LÚA GẠO

Trung Quốc và công nghệ trồng lúa trong môi trường nước mặn

Cập nhật ngày: 09 | 11 | 2017

Nhà khoa học 87 tuổi Trung Quốc Yuan Longping đã phát triển thành công giống lúa có thể trồng trong môi trường nước mặn. Dù giống lúa của ông có thể ngăn ngừa khan hiếm lương thực khi biến đổi khí hậu toàn cầu đang gây lụt lội khắp nơi, giống lúa mới này vẫn còn một chặng đường dài trước khi được ứng dụng rộng rãi.

Trung Quốc: Nước cũ, mẹo mới

Hơn một nửa dân số thế giới dùng gạo làm thực phẩm thiết yếu, nhưng đáp ứng nhu cầu này đang ngày càng trở nên khó khăn hơn do nguồn nước ngọt ngày càng khan hiếm, mà trồng lúa gạo vốn thâm dụng nước. Để giải quyết vấn đề, nhà khoa học 87 tuổi người Trung Quốc Yuan Longping đang phát triển một dòng lúa mới có thể trồng trong nước mặn.

Các đầm lầy, các khu vực giàu đất sét hoặc các vùng nước mặn ven biển chiếm tới 1/3 tổng diện tích đất nông nghiệp tại Trung Quốc. Trồng lúa tại các khu vực này gần như là không thể do độ mặn ngăn cản quá trình hấp thụ nước của cây trồng. Đặc biệt, nước mặn khiến quá trình quang hợp và hô hấp ở cuống trở nên rất khó khăn, khiến cây trồng chậm sinh trưởng đến chết.

Nước mặn từ các đợt thủy triều và ngập lụt ven biển khiến chỉ một phần trong tổng diện tích đất của Trung Quốc có nguồn nước ngọt phù hợp với canh tác nông nghiệp, và tại Dongying, một khu vực ven biển phía đông Trung Quốc, 40% diện tích đất hiện nay có mức độ mặn cao hơn 0,5%, theo World Bank. CÁc chuyên gia dự báo nước biển tăng do biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ khiến vấn đề càng trở nên nghiêm trọng.

Trong nghiên cứu của mình, ông Longping đã trồng thử 200 dòng lúa chống chịu mặn khác nhau tại Qindao Saline-Alkali Tolerant Rice Research and Development Center. Theo báo giới Trung Quốc, năng suất lúa chống chịu mặn của ông đạt 9 tấn/ha hàng năm.

Mặc dù có triển vọng sáng sủa, thử nghiệm của ông Longping không mô phỏng chính xác các điều kiện thực tế tại Trung Quốc, thay vi sử dụng nước có hàm lượng muối thấp hơn nhiều so với trong tự nhiên. “Hàm lượng muối trong thử nghiệm của ông Longping có thể chỉ bằng 10% mức muối trong nước biển”, theo trợ lý tổng giám đốc của UN FAO Ren Wang cho biết, nên giống lúa “chống chịu mặn” vẫn còn một chặng đường dài trước khi có thể giúp những nông dân bình thường.

Tương lai của thực phẩm

Trung Quốc là nước sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới nhưng nếu nông dân Trung Quốc có thể tiếp cận giống lúa chống chịu mặn, họ có thể đưa nguồn cung thực phẩm của nước này tăng mạnh chưa từng thấy, ông Wang nhận định.

Giống lúa của ông Longping nhờ vậy cũng sẽ giúp giải phóng các vùng đất nước ngọt hiện luôn phải dành cho sản xuất lúa để sản xuất các loại thực phẩm khác. Người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng giàu có và đòi hỏi một thực đơn giàu thịt, ít tinh bột hơn, nhưng đáp ứng nhu cầu này cho thấy đang ngày càng khó khăn xét đến diện tích đất có dự trữ nước ngọt được bảo vệ cho sản xuất lúa.

Thành công bước đầu của ông Longping diễn ra ào thời điểm khi nông dân trồng lúa toàn cầu đang phải đối phó với những điều kiện thời tiết bất lợi.

Theo dự báo sản xuất lúa gạo toàn cầu năm 2017 của UN FAO, Sri Lanka và Hàn Quốc có thể sẽ trải qua đợt khô hạn bất thường, và Bangladesh gần đây hứng chịu những đợt lũ lụt tồi tệ nhất trong một thập kỷ. Nepal và Ấn Độ cũng phải đóng nhận những trận lụt lẫn hạn hán trong năm 2017, và giá cả thực phẩm nội địa tại các nước này đều leo thang.

