CÀ PHÊ

"Buồn như trấu cắn" vì giá cà phê VietGAP rẻ như cà phê thường

Cập nhật ngày: 28 | 02 | 2018

Nông dân được hứa hẹn sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ được mua với giá cao hơn cà phê thường khoảng 3.000 đồng/kg, nhưng khi thu hoạch xong, hàng trăm tấn cà phê VietGAP không có doanh nghiệp nào mua. Nhiều hộ đành ngậm ngùi bán cà phê chất lượng cao với giá thấp như cà phê thường.

Bán cà phê chất lượng cao với giá cà phê thường

Đầu năm 2017, UBND xã Ia Krêl (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) phối hợp Phòng NN&PTNT huyện vận động người dân thôn Ia Gôn sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn VietGAP. Tổng cộng có 60 hộ tham gia tổ hợp tác sản xuất cà phê vối VietGAP với diện tích 100ha. Nhưng khi thu hoạch xong, một số hộ vẫn phải “cắn răng” bán cà phê chất lượng cao bằng với giá cà phê thường.

Vườn cà phê đăng ký sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của hộ ông Lê Viết Hợp

Quyết không xuất bán, gia đình ông Nguyễn Sĩ Hậu vẫn đang cất giữ 7 tấn cà phê nhân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. “Sản xuất cà phê VietGAP chi phí đầu tư rất cao, nhưng giá bán lại bằng cà phê thường. Không đành lòng bán rẻ, gia đình để trong kho từ lúc thu hoạch đến giờ. Sắp tới nếu giá cà phê VietGAP vẫn không tăng, thì tôi không theo mô hình này nữa”, ông Hậu quả quyết nói.

Ngược lại với ông Hậu, ông Lê Viết Hợp cho biết: "Tôi đăng ký sản xuất 1,5ha cà phê theo tiêu chuẩn VietGAP, quá trình làm đã tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn về bón phân, thời gian cách ly, cách bảo quản... Để đảm bảo chất lượng, tôi còn chi hơn 10 triệu đồng xây dựng thêm sân xi măng để phơi cà phê. Vậy mà đến lúc thu hoạch, tôi đành bán toàn bộ 6 tấn cà phê VietGAP với giá 36,8 triệu đồng/tấn, bằng với giá cà phê thường".

Cà phê VietGAP của ông Hậu vẫn cất trong kho vì giá bán không tương xứng mức đầu tư.

Được biết, việc sản xuất cà phê VietGAP của người dân xã Ia Gôn đảm bảo đúng quy chuẩn, tổng sản lượng thu hoạch trên 100ha là 500 tấn nhân. Đến thời điểm này, người dân đã bán khoảng 150 tấn với mức giá bằng cà phê thường, còn 350 tấn dân vẫn đang giữ lại chờ tổ hợp tác làm việc với các doanh nghiệp với hi vọng bán được giá cao hơn. 

Có nên tiếp tục sản xuất cà phê VietGAP?

Trao đổi với PV, ông Siu Luynh - Chủ tịch UBND xã Ia Krêl, cho biết trước đây bà con sản xuất cà phê theo phương thức truyền thống nên chất lượng, sản lượng không cao nên xã phối hợp với Phòng NN&PTNT mới vận động dân liên kết thành tổ và hướng người dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Ngay khi thành lập tổ, ngành chức năng đã liên hệ trước với doanh nghiệp để thu mua sản phẩm VietGAP cho bà con.

Các doanh nghiệp như Cà phê CLASSIC đã khá hài lòng với quy trình sản xuất của bà con, hứa thu mua nhưng hiện tại vẫn không thấy. Trước tình trạng này, xã cũng đã làm việc với Doanh nghiệp Cà phê NESTLE Gia Lai nhưng doanh nghiệp này cũng chỉ thu mua manh mún, nhỏ lẻ.  

Vườn cà phê sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của gia đình ông Hoàng Xuân Thủy.

“Hiện tại, xã đang tiếp tục vận động người dân sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn VietGAP, đồng thời phối hợp với Phòng NN&PTNT, UBND huyện mở ra các phương thức quảng bá, kêu gọi các doanh nghiệp thu mua, bao tiêu sản phẩm cà phê VietGAP cho dân”, ông Luynh cho biết thêm.

Theo ông Lê Huy Toàn - Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản Gia Lai cho hay, năm 2017 diện tích cà phê sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh là 130ha, tập trung ở huyện Đức Cơ 100ha và 30 ha còn lại ở TP.Pleiku. Đây là phương thức sản xuất tiên tiến, vừa đảm bảo chất lượng, thân thiện với môi trường... nên cần khuyến khích".

“Còn giá cả là theo thị trường, không thể can thiệp được. Chúng tôi hướng người dân làm theo tổ hợp tác để có cơ chế kiểm soát chéo, đảm bảo chất lượng trước khi đưa ra thị trường, sắp tới chúng tôi sẽ tổ chức các buổi chợ phiên, hoặc mời người mua gặp gỡ người bán để liên kết với nhau, tạo thành chuỗi".

