CÀ PHÊ

Càphê Việt Nam sánh ngang các thương hiệu càphê nổi tiếng thế giới

Cập nhật ngày: 23 | 03 | 2018

Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, ngày 22/3, Hội chợ triển lãm quốc tế chè và càphê châu Á năm 2018 đã khai mạc tại Trung tâm triển lãm Marina Bay Sands với sự tham dự của hơn 150 doanh nghiệp đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Càphê Việt Nam có chất lượng nổi tiếng thế giới. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Bà Trần Thu Quỳnh, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Singapore, nhận định hội chợ triển lãm là sự kiện quan trọng đối với các doanh nghiệp chè và càphê Việt Nam.

Đại diện của Việt Nam có cơ hội để gặp gỡ, kết nối giao thương với các đối tác trong khu vực và ngoài khu vực. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh hoạt động quảng bá, giới thiệu và bảo vệ cho thương hiệu của mình. 

Với chủ đề “ASEAN: Thị trường mới cho càphê,” hội chợ lần này giới thiệu với khách hàng các loại nguyên liệu, kỹ thuật trồng, chế biến, bảo quản chè và càphê của các nước trên thế giới. 

Một số loại thực phẩm khác đi kèm như đồ tráng miệng, kẹo và bánh ngọt… của các nhà hàng nổi tiếng trên thế giới cũng được trưng bày và giới thiệu tại triển lãm.

Đặc biệt, đại diện các nước tại hội chợ triển lãm lần này đã chú trọng làm nổi bật những nét độc đáo trong nghệ thuật pha chế, văn hóa thưởng thức chè và càphê để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Đây cũng được coi là một hướng đi mới trong việc quảng bá, tiếp cận và mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp chè, càphê trong khu vực. 

Theo đánh giá, nhu cầu tiêu thụ càphê của thế giới sẽ tiếp tục tăng mạnh và sẽ đạt mức hơn 10 triệu tấn vào năm 2020, trong đó khu vực Đông Nam Á sẽ trở thành thị trường tiềm năng và hứa hẹn cho các doanh nghiệp chè, càphê. 

Một loạt sự kiện bên lề như thuyết trình, trao đổi và thảo luận cũng sẽ được các chuyên gia thực hiện, giúp các doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng phát triển mới cùng khó khăn, thách thức mà ngành chè và càphê khu vực đang đối mặt. 

Với khách hàng, các chuyên gia cũng sẽ giúp họ tìm hiểu kỹ hơn hiểu kỹ hơn về lịch sử, công dụng, quy trình pha chế và đặc biệt là sự tinh túy trong văn hóa thưởng thức chè và càphê của các nước trên thế giới. 

Tại hội chợ, ông Hoàng Hải Nam, Giám đốc sáng tạo của Công ty Cộng càphê, cho biết mục đích của doanh nghiệp khi tham gia hội chợ không chỉ dừng ở việc khẳng định về chất lượng, mà còn góp phần giới thiệu cũng như quảng bá cả nghệ thuật pha chế và văn hóa càphê của Việt Nam đến với bạn bè thế giới. 

Ông Hoàng Hải Nam nhấn mạnh với chất lượng nguyên liệu và cách thức pha chế độc đáo của mình, càphê Việt Nam hoàn toàn có thể sánh ngang thương hiệu nổi tiếng khác của các nước trên thế giới. 

Triển lãm chè và càphê quốc tế châu Á năm 2018 sẽ mở cửa đến hết ngày 24/3 và dự kiến sẽ đón khoảng 11.000 lượt khách tới tham quan, tìm kiếm cơ hội kết nối giao thương./.

Theo TTXVN

 

TIN TỨC KHÁC

Giá cà phê ngày 20/3/2018

20-3-2018

Giá cà phê hôm nay vẫn đang trên đà tăng

Rabobank hạ dự báo dư cung cà phê toàn cầu vụ 2018/19

15-3-2018

Mới đây Rabobank đã hạ dự báo dư cung cà phê toàn cầu vụ 2018/19 xuống còn 3,2 triệu bao do sản lượng cà phê tại Brazil sụt giảm.

