CÀ PHÊ

Xuất khẩu cà phê giảm mạnh sau 3 tháng tăng liên tiếp

Cập nhật ngày: 30 | 03 | 2018

Cà phê xuất khẩu sau 3 tháng liên tục tăng mạnh (tháng 11/2017 tăng 27%, tháng 12/2017 tăng 58%, tháng 1/2018 tăng 26,8%), thì sang tháng 2/2018 xuất khẩu giảm rất mạnh.

Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, lượng cà phê xuất khẩu của Việt  Nam ra thị trường nước ngoài sau 3 tháng liên tục tăng mạnh (tháng 11/2017 tăng 27%, tháng 12/2017 tăng 58%, tháng 1/2018 tăng 26,8%) , thì sang tháng 2/2018 xuất khẩu giảm mạnh 35,3% về lượng và giảm 35,9% về kim ngạch so với tháng liền kề trước đó, chỉ đạt 129.893 tấn, tương đương 251,3 triệu USD. So với tháng 2/2017 cũng giảm 11,3% về lượng và giảm 24,3% về kim ngạch.

Tính chung, cả 2 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu cà phê của cả nước tăng 15,1% về lượng nhưng giảm 1,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2017, đạt 329.829 tấn, tương đương 641,57 triệu USD. Giá cà phê xuất khẩu trung bình cũng giảm trên 14% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1.945 USD/tấn.

Các thị trường tiêu thụ nhiều cà phê của Việt Nam gồm có: Đức, Mỹ, Indonesia, Italia, Nhật Bản… Trong đó, xuất khẩu sang Đức chiếm trên 15% trong tổng lượng và 14% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước, đạt 49.716 tấn, tương đương 90,26 triệu USD, giảm nhẹ 2% về lượng và giảm 18% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Giá cà phê xuất khẩu sang Đức cũng giảm trên 16% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1.815 USD/tấn.

Xuất khẩu sang Mỹ, chiếm trên 11% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước, đạt 37.010 tấn, trị giá 72,27 triệu USD, giảm 16,2% về lượng và giảm 28,7% về giá trị so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu sang thị trường này cũng giảm 15%, đạt 1.953 USD/tấn.

Thị trường Indonesia được đặc biệt chú ý, với mức tăng đột biến gấp hơn 17 lần về lượng và gấp hơn 15 lần về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 28.665 tấn, trị giá 54,28 triệu USD,  chiếm trên 8% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước.

Cà phê xuất khẩu sang các nước EU nói chung đạt 134.828 tấn, trị giá 251,26 triệu USD, chiếm tới 40% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước; giảm 3,8% về lượng và giảm 18,4% về trị giá so với cùng kỳ.

Cà phê xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á nói chung tăng rất mạnh 248,8% về lượng và tăng 181,7% về trị giá so với cùng kỳ, đạt 47.061 tấn, trị giá 92,74 triệu USD; chiếm trên 14% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước.

Xét về mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cà phê trong 2 tháng đầu năm nay, thì thấy phần lớn các thị trường đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái; Trong đó, ngoài thị trường Indonesia tăng đột biến như trên, thì còn một số thị trường cũng tăng mạnh về kim ngạch như: Hy Lạp tăng 346,5%, đạt 4,68 triệu USD; Nam Phi tăng 257% đạt 3,72 triệu USD; NewZealand tăng 90,5% đạt 1,04 triệu USD; Ai Cập tăng 80%, đạt 3,81 triệu USD.

Xuất khẩu cà phê tháng 2/2018

Thị trường

2T/2018

(%) so sánh 2T/2018 với cùng kỳ

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng cộng

329.829

641.571.076

15,08

-1,05

Đức

49.716

90.255.048

-2,13

-18,08

Mỹ

37.010

72.274.629

-16,16

-28,69

Indonesia

28.665

54.280.900

1,680,43

1,440,45

Italia

24.852

46.920.634

-4,76

-18,18

Nhật Bản

18.686

37.568.185

44,33

26,22

Tây Ban Nha

18.960

35.618.766

-2,31

-15,28

Nga

16.022

31.790.293

120,81

73,76

Algeria

14.036

26.441.969

54,87

34,29

Bỉ

14.106

25.403.909

-35,36

-46,17

Philippines

11.641

23.311.499

98,48

67,77

Anh

9.223

17.404.705

30,56

4,13

Pháp

7.810

14.354.222

23,46

6,8

Trung Quốc

5.173

13.364.890

20,36

-1,97

Hàn Quốc

6.557

13.012.261

-0,41

-9,65

Ấn Độ

6.572

12.422.130

-4,95

-10,15

Mexico

6.773

11.724.595

57,11

31,49

Malaysia

5.259

10.336.148

9,29

-5,49

Australia

3.680

7.023.924

49,65

22,15

Ba Lan

2.297

5.533.177

-34,52

-36,45

Bồ Đào Nha

2.875

5.347.484

88,77

53,91

Hy Lạp

2.540

4.677.168

450,98

356,48

Ai Cập

2.105

3.806.422

99,34

80,13

Thái Lan

1.228

3.753.973

79,27

37,22

Nam Phi

1.960

3.721.330

296,76

257,24

Hà Lan

1.514

3.388.192

-34,71

-40,3

Israel

880

3.101.812

1,38

3,77

Canada

888

1.766.412

-4,82

-19,14

Romania

497

1.620.203

-6,23

12,75

New Zealand

578

1.040.451

170,09

90,47

Đan Mạch

438

832.537

59,85

31,74

Campuchia

119

551.334

50,63

61,68

Singapore

149

504.712

-66,37

-66,03

Thụy Sỹ

146

301.380

89,61

75,97

(Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)