Theo Dân Việt

 

TIN TỨC KHÁC

Nghịch lý cà phê: 90% xuất thô, chỉ "béo" nước ngoài hưởng lợi

1-3-2018

Là cường quốc sản xuất cà phê nhưng mỗi năm Việt Nam vẫn nhập khẩu trung bình khoảng 60.000 tấn cà phê các loại đã qua chế biến từ Brazil, Mỹ, Trung Quốc, Indonesia, Lào, Campuchia… trong khi có tới 90% cà phê Việt Nam là xuất khẩu thô. Nghịch lý này đã khiến cho người trồng cà phê không có đầu ra ổn định và thiếu một thương hiệu cà phê Việt trên bản đồ thế giới.

ICE triển khai giao dịch quyền chọn giãn ngày đáo hạn đối với cà phê Robusta

22-2-2018

ICE Futures Europe cho biết sẽ triển khai các giao dịch quyền chọn giãn lịch đáo hạn đối với cà phê Robusta, sau những yêu cầu từ phía khách hàng đang giao dịch sản phẩm tài chính tương tự đối với cà phê Arabica.

Triển vọng sản xuất cà phê Brazil tích cực, dù xuất khẩu giảm

22-2-2018

Cecafe nhấn mạnh triển vọng sản xuất cà phê bội thu tại Brazil trong năm 2018, ngay cả khi xuất khẩu giảm thấp bất thường trong giai đoạn đầu năm 2018 và được dự báo còn tiếp tục giảm tiếp.

Nguồn cung cà phê Colombia giảm, tồn kho cà phê tại Mỹ giảm

21-2-2018

Các nhà nhập khẩu cà phê Mỹ đang tăng mua cà phê Colombia từ các nhà kho do các lô hàng xuất khẩu đến trễ trong khi tồn kho đang giảm, đẩy giá tăng sau khi thời tiết bất lợi làm giảm sản lượng cà phê của nước sản xuất cà phê Arabica chất lượng cao lớn nhất thế giới.

Nông dân trồng cà phê Nam Mỹ đổ xô trồng cà phê Robusta

9-2-2018

Ngày càng nhiều nông dân tại các nước Nam Mỹ, vốn nổi tiếng với loại cà phê Arabica chất lượng cao, đang bắt đầu trồng loại cà phê Robusta có giá thị trường rẻ hơn – vốn không được cổ xúy trồng hoặc thậm chí bị cấm trồng tại một số nước.

ICO hạ ước tính nguồn cung cà phê toàn cầu, nâng ước tính nhu cầu

8-2-2018

Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) đang tiến hành điều chỉnh các ước tính trong 3 niên vụ vừa qua, theo đó ICO hạ ước tính nguồn cung cà phê toàn cầu, dù tăng nhẹ ước tính sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2017-18.

Ngành cà phê Thái Lan kêu gọi chính phủ chấm dứt hạn ngạch thuế đối với cà phê nhập khẩu

5-2-2018

Các nhà sản xuất Thái Lan đang kêu gọi chính phủ dỡ bỏ hệ thống hạn ngạch thuế đối với nhập khẩu cà phê hạt. Thái Lan chỉ có thể sản xuất 25.000 – 26.000 tấn cà phê hạt hàng năm, phần lớn dùng cho tiêu dùng nội địa, buộc nước này phụ thuộc vào nguồn cà phê nhập khẩu khoảng 50.000 – 60.000 tấn hàng năm.

Tổng hợp các dự báo cung – cầu cà phê niên vụ 2017 – 18

24-1-2018

Dự báo cân bằng cung – cầu cà phê thế giới là một công việc khó khăn, thể hiện qua sự khác biệt trong các ước tính cho niên vụ 2017 – 18, trong đó không có đồng thuận rõ ràng về liệu thị trường sẽ thặng dư hay thâm hụt.

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với trà, cà phê: Nhiều ý kiến trái chiều

12-1-2018

Mới đây, Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế cà phê hòa tan, trà đóng gói vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo đó, Bộ này đề xuất hai phương án: áp dụng mức thuế suất 10% hoặc 20% từ năm 2019. Trước đề xuất này, nhiều bộ ngành yêu cầu Bộ Tài chính làm rõ những cơ sở tăng thuế và rất cần lưu ý đến việc nâng cao giá trị gia tăng đối với hai ngành hàng này.

Conab: Sản lượng cà phê năm 2018 của Brazil dự báo cao kỷ lục

19-1-2018

Theo cơ quan thống kê Brazil Conab, Brazil sẽ thu hoạch sản lượng cà phê cao kỷ lục trong năm 2018. Nhận định này tương đồng với nhận định của thị trường về vụ sản xuất cà phê bội thu của Brazil trong năm 2018.

Dự trữ cà phê tại các kho của Mỹ đến cuối tháng 12/2017

20-1-2018

Dự trữ cà phê tại các kho của Mỹ đến cuối tháng 12/2017

ICO nâng dự báo nguồn cung cà phê, áp lực giảm giá tăng

15-1-2018

Theo Commerzbank, tình hình nguồn cung cà phê càng dồi dào hơn khi ICO nâng dự báo dự trữ cho cả niên vụ hiện tại và niên vụ trước. ICO vừa nâng ước tính thặng dư cà phê toàn cầu thêm 94.000 bao lên 1,18 triệu bao trong niên vụ 2017 – 18, chủ yếu phản ánh mức sản lượng cà phê toàn cầu cao kỷ lục 158,8 triệu bao. Đối với năm 2016 – 17 kết thúc vào tháng 9/2017, ICO cũng nâng ước tính thặng dư cà phê thêm 257.000 bao nữa lên 2,63 triệu bao.