LÚA GẠO

Bangladesh hủy hợp đồng nhập khẩu 250.000 tấn gạo từ Campuchia

Cập nhật ngày: 15 | 11 | 2017

Bangladesh và Campuchia đã thất bại trong việc chốt đơn hàng nhập khẩu 250.000 tấn của Bangladesh. Các tác nhân ngành lúa gạo Campuchia cho rằng đơn hàng bị hủy là do các nhà chế biến hiện không đủ dự trữ để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu; trong khi hy vọng kéo dài đàm phán có vẻ không khả quan.

Thỏa thuận thương mại gạo này được ký lần đầu tiên trong tháng 8/2017, khi các cơ quan liên quan từ 2 nước đã ký một biên bản ghi nhớ (MoU) và lên kế hoạch cho các chuyến hàng gạo đầu tiên bắt đầu vận chuyển tới Bangladesh trong tháng 11.

Ông Hun Lak, phó chủ tịch Liên hiệp gạo Campuchia (CRF), cho biết thỏa thuận thư tín dụng (L/C) không thể đạt được do hai bên đều không đồng ý về các điều khoản và điều kiện cuối cùng cho các lô hàng. “Do các điều khoản của thỏa thuận và các điều kiện thanh toán không thể được đồng thuận bởi cả hai bên Campuchia và Bangladesh, lịch trình giao gạo đã bị hủy. Chúng tôi sẽ thảo luận một lần nước trong cuộc họp sau đó”. Ông cho biết thêm công ty nhà nước Green Trade, chịu trách nhiệm thực hiện thỏa tuận, được yêu cầu sắp xếp một cuộc gặp trong tương lai để tiếp tục các cuộc đàm phán.

Thỏa thuận gạo này để Bangladesh tăng cường kho dự trữ sau khi mưa lớn và lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất lúa gạo trong năm 2017, đồng thời mang lại tiềm năng xuất khẩu tới 1 triệu tấn gạo sang nước này trong vòng 5 năm tới.

Người phát ngôn Bộ Thương mại Campuchia cho biết khung thỏa thuận vẫn đang có hiệu lực, Bộ vẫn sẽ tiesp tục thỏa thuận các điều khoản với phía Bangladesh. “Chúng tôi vẫn đang đàm phán với Bangladesh về xuất khẩu 250.000 tấn gạo nhưng chưa có gì chính thức được thông qua”.

Song Saran, CEO của Amru Rice, cho rằng ngành gạo Campuchia đang phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu cao của Bangladesh. “Về mặt hậu cần, dự trữ gạo của Campuchia vẫn rất hạn chế, đó là rào cản lớn để chúng tôi có thể hoàn thành mục tiêu giao 250.000 tấn gạo đã hữa với Bangladesh. Ngay cả nếu chúng tôi đã đồng thuận về giá, vẫn có khả năng thỏa thuận thất bại nếu không thể thỏa thuận về các điều khoản cung ứng, kiểm soát chất lượng và thanh toán”.

Báo cáo cuối tháng 8 cho biết Reuters đưa tin 2 nhà chức trách Bangladesh đã chốt thỏa thuận giá với Campuchia ở mức 453 USD/tấn. Tuy nhiên, các nhà chế biến lúa gạo Campuchia cho rằng mức giá này không có lợi nhuận, các nhà chức trách Campuchia đã liên tục lên tiếng rằng thỏa thuận về giá vẫn chưa được chốt.

Ông Kim Savuth, chủ tịch Khmer Foods Group, cho rằng thỏa thuận này đoản mệnh bởi các nhà xay xát không thể có đủ thời gian để thu hoạch lúa gạo trắng để kịp giao hàng trong tháng 11. “Khi CRF đến đặt hàng tôi cung ứng gạo trắng, tôi không đã thông báo không đủ dự trữ bởi vụ thu hoạch vẫn chưa hoàn tất. Tôi không có bất cứ hy vọng nào về khả năng hoàn tất thỏa thuận này với Bangladesh”.

Tuy nhiên, khu vực tư nhân có thể xoay xở để hoàn thành các thỏa thuận hiệu quả hơn chính phủ là nhận định của ông Hean Vanhan, thư ký Bộ Nông nghiệp Campuchia. “Dự trữ gạo của chúng tôi trống rỗng là lý do vì sao chúng tôi không thể xuất khẩu gạo theo thỏa thuận. Chính phủ đang chịu trách nhiệm hoàn thành thỏa thuận nhưng họ nên nhường lại công việc này cho khu vực tư nhân bởi khu vực tư nhân hiểu rõ hơn về dự trữ gạo và biết cách hoạt động sao cho hiệu quả”.

Trong khi đó, về phía Bangladesh, ông Badrul Hasan, lãnh đạo cơ quan thu mua ngũ cốc của Bangladesh cho biết phía Bangladesh phải đóng thỏa thuận vì phía Campuchia không thể cung ứng gạo đúng hạn. Bất chấp việc có nhiều thỏa thuận mua gạo với các nước xuất khẩu gạo lớn như Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Bangladesh vẫn đang gặp nhiều khó khăn về dự trữ gạo nội địa. Hiện dự trữ gạo tại Bangladesh được cho là chỉ đạt 411.000 tấn, thấp hơn nhiều so với mức dự trữ thông thường. Nhập khẩu gạo năm 2017 của nước này có thể chạm mức cao kỷ lục trong 1 thập kỷ. Trong tháng 8, Bangladesh đã hạ thuế nhập khẩu gạo lần thứ 2 chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng. Hạ thuế giúp thúc đẩy giao dịch của khu vực tư nhân, chủ yếu mua gạo từ nước láng giềng Ấn Độ.