Cà phê châu Á: Giá suy yếu ở Việt Nam; Indonesia bước vào vụ thu hoạch nhỏ

16-3-2018

Giá cà phê tại Việt Nam đã giảm nhẹ theo xu hướng xuống của thị trường London, còn lượng cà phê giao dịch tại Indonesia lại tăng lên khi nước này đang bước vào vụ thu hoạch nhỏ.

Xây nhà máy chế biến cà phê công suất 10.000 tấn/năm ở Bảo Lâm

5-3-2018

Xây nhà máy chế biến cà phê công suất 10.000 tấn/năm ở Bảo Lâm

"Buồn như trấu cắn" vì giá cà phê VietGAP rẻ như cà phê thường

28-2-2018

Nông dân được hứa hẹn sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ được mua với giá cao hơn cà phê thường khoảng 3.000 đồng/kg, nhưng khi thu hoạch xong, hàng trăm tấn cà phê VietGAP không có doanh nghiệp nào mua. Nhiều hộ đành ngậm ngùi bán cà phê chất lượng cao với giá thấp như cà phê thường.

Nghịch lý cà phê: 90% xuất thô, chỉ "béo" nước ngoài hưởng lợi

1-3-2018

Là cường quốc sản xuất cà phê nhưng mỗi năm Việt Nam vẫn nhập khẩu trung bình khoảng 60.000 tấn cà phê các loại đã qua chế biến từ Brazil, Mỹ, Trung Quốc, Indonesia, Lào, Campuchia… trong khi có tới 90% cà phê Việt Nam là xuất khẩu thô. Nghịch lý này đã khiến cho người trồng cà phê không có đầu ra ổn định và thiếu một thương hiệu cà phê Việt trên bản đồ thế giới.

ICE triển khai giao dịch quyền chọn giãn ngày đáo hạn đối với cà phê Robusta

22-2-2018

ICE Futures Europe cho biết sẽ triển khai các giao dịch quyền chọn giãn lịch đáo hạn đối với cà phê Robusta, sau những yêu cầu từ phía khách hàng đang giao dịch sản phẩm tài chính tương tự đối với cà phê Arabica.

Triển vọng sản xuất cà phê Brazil tích cực, dù xuất khẩu giảm

22-2-2018

Cecafe nhấn mạnh triển vọng sản xuất cà phê bội thu tại Brazil trong năm 2018, ngay cả khi xuất khẩu giảm thấp bất thường trong giai đoạn đầu năm 2018 và được dự báo còn tiếp tục giảm tiếp.

Nguồn cung cà phê Colombia giảm, tồn kho cà phê tại Mỹ giảm

21-2-2018

Các nhà nhập khẩu cà phê Mỹ đang tăng mua cà phê Colombia từ các nhà kho do các lô hàng xuất khẩu đến trễ trong khi tồn kho đang giảm, đẩy giá tăng sau khi thời tiết bất lợi làm giảm sản lượng cà phê của nước sản xuất cà phê Arabica chất lượng cao lớn nhất thế giới.

Nông dân trồng cà phê Nam Mỹ đổ xô trồng cà phê Robusta

9-2-2018

Ngày càng nhiều nông dân tại các nước Nam Mỹ, vốn nổi tiếng với loại cà phê Arabica chất lượng cao, đang bắt đầu trồng loại cà phê Robusta có giá thị trường rẻ hơn – vốn không được cổ xúy trồng hoặc thậm chí bị cấm trồng tại một số nước.

ICO hạ ước tính nguồn cung cà phê toàn cầu, nâng ước tính nhu cầu

8-2-2018

Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) đang tiến hành điều chỉnh các ước tính trong 3 niên vụ vừa qua, theo đó ICO hạ ước tính nguồn cung cà phê toàn cầu, dù tăng nhẹ ước tính sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2017-18.

Ngành cà phê Thái Lan kêu gọi chính phủ chấm dứt hạn ngạch thuế đối với cà phê nhập khẩu

5-2-2018

Các nhà sản xuất Thái Lan đang kêu gọi chính phủ dỡ bỏ hệ thống hạn ngạch thuế đối với nhập khẩu cà phê hạt. Thái Lan chỉ có thể sản xuất 25.000 – 26.000 tấn cà phê hạt hàng năm, phần lớn dùng cho tiêu dùng nội địa, buộc nước này phụ thuộc vào nguồn cà phê nhập khẩu khoảng 50.000 – 60.000 tấn hàng năm.