CÀ PHÊ

Hàn Quốc: Nhu cầu ngày càng tăng với sản phẩm cà phê giá phải chăng

Cập nhật ngày: 12 | 06 | 2024

Trong khi số lượng các cửa hàng nhượng quyền ngày càng tăng trên khắp Hàn Quốc, chủ sở hữu các cửa hàng được cấp phép phải chịu thiệt hại vì tỷ suất lợi nhuận thấp.

Theo TTXVN

Trong vài năm qua, các thương hiệu cà phê phát triển theo chuỗi nhượng quyền tập trung vào giá trị như Mega MGC Coffee và Compose Coffee, đã phát triển nhanh chóng ở Hàn Quốc nhờ nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm cà phê giá cả phải chăng.

Tuy nhiên, căn cứ vào Báo cáo thu nhập năm 2023, giới phân tích chỉ ra rằng đang có nghịch lý giữa nhà phát triển thương hiệu và bên nhận nhượng quyền.

Trong khi số lượng các cửa hàng nhượng quyền ngày càng tăng trên khắp Hàn Quốc, chủ sở hữu các cửa hàng được cấp phép phải chịu thiệt hại vì tỷ suất lợi nhuận thấp do bán đồ uống giá rẻ, trong khi các nhà điều hành chuỗi thì được hưởng tỷ suất lợi nhuận hoạt động ngày càng cao hơn.

Báo cáo thu nhập năm 2023 cho thấy tỷ suất lợi nhuận hoạt động của Mega MGC Coffee đứng ở mức 18%, trong khi chỉ số này của Compose Coffee là 41%. Tỷ suất lợi nhuận của các hãng này cao hơn đáng kể so với Starbucks, công ty đạt tỷ suất lợi nhuận hoạt động 6,5% trong cùng kỳ.

Theo dữ liệu của Ủy ban thương mại công bằng Hàn Quốc, có 1.184 địa điểm Mega MGC Coffee trên toàn quốc vào năm 2020. Con số đó tăng lên 2.156 vào năm 2022, trước khi vượt qua mốc 3.000 cửa hàng vào tháng 5/2024. Compose Coffee có 725 cửa hàng được cấp phép vào năm 2020, nhưng con số đó hiện ở mức 2.571 chi nhánh.

Những nhà điều hành chuỗi trong cùng thời gian trên cũng giảm thiểu số lượng cửa hàng mà họ trực tiếp điều hành và tối đa hóa lợi nhuận thông qua việc tăng số lượng cửa hàng nhượng quyền mới.

Mega MGC Coffee chỉ trực tiếp vận hành 17 cửa hàng và Compose Coffee không có cửa hàng nào trực tiếp vận hành. Điều này khác với các thương hiệu nhượng quyền cà phê lớn khác là Starbucks và Ediya Coffee.

Theo báo cáo của ngành cà phê, mặc dù các công ty điều hành chuỗi cà phê tập trung vào giá trị đã đạt được tỷ suất lợi nhuận hoạt động cao, trong bối cảnh nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm cà phê giá cả phải chăng, nhưng chủ sở hữu các cửa hàng được cấp phép đang gặp khó khăn.

Ví dụ: Mega Coffee và Compose Coffee bán Americano nóng của họ với giá 1.500 won (1,10 USD).

Tuy nhiên, một báo cáo địa phương chỉ ra rằng chi phí sản xuất các sản phẩm cà phê của họ là khoảng 38%. Các chủ cửa hàng được cấp phép cho biết họ chỉ kiếm được 2-3 triệu won mỗi tháng ngay cả khi số lượng bán lớn trong ngày.

Trái ngược với những khó khăn mà chủ sở hữu các cửa hàng được cấp phép gặp phải, các bên liên quan trong chuỗi doanh nghiệp tập trung vào giá trị cà phê lại được hưởng cổ tức cao trong những năm gần đây. Mega MGC Coffee đã trả 40,2 tỷ won cổ tức cho các bên liên quan vào năm 2022, khi công ty này ghi nhận tổng lợi nhuận ròng hàng năm là 41 tỷ won.

Năm 2023, công ty cũng chia cổ tức 50,2 tỷ won, trong số 56,4 tỷ won lợi nhuận ròng hàng năm.

Trường Giang (P/v TTXVN tại Hàn Quốc)

TIN TỨC KHