CÀ PHÊ

Các tỉnh Tây Nguyên phát triển cà phê theo quy hoạch

Cập nhật ngày: 04 | 04 | 2018

Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum) đã tiến hành rà soát lại toàn bộ diện tích nhằm phát triển cà phê theo quy hoạch để thích hợp với các điều kiện tự nhiên, nhất là chủ động nguồn nước tưới, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo hiệu quả phát triển bền vững.

Tây Nguyên phát triển cà phê theo quy hoạch

Theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến năm 2020, 4 tỉnh Tây Nguyên gồm: Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai được xác định là vùng trọng điểm cà phê của cả nước ổn định diện tích khoảng 530.000 ha; trong đó, Đắk Lắk ổn định diện tích 190.000 ha, Lâm Đồng 150.000 ha, Đắk Nông 115.000 ha, Gia Lai 75.000 ha. Đặc biệt, tuy diện tích giảm nhưng các tỉnh Tây Nguyên tập trung đầu tư trồng tái canh, ghép cải tạo bằng các giống cà phê mới, thực hiện đồng bộ các biện pháp thâm canh để mỗi niên vụ vẫn đạt từ 1,2 đến 1,3 triệu tấn cà phê nhân trở lên (như hiện nay). 

Trên cơ sở đó, hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên đã tiến hành rà soát lại vùng quy hoạch sản xuất chuyên canh cà phê theo 3 cấp: tỉnh, huyện, xã và bắt đầu giảm dần diện tích cà phê ở ngoài vùng quy hoạch, nhất là những vùng cà phê không chủ động được nguồn nước, có độ dốc từ 15 độ trở lên, có vùng đất không thích hợp… 

Tỉnh Đắk Lắk, là địa phương có nhiều diện tích cà phê nhất nước, chỉ cách đây hai năm, tỉnh có trên 204.500 ha nhưng nay đã giảm xuống còn 201.150 ha và đang tiếp tục giảm chuyển diện tích cà phê không chủ động được nguồn nước, có độ dốc lớn sang trồng các loại cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. 

Tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng cũng đã chuyển hàng nghìn héc ta cà phê kém hiệu quả kinh tế sang trồng các loại cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao…. 

Các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên cũng đã tập trung nguồn lực, phương tiện, phấn đấu đến năm 2020 tiến hành trồng tái canh, ghép cải tạo cho trên 120.000 ha cà phê đã già cỗi hết chu kỳ kinh doanh, cho năng suất thấp. 

Đến nay, các tỉnh Tây Nguyên đã trồng tái canh và ghép cải tạo được hàng chục nghìn héc ta cà phê với giống mới như TR4, TR5, TR6, TR7, TR8, TR9, TR11, TR12. Đặc biệt, có bộ giống cà phê chín muộn từ tháng 1 đến tháng 2 năm sau. Đây là các giống cà phê vối kháng cao với bệnh gỉ sắt, cho năng suất cao từ 4 tấn cà phê nhân trở lên/ha, đáp ứng tốt yêu cầu xuất khẩu. 

Đến nay, Lâm Đồng là địa phương có tiến độ trồng tái canh, ghép cải tạo cà phê nhiều nhất với trên 40.000 ha, kế đến là tỉnh Đắk Lắk với trên 20.000 ha.. 

Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên có tổng diện tích cà phê trên 582.149 ha, vượt quy hoạch gần 53.000 ha; trong đó, tỉnh Đắk Lắk vượt nhiều nhất với trên 11.000 ha, kế đến là Lâm Đồng vượt kế hoạch 10.000 ha…/. 

Theo TTXVN

 

 

TIN TỨC KHÁC

Cà phê châu Á: Giao dịch tăng ở Indonesia, trầm lắng ở Việt Nam do nhu cầu yếu

30-3-2018

Giao dịch cà phê ở Indonesia tăng lên trong tuần này suốt vụ thu hoạch nhỏ, còn Việt Nam vẫn khá im ắng do nhu cầu yếu từ những người mua quốc tế, giới thương nhân cho biết.