Khi những tảng băng cỡ một bang của Mỹ tách ra khỏi Nam Cực với tần suất ngày càng tăng, cách tiếp cận của ông Longping với giống lúa mới này có thể quyết định cách mà các thế hệ tương lai đối phó với khan hiếm thực phẩm, có thể là hệ quả của việc mất đất có nước ngọt hoặc nước biển dâng gây xâm mặn.

Theo World Economic Forum (gappingwworld.com)

TIN TỨC KHÁC

Asia Golden Rice bắt tay hợp tác với Alibaba

8-11-2017

Nhà xuất khẩu gạo Asia Golden Rice đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) với Tmall, một trong những website mua sắm hàng đầu của tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Alibaba của Trung Quốc, để phân phối gạo Thái cao cấp thông qua các kênh thị trường của Alibaba.

Lũ lụt làm giảm 5 – 6% sản lượng lúa tại Đông Bắc Thái Lan

8-11-2017

Hơn 160.000ha đất trồng lúa tại đông bắc Thái Lan đã bị thiệt hại do lũ lụt và được dự báo sẽ làm giảm 5 – 6% sản lượng lúa tại khu vực này, tương đương khoảng 400.000 – 500.000 tấn, theo ước tính của Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan.

Chiến lược phát triển sản xuất gạo hữu cơ Thái Lan: Tìm thị trường đúng trước tiên

7-11-2017

Theo chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan Charoen Leothamatas, chính phủ Thái Lan phải tìm đúng thị trường cho gạo hữu cơ trước khi khuyến khích nông dân tăng diện tích trồng lúa gạo hữu cơ từ 48.000 ha năm 2017 lên 160.000ha năm 2019.

Thái Lan có thể xuất khẩu gạo cao kỷ lục trong năm 2017

7-11-2017

Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan tự tin rằng xuất khẩu gạo của nước này năm 2017 sẽ đạt 11 triệu tấn, mức xuất khẩu cao kỷ lục từ trước đến nay.

Ấn Độ lo ngại triển vọng xuất khẩu gạo basmati

7-11-2017

Nguồn cung giảm, giá cao có thể sẽ làm xấu đi triển vọng xuất khẩu loại gạo thơm basmati của Ấn Độ.

Gạo là động lực xuất khẩu nông sản của Ấn Độ

6-11-2017

Xuất khẩu nông sản, dẫn đầu bởi gạo của Ấn Độ đã tăng 13% trong giai đoạn từ tháng 4 – 9 do những nhà nhập khẩu nước ngoài đang tăng cường các kho dự trữ trước lo ngại về lệnh cấm của EU khi khối này thắt chặt các quy định quản lý chất lượng.

Thái Lan đặt mục tiêu tăng xuất khẩu gạo; Ấn Độ hạ giá do nguồn cung mới

3-11-2017

Giá gạo tuần này tại Thái Lan tương đối ổn định trước tuyên bố của chính phủ hướng tới mục tiêu thu hút thêm người mua để tăng xuất khẩu. Trong khi đó, giá gạo Ấn Độ giảm do nguồn cung lúa gạo mới thu hoạch tăng.

Xuất khẩu gạo Thái Lan quyết tăng thị phần

2-11-2017

Thái Lan đang có kế hoạch giành lại thị phần gạo trắng cao cấp thông qua tăng xuất khẩu sang các thị trường truyền thống, bao gồm Hong Kong, Singapore và các nước châu Á khác.

CHÍNH PHỦ INDONESIA KÊU GỌI NGƯỜI DÂN GIẢM TIÊU THỤ GẠO

31-10-2017

Chính phủ Indonesia đang vận động để giảm sự phụ thuộc vào gạo trong thực đơn của người Indonesia, thông qua xúc tiến các nguồn carbonhydrate khác, do tiêu dùng gạo trên đầu người tại Indonesia vẫn cao hơn nhiều so với các nước châu Á khác.

Xuất khẩu cà phê Việt Nam 10 tháng đầu năm 2017 giảm, xuất khẩu gạo tăng

30-10-2017

Xuất khẩu cà phê Việt Nam 10 tháng đầu năm 2017 giảm, xuất khẩu gạo tăng

FAO: Ấn Độ và Thái Lan sẽ giảm lợi thế cạnh tranh xuất khẩu gạo trong năm 2018

30-10-2017

Các nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới là Ấn Độ và Thái Lan, đang dẫn đầu sự phục hồi của thị trường gạo thế giới năm 2017, nhờ nguồn cung khả dụng xuất khẩu dồi dào từ các vụ sản xuất bội thu trong năm 2016.

Giá gạo tăng tại Ấn Độ và Việt Nam do mưa nhiều làm giảm nguồn cung

22-10-2017

Giá gạo tại Ấn Độ và Việt Nam tăng trong tuần này do mưa kéo dài làm giảm lượng cung của 2 nước xuất khẩu gạo chính.