RAU QUẢ

Dừa tươi Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng 4 con số

Cập nhật ngày: 19 | 11 | 2024

Dừa tươi Việt Nam đang được các thương nhân Hoa Kỳ đẩy mạnh nhập khẩu trong năm nay, qua đó đưa Việt Nam vào tốp 3 những nguồn cung lớn nhất cho thị trường này.

Nguồn: Nongnghiep.vn

Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), 8 tháng đầu năm nay, Hoa Kỳ nhập khẩu dừa tươi, đã bóc vỏ hoặc chưa bóc vỏ (trừ phần vỏ bên trong) đạt 45 nghìn tấn, trị giá 47 triệu USD, tăng 12% về lượng và tăng 19% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Hoa Kỳ nhập khẩu dừa tươi, đã bóc vỏ hoặc chưa bóc vỏ (trừ phần vỏ bên trong) từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, các nguồn cung dừa chủ yếu cho Hoa Kỳ gồm Mexico, Thái Lan, Việt Nam, Costa Rica, Dominica.

Trong các nguồn cung dừa tươi cho thị trường Hoa Kỳ, dừa tươi Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất. 8 tháng đầu năm nay, Hoa Kỳ nhập khẩu gần 3,9 nghìn tấn dừa tươi từ Việt Nam, trị giá 4 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, dừa Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng tới 1.156% về lượng và tăng 934% về trị giá. Mức tăng trưởng của dừa tươi Việt Nam cao hơn rất nhiều so với các nguồn cung khác như Costa Rica (tăng 50% về lượng và 236% về trị giá), Mexico (tăng 10% về lượng và 18% về trị giá).

Trong khi tăng mua dừa tươi Việt Nam thì Hoa Kỳ lại giảm nhập khẩu dừa tươi từ các thị trường như Thái Lan, Dominica...

Thái Lan là thị trường lớn thứ 2 về cung cấp dừa tươi cho Hoa Kỳ. 8 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ nhập khẩu dừa tươi từ Thái Lan đạt 11 nghìn tấn, trị giá 14 triệu USD, giảm 15% về lượng và giảm 13% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Dù vẫn là nước xuất khẩu dừa tươi lớn thứ hai cho thị trường Hoa Kỳ, nhưng thị phần dừa của Thái Lan trong tổng lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ đã giảm mạnh, từ 32% trong 8 tháng năm 2023 xuống 24% trong 8 tháng đầu năm 2024.

Dừa Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng tới 1.156% về lượng và tăng 934% về trị giá. Ảnh: VNA.

Trong khi đó, thị phần dừa của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ đã tăng rất mạnh, từ 0,76% trong 8 tháng đầu năm 2023 lên 8,59% trong 8 tháng đầu năm 2024. Thị phần đó đã giúp Việt Nam cải thiện vị trí trong những nước xuất khẩu dừa tươi lớn nhất vào Hoa Kỳ. Nếu như trong 8 tháng đầu năm ngoái, Việt Nam còn đứng thứ 5 trong số những thị trường cung cấp dừa tươi cho Hoa Kỳ, thì 8 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã vượt qua Costa Rica và Dominica để đứng thứ 3 sau Mexico và Thái Lan.

Tháng 8/2023, Cục Kiểm dịch động thực vật (APHIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã gửi thư tới Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) thông tin về việc Hoa Kỳ mở cửa thị trường đối với quả dừa tươi Việt Nam. Theo đó, quả dừa Việt Nam được nhập khẩu vào Hoa kỳ có thể ở dạng được loại bỏ hoàn toàn lớp vỏ ngoài và xơ dừa hoặc dạng quả dừa non đã loại bỏ ít nhất 75% (3/4) lớp vỏ xanh. Với công văn nói trên, dừa tươi Việt Nam đã được quay trở lại thị trường Hoa Kỳ sau một thời gian bị gián đoạn.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), cho biết, kể từ khi được xuất khẩu trở lại vào thị trường Hoa Kỳ, việc đáp ứng được yêu cầu kiểm dịch thực vật đã giúp cho dừa Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này đang tăng trưởng tốt và mở ra triển vọng cho ngành dừa Việt Nam trong thời gian tới. Việt Nam đang nằm trong nhóm 10 quốc gia sản xuất dừa lớn nhất thế giới, vì vậy, tiềm năng xuất khẩu dừa của Việt Nam còn rất lớn.

Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ lớn nhất các sản phẩm từ dừa. Với xu hướng của người tiêu dùng là ngày càng ưu tiên  sử dụng các sản phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe, có nguồn gốc thực vật, thị trường Hoa Kỳ đang có nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm chế biến từ dừa như nước dừa, dầu dừa, bột dừa... Hàng năm, Hoa Kỳ nhập khẩu một lượng lớn dừa để phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa.

Theo Grandviewresearch, thị trường dừa ở Hoa Kỳ có quy mô 3,88 tỷ USD vào năm 2022, chiếm 19,2% thị phần sản phẩm dừa toàn cầu. Dự báo thị trường dừa ở Hoa Kỳ sẽ đạt 6,55 tỷ USD vào năm 2030. Tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) hằng năm từ 2023 đến 2030 là 6,8%. Các sản phẩm từ dừa được tiêu thụ nhiều nhất ở Hoa Kỳ là dầu dừa, nước dừa, sữa dừa…

 

TIN TỨC KHÁC

Xuất khẩu rau quả tháng 10 giảm sâu

15-11-2024

Kim ngạch xuất khẩu rau quả tháng 10 giảm mạnh 43% so với tháng 9 và giảm gần 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tháng đầu tiên kể từ tháng 1/2023 kim ngạch xuất khẩu rau quả giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

13-11-2024

Sầu riêng đang được cho là 'át chủ bài' của rau quả xuất khẩu, trong đó, Trung Quốc là thị trường trọng yếu. Tuy nhiên, bức tranh không chỉ 1 'màu hồng'.

Ngành trái cây tăng trưởng vượt bậc nhờ quản lý thuốc BVTV hiệu quả

11-11-2024

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), ngành trái cây đã đạt giá trị xuất khẩu 6 tỷ USD trong năm 2024 nhờ tuân thủ tốt quy định của các thị trường xuất khẩu.

Giá sầu riêng hôm nay 1/11: Ổn định vào cuối tuần

1-11-2024

Giá sầu riêng hôm nay lặng sóng trong phiên giao dịch chiều nay, với sầu loại đẹp được giao dịch trên 100.000 đồng/kg vì nhiều khu vực đã kết thúc chính vụ.

Sầu riêng giúp xuất khẩu rau quả lập kỷ lục mới

28-10-2024

Trong 10 tháng, xuất khẩu rau quả ước đạt 6,4 tỷ USD, vượt mức kỷ lục 5,7 tỷ USD của cả năm 2023, trong đó sầu riêng là mặt hàng đóng góp lớn nhất.

Sầu riêng tăng giá gấp đôi

28-10-2024

Giá sầu riêng Monthong loại A tại kho tăng lên 134.000 đồng một kg, Ri 6 là 112.000 đồng, gấp đôi so với hai tháng trước.

Xuất khẩu rau quả đã vượt kỷ lục năm 2023

16-10-2024

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đang liên tục lập những kỷ lục về kim ngạch xuất khẩu trong một tháng và đã vượt qua kỷ lục xuất khẩu trong một năm.

USDA đề xuất thay đổi yêu cầu về độ chín đối với quả bơ được trồng ở Nam Florida

30-9-2024

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đang mời đóng góp ý kiến về đề xuất thay đổi đối với yêu cầu về thời gian chín của giống bơ Beta theo lệnh tiếp thị liên bang đối với bơ được trồng ở Nam Florida.

Sầu riêng Mao Shan Wang vẫn là thương hiệu của Malaysia cho đến năm 2034

30-9-2024

Malaysia đã gia hạn thành công quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ (IP) tại địa phương cho sầu riêng Musang King