Phi-líp-pin vẫn cắt giảm nhập khẩu tư nhân và viễn cảnh tự cung tự cấp vẫn còn xa vời
Giá của nhiều mặt hàng thiết yếu tại Phi-líp-pin đang tăng nhanh, và việc Chính phủ giảm cung cấp gạo – nguồn lương thực chính và là một ngành hàng có tính quan trọng trong chính trị - là nguyên nhân chính của việc này.
Lạm phát đã tăng 4% trong tháng 1, đạt mức cao nhất trong 39 tháng trở lại đây và đã đạt mức trần của mục tiêu 2-4% của Ngân hàng Trung ương. Bên cạnh việc đồng Peso giảm giá và giá nhiên liệu tăng cao, lạm phát còn bị tác động bởi việc Chính phủ giảm cung cấp gạo trợ giá cho người nghèo Phi-líp-pin. Việc thiếu gạo trợ giá này đã khiến nhiều hộ thu nhập thấp phải mua gạo thương mại, làm cho giá gạo càng tăng.
Tổng thống Rodrigo Duterte đã chấp thuận nhập khẩu thêm để bổ sung dự trữ Chính phủ và giảm lạm phát, nhưng biện pháp ngắn hạn này không thể giải quyết được vấn đề đã kéo dài này. Mặc dù Phi-líp-pin không thể trồng đủ gạo để cung cấp trong nước, nhưng luật pháp nước này vẫn tiếp tục hạn chế nhập khẩu gạo (xem biểu đồ), phần lớn gạo nhập khẩu này được Chính phủ dành để bán trợ giá.
Phi-líp-pin với tư cách là một nhà nhập khẩu
Nhập khẩu hàng năm (tấn)
Ghi chú: số liệu gần nhất từ tháng 1/2018. Nguồn: Cơ quan Lương thực Quốc gia
Nhập khẩu tư nhân được đặt định mức hằng năm. Điều này thỉnh thoảng sẽ thu hẹp nguồn nguồn cung làm tăng giá gạo (xem biểu đồ). Việc này đã làm Cơ quan Lương thực Quốc gia thất thoát nhiều và hiện đang phải gánh quản nợ ước tính 152,6 tỷ Peso (tương đương 2,91 tỷ USD).
Giá gạo đang tăng tại Phi-líp-pin
Mức tăng giá hằng năm của gạo xay sát, %
Khảo sát và nguồn từ Cơ quan Thông kê Philippine
*December: tháng 12; January: tháng 11; February: tháng 2; Week: tuần; Government rice stock only enough for 2 day, below 15-day requirement: dự trữ gạo của Chính phủ không đủ chỉ đủ cho 2 ngày, dưới mức 15 ngày như yêu cầu (Luật pháp Phi-líp-pin qui định dự trữ gạo lúc nào cũng phải đủ để cung cấp cho cả nước trong 15 ngày)
Tiếp tục ủng hộ Chính sách làm tổn thương người nghèo
Các cán bộ kinh tế của Chính quyền Ông Duterte đã cố gắng thay thế hạn mức nhập khẩu bằng một hệ thống thuế - doanh thu từ hệ thống này sẽ được đầu tư lại vào các trang trại địa phương – mục tiêu của họ là có thể tự cung tự cấp gạo vào năm 2019.
Tuy nhiên, bộ trưởng Bộ Nông nghiệp vẫn quyết định đi theo kế hoạch ban đầu, và Chính phủ ông Duterte sẽ tiếp tục duy trì hạn mức nhập khẩu tư nhân hiện tại đến 2020. Tuy nhiên, phương án thuế mới vẫn có thể được xem xét thay thế cho hạn mức nhập khẩu, nếu đạo luật mới được thông qua. Do nội các Chính phủ ông Duterte vẫn đang tranh luận nhiều về chính sách bảo hộ này. Ông Duterte muốn duy trì hệ thống hiện tại, do hệ thống này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các nhóm nông dân không muốn cạnh tranh với nước ngoài. Tuy nhiên, việc hạn chế nhập khẩu sẽ giữ gạo ở giá cao, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các nông dân nghèo – người tiêu dùng gạo thực sự (xem biểu đồ)
Nông dân nghèo
Tỷ lệ nông dân nghèo, %
Chú ý: Dữ liệu chính thức về đói nghèo được công bố 3 năm 1 lần. Nguồn: Cơ quan Thống kê Philippines
Chính sách không thực tế
Chính sách nhằm hướng tới tự cung, tự cấp gạo hiện tại của Chính quyền ông Duterte, không phù hợp với mục tiêu giảm tỷ lệ đói nghèo từ 21% năm 2015 xuống mức 14% trong năm 2022. 30% lượng chi dành cho thực phẩm của người nghèo Philippines là để mua gạo. Khi giá gạo tăng do nguồn cung hạn chế, người nghèo sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Thiên tai thường xuyên xảy ra cũng là một nguyên nhân khiến chính sách tự cung tự cấp trở nên không thực tế, vì rất khó để dự báo sản lượng và lượng nhập khẩu cần thiết. Chính quyền ông Benigno Aquino III trước đây đã gần đạt được mục tiêu tự cung tự cấp gạo trong năm 2013. Tuy nhiên khi cơ bão Haiyan tràn qua nước này, lượng gạo nhập khẩu đã tăng 5 lần kể từ 2013 đến 2015, nhất là khi hạn hán do El Nino gây ảnh hưởng thêm đến vụ mùa nước này (see chart).
Philippines vẫn đang cố gắng đạt được mục tiêu tự cung tự cấp về gạo
Tỷ lệ gạo sản xuất trong nước và nhập khẩu (%)
Chú ý: Một vòng tròn đại diện 1%. Nguồn: Cơ quan Thống kê Philippines
* Imported rice: gạo nhập khẩu; locally produced rice: gạo sản xuất trong nước
Theo tờ Nikkei