Đắk Nông: Xúc tiến xây dựng nhãn hiệu ‘Cà phê Đắk Mil’

28-3-2018

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi nên huyện Đắk Mil có diện tích canh tác cà phê lớn, sản lượng, chất lượng cao bậc nhất tỉnh. Phát huy tiềm năng này, địa phương đang xúc tiến xây dựng một nhãn hiệu cà phê chất lượng, uy tín và mang lại giá trị cao.

Đắk Nông: Tái canh gần 1.000 ha cà phê trong niên vụ 2018

29-3-2018

Theo Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện Đắk Mil (Đắk Nông), trong niên vụ này, toàn huyện sẽ tiến hành tái canh cà phê trên tổng diện tích 957 ha. Trong số này, có 758,5 ha cà phê trồng mới và 198,5 ha ghép cải tạo.

Xuất khẩu cà phê giảm mạnh sau 3 tháng tăng liên tiếp

30-3-2018

Cà phê xuất khẩu sau 3 tháng liên tục tăng mạnh (tháng 11/2017 tăng 27%, tháng 12/2017 tăng 58%, tháng 1/2018 tăng 26,8%), thì sang tháng 2/2018 xuất khẩu giảm rất mạnh.

Giá thấp, nông dân Brazil vẫn ào ào mở rộng vùng trồng cà phê

30-3-2018

Ngày càng nhiều trang trại cà phê đang được phát triển tại phía tây bang Bahia, Brazil vốn là những cánh đồng đậu tương và bông bằng phẳng không phù hợp để trồng cà phê. Tuy nhiên, những nông dân ở đây vẫn mở rộng diện tích trồng vì nhận ra lợi nhuận từ cà phê mang lại cao hơn nhiều so với trồng bông và đậu tương.

Càphê Việt Nam sánh ngang các thương hiệu càphê nổi tiếng thế giới

23-3-2018

Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, ngày 22/3, Hội chợ triển lãm quốc tế chè và càphê châu Á năm 2018 đã khai mạc tại Trung tâm triển lãm Marina Bay Sands với sự tham dự của hơn 150 doanh nghiệp đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Giá cà phê ngày 20/3/2018

20-3-2018

Giá cà phê hôm nay vẫn đang trên đà tăng

Rabobank hạ dự báo dư cung cà phê toàn cầu vụ 2018/19

15-3-2018

Mới đây Rabobank đã hạ dự báo dư cung cà phê toàn cầu vụ 2018/19 xuống còn 3,2 triệu bao do sản lượng cà phê tại Brazil sụt giảm.

Cà phê châu Á: Giá suy yếu ở Việt Nam; Indonesia bước vào vụ thu hoạch nhỏ

16-3-2018

Giá cà phê tại Việt Nam đã giảm nhẹ theo xu hướng xuống của thị trường London, còn lượng cà phê giao dịch tại Indonesia lại tăng lên khi nước này đang bước vào vụ thu hoạch nhỏ.

Xây nhà máy chế biến cà phê công suất 10.000 tấn/năm ở Bảo Lâm

5-3-2018

Xây nhà máy chế biến cà phê công suất 10.000 tấn/năm ở Bảo Lâm

"Buồn như trấu cắn" vì giá cà phê VietGAP rẻ như cà phê thường

28-2-2018

Nông dân được hứa hẹn sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ được mua với giá cao hơn cà phê thường khoảng 3.000 đồng/kg, nhưng khi thu hoạch xong, hàng trăm tấn cà phê VietGAP không có doanh nghiệp nào mua. Nhiều hộ đành ngậm ngùi bán cà phê chất lượng cao với giá thấp như cà phê thường.

Nghịch lý cà phê: 90% xuất thô, chỉ "béo" nước ngoài hưởng lợi

1-3-2018

Là cường quốc sản xuất cà phê nhưng mỗi năm Việt Nam vẫn nhập khẩu trung bình khoảng 60.000 tấn cà phê các loại đã qua chế biến từ Brazil, Mỹ, Trung Quốc, Indonesia, Lào, Campuchia… trong khi có tới 90% cà phê Việt Nam là xuất khẩu thô. Nghịch lý này đã khiến cho người trồng cà phê không có đầu ra ổn định và thiếu một thương hiệu cà phê Việt trên bản đồ thế giới.