỉ thu hoạch 1 đến 2 vụ 1 năm. Theo kế hoạch tăng trưởng, những công ty như TGI sẽ hỗ trợ trước đào tạo, phân bón và các hóa chất khác, và nông dân sẽ trả lại sau thu hoạch. Nhưng để mở rộng mô hình này ra 1,4 triệu nông dân trồng lúa ở nước này, thì sẽ là một nhiệm vụ khủng lồ.
Ngân hàng Trung ương đã làm được điều này bằng cách cho 250.000 nông dân (phần lớn trồng lúa) vay 55 tỷ Naira (tương đương 153 triệu USD). Nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học và công chức bình thường cũng đã tham ra vào làn sóng này và bắt đầu canh tác. Các quan chức Ngân hàng Trung ương rất phấn khởi khi nói về khoản tiền lớn họ đã cho vay, nhưng họ không đề cập gì vè các tiền sẽ được trả lại như thế nào. Gần đây, một cơ quan chống tham nhũng của Nigeria đã thu hồi 300 triệu Naira bị đánh cắp từ chương trình cho vay dành cho nông dân, tại 2 bang của nước này.
Tuy nhiên, vấn đề lớn hơn đặt ra là sản xuất trong nước vẫn chưa thể cạnh tranh với gạo nhập khẩu từ châu Á. Ông Farouk Gumel, thuộc Tập đoàn TGI cho biết trong tháng 1, ông bán gạo bao 50kg tại cổng nhà máy với giá 14.000 Naira một bao (thương nhân có thể tăng thêm chi phí khi đưa đến các tỉnh phía Nam ở xa). Tuy nhiên, gạo nhập lậu bán tại chợ thành thị chỉ có giá 12.500 Naira một bao. Nhờ sản xuất tăng và có thể là cả nhập lậu tăng, giá gạo đã thấp hơn so với một năm trước, nhưng giá gạo vẫn đang cao hơn 68% so với 2 năm trước.
Chính phủ cho rằng các chính sách vẫn đang vận hành tốt và Nigeria không cần nhập khẩu gạo cho tới cuối năm nay. Nhưng các con số thực tế lại không cho thấy vậy. Chính phủ Nigeria thông báo rằng sản xuất lúa gạo đã tăng gấp đôi kể từ năm 2015 (và sẽ tăng thêm 50% trong năm nay), nhưng có rất ít số liệu chứng minh được tuyên bố đầy tham vọng này. Người dân Nigeria tiêu thụ 5,3 – 7 triệu tấn gạo mỗi năm. Nhập khẩu chiếm khoảng 2 – 3 triệu tấn, một con số gần như không mấy thay đổi trong những năm gần đây (xem bảng). Bộ trưởng Bộ Thông tin Nigeria, ông Lai Mohammed, chỉ ra rằng số liệu thống kê từ Thái Lan cho thấy gạo xuất khẩu sang Nigeria đã giảm 97% trong 2 năm qua. Nhưng xuất khẩu của Thái Lan đã tăng gấp đôi, lên mức 1,8 triệu tấn/năm, tương đương với 160kg một người dân Benin. Mức thuế nhập khẩu gạo của Benin đang là 12%, và biên giới được quản lý lỏng lẻo giữa nước này và Nigeria có thể là nguyên nhân chính dẫn tới nhu cầu gạo tăng bùng nổ này.
Chính sách hạn chế nhập khẩu của Nigeria có thể đem lại lợi ích cho nông dân và các nhà xay sát, khuyến khích hộ gia tăng sản xuất. Nhưng cho đến khi sản lượng cải thiện và chi phí sản xuất giảm, người tiêu dùng của này có thể vẫn phải cảm ơn thương lái nhập lậu gạo, vì đã giúp họ có đủ gạo để làm món jollof.
Theo The Economist