Theo Vinanet

TIN TỨC KHÁC

Giá thấp, nông dân Brazil vẫn ào ào mở rộng vùng trồng cà phê

30-3-2018

Ngày càng nhiều trang trại cà phê đang được phát triển tại phía tây bang Bahia, Brazil vốn là những cánh đồng đậu tương và bông bằng phẳng không phù hợp để trồng cà phê. Tuy nhiên, những nông dân ở đây vẫn mở rộng diện tích trồng vì nhận ra lợi nhuận từ cà phê mang lại cao hơn nhiều so với trồng bông và đậu tương.

Càphê Việt Nam sánh ngang các thương hiệu càphê nổi tiếng thế giới

23-3-2018

Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, ngày 22/3, Hội chợ triển lãm quốc tế chè và càphê châu Á năm 2018 đã khai mạc tại Trung tâm triển lãm Marina Bay Sands với sự tham dự của hơn 150 doanh nghiệp đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Giá cà phê ngày 20/3/2018

20-3-2018

Giá cà phê hôm nay vẫn đang trên đà tăng

Rabobank hạ dự báo dư cung cà phê toàn cầu vụ 2018/19

15-3-2018

Mới đây Rabobank đã hạ dự báo dư cung cà phê toàn cầu vụ 2018/19 xuống còn 3,2 triệu bao do sản lượng cà phê tại Brazil sụt giảm.

Cà phê châu Á: Giá suy yếu ở Việt Nam; Indonesia bước vào vụ thu hoạch nhỏ

16-3-2018

Giá cà phê tại Việt Nam đã giảm nhẹ theo xu hướng xuống của thị trường London, còn lượng cà phê giao dịch tại Indonesia lại tăng lên khi nước này đang bước vào vụ thu hoạch nhỏ.

Xây nhà máy chế biến cà phê công suất 10.000 tấn/năm ở Bảo Lâm

5-3-2018

Xây nhà máy chế biến cà phê công suất 10.000 tấn/năm ở Bảo Lâm

"Buồn như trấu cắn" vì giá cà phê VietGAP rẻ như cà phê thường

28-2-2018

Nông dân được hứa hẹn sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ được mua với giá cao hơn cà phê thường khoảng 3.000 đồng/kg, nhưng khi thu hoạch xong, hàng trăm tấn cà phê VietGAP không có doanh nghiệp nào mua. Nhiều hộ đành ngậm ngùi bán cà phê chất lượng cao với giá thấp như cà phê thường.

Nghịch lý cà phê: 90% xuất thô, chỉ "béo" nước ngoài hưởng lợi

1-3-2018

Là cường quốc sản xuất cà phê nhưng mỗi năm Việt Nam vẫn nhập khẩu trung bình khoảng 60.000 tấn cà phê các loại đã qua chế biến từ Brazil, Mỹ, Trung Quốc, Indonesia, Lào, Campuchia… trong khi có tới 90% cà phê Việt Nam là xuất khẩu thô. Nghịch lý này đã khiến cho người trồng cà phê không có đầu ra ổn định và thiếu một thương hiệu cà phê Việt trên bản đồ thế giới.

ICE triển khai giao dịch quyền chọn giãn ngày đáo hạn đối với cà phê Robusta

22-2-2018

ICE Futures Europe cho biết sẽ triển khai các giao dịch quyền chọn giãn lịch đáo hạn đối với cà phê Robusta, sau những yêu cầu từ phía khách hàng đang giao dịch sản phẩm tài chính tương tự đối với cà phê Arabica.

Triển vọng sản xuất cà phê Brazil tích cực, dù xuất khẩu giảm

22-2-2018

Cecafe nhấn mạnh triển vọng sản xuất cà phê bội thu tại Brazil trong năm 2018, ngay cả khi xuất khẩu giảm thấp bất thường trong giai đoạn đầu năm 2018 và được dự báo còn tiếp tục giảm tiếp.

Nguồn cung cà phê Colombia giảm, tồn kho cà phê tại Mỹ giảm

21-2-2018

Các nhà nhập khẩu cà phê Mỹ đang tăng mua cà phê Colombia từ các nhà kho do các lô hàng xuất khẩu đến trễ trong khi tồn kho đang giảm, đẩy giá tăng sau khi thời tiết bất lợi làm giảm sản lượng cà phê của nước sản xuất cà phê Arabica chất lượng cao lớn nhất thế giới.

Nông dân trồng cà phê Nam Mỹ đổ xô trồng cà phê Robusta

9-2-2018

Ngày càng nhiều nông dân tại các nước Nam Mỹ, vốn nổi tiếng với loại cà phê Arabica chất lượng cao, đang bắt đầu trồng loại cà phê Robusta có giá thị trường rẻ hơn – vốn không được cổ xúy trồng hoặc thậm chí bị cấm trồng tại một số nước.