Cập nhật ngày:
10 | 11 | 2017
Theo báo cáo của USDA ngày 30/10, tại Bangladesh, mưa lớn kéo dài đang khiến triển vọng sản xuất lúa gạo của nước này không đạt như triển vọng.
Tổng diện tích trồng lúa tại Bangladesh ước đạt 11,372 triệu ha trong niên vụ 2017-18, giảm từ mức 11,748 triệu ha trong niên vụ 2016-17, theo báo cáo của USDA. Đồng thời, sản lượng gạo của nước này được dự báo giảm từ 34,578 triệu tấn niên vụ 2016-17 giảm xuống còn 33,15 triệu tấn trong niên vụ hiện tại.
“Hàng loạt diện tích trồng lúa bị thiệt hại do lũ lụt, đè gánh nặng kinh tế lên hàng triệu nông dân và hộ gia đình”, USDA nhấn mạnh trong báo cáo. “Sau khi thiệt hại nặng nề do lũ quét trong tháng 3, đợt mưa thứ 2 gây lũ lụt nặng nề vào tháng 7 và đặc biệt là trong tháng 8. Lũ diễn ra tại 34/64 khu vực hành chính của nước này. Đợt mưa cuối mùa mưa tại thượng nguồn tỉnh Assam, Meghalaya và Arunachal tại Ấn Độ đã gây lụt lội tại các bang Đông Bắc của Bangladesh.
Trong số 90 trạm quan sát mực nước sông tại Bangladesh, 30 trạm ghi nhận mức nước nguy hiểm. Trên 1 con sông, trạm theo dõi Jamuna tại Bahadurabad cho thấy mức lũ đã cao hơn 135cm so với cảnh báo nguy hiểm, mức ghi nhận kỷ lục tại trạm này”.
Dẫn nguồn dữ liệu của chính phủ Bangladesh, USDA cho biết lũ đã cuốn trôi toàn bộ ước tính 100.000ha và gây thiệt hại một phần 500.000ha trồng lúa khác. Các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là gạo Aus, gạo Amane, khu sản xuất giống lúa Aman, các khu vực sản xuất giống, đay và các loại rau.
Bangladesh, một trong những nước sản xuất gạo lớn nhất thế giới, đã trở thành nước nhập khẩu gạo ròng trong năm 2017. Bangladesh hiện đang có một số hợp đồng nhập khẩu G2G với Việt Nam, Campuchia, Myanmar, Ấn Độ và Thái Lan. Trong trường hợp của Ấn Độ, đây là thỏa thuận thương mại gạo giữa 2 chính phủ đầu tiên trong 1 thập kỷ.
Theo World Grain (gappingworld.com)