Theo Phnom Penh Post, Reuters (Gappingworld.com)

TIN TỨC KHÁC

EU dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu gạo Fukushima và các thực phẩm Nhật Bản khác từ tháng 12

14-11-2017

EU đã quyết định dỡ bỏ các hạn chế đối với nhập khẩu một số mặt hàng thực phẩm từ 10 tỉnh, như gạo trồng tại Fukushima – khu vực bị tác động nặng nề nhất của thảm họa hạt nhân hồi năm 2011.

Chính phủ Thái Lan triển khai chính sách trợ cấp nông dân giữ lúa

13-11-2017

Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác Nông nghiệp (BAAC) của Thái Lan đã dành ra hơn 80 tỷ Baht cho các khoản vay và trợ cấp trực tiếp cho nông dân trồng lúa – những người chấp nhận hoãn bán lúa để bình ổn giá.

Xuất khẩu gạo basmati Ấn Độ có thể giảm xuống thấp nhất trong 3 năm

13-11-2017

Xuất khẩu gạo basmati của Ấn Độ có thể giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm do EI thắt chặt quy định về thuốc diệt nấm và giá nội địa tăng.

Giá gạo Thái Lan được hỗ trợ bởi các chính sách chính phủ; giá gạo Ấn Độ giảm

13-11-2017

Giá gạo tại Thái Lan ổn định trong tuần vừa qua nhờ các sáng kiến của chính phủ nhằm thúc đẩy thị trường nội địa; trong khi đó, giá gạo chào bán từ Ấn Độ giảm do nhu cầu yếu và nguồn cung tăng.

Xuất khẩu gạo Ấn Độ tăng gần 30% trong 6 tháng đầu năm tài khóa 2017-18

11-11-2017

Xuất khẩu gạo Ấn Độ tăng gần 30% trong 6 tháng đầu năm tài khóa 2017-18

Xuất khẩu gạo Campuchia sang Trung Quốc tăng 59% trong 10 tháng đầu năm 2017

11-11-2017

Theo báo cáo chính thức mới nhất, Campuchia đã xuất khẩu 142.768 tấn gạo sang Trung Quốc trong 10 tháng đầu năm 2017, tăng 59% so với cùng kỳ năm 2016.

Mưa tiếp tục gây thiệt hại nặng cho sản xuất lúa gạo Bangladesh

10-11-2017

Theo báo cáo của USDA ngày 30/10, tại Bangladesh, mưa lớn kéo dài đang khiến triển vọng sản xuất lúa gạo của nước này không đạt như triển vọng.

Thái Lan giữ vững ngôi vương gạo tốt nhất thế giới

10-11-2017

Hội nghị Gạo Thế giới vừa tuyên bố gạo thơm Hom Mali của Thái Lan là gạo tốt nhất thế giới, duy trì vị thế số 1 của Thái Lan sau một vài năm chất lượng gạo của nước này giảm, hệ quả trực tiếp của chương trình thu mua lúa gạo trước đây của chính quyền cựu thủ tướng Yingluck.

Trung Quốc và công nghệ trồng lúa trong môi trường nước mặn

9-11-2017

Nhà khoa học 87 tuổi Trung Quốc Yuan Longping đã phát triển thành công giống lúa có thể trồng trong môi trường nước mặn. Dù giống lúa của ông có thể ngăn ngừa khan hiếm lương thực khi biến đổi khí hậu toàn cầu đang gây lụt lội khắp nơi, giống lúa mới này vẫn còn một chặng đường dài trước khi được ứng dụng rộng rãi.

Asia Golden Rice bắt tay hợp tác với Alibaba

8-11-2017

Nhà xuất khẩu gạo Asia Golden Rice đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) với Tmall, một trong những website mua sắm hàng đầu của tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Alibaba của Trung Quốc, để phân phối gạo Thái cao cấp thông qua các kênh thị trường của Alibaba.

Lũ lụt làm giảm 5 – 6% sản lượng lúa tại Đông Bắc Thái Lan

8-11-2017

Hơn 160.000ha đất trồng lúa tại đông bắc Thái Lan đã bị thiệt hại do lũ lụt và được dự báo sẽ làm giảm 5 – 6% sản lượng lúa tại khu vực này, tương đương khoảng 400.000 – 500.000 tấn, theo ước tính của Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan.

Chiến lược phát triển sản xuất gạo hữu cơ Thái Lan: Tìm thị trường đúng trước tiên

7-11-2017

Theo chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan Charoen Leothamatas, chính phủ Thái Lan phải tìm đúng thị trường cho gạo hữu cơ trước khi khuyến khích nông dân tăng diện tích trồng lúa gạo hữu cơ từ 48.000 ha năm 2017 lên 160.000ha năm 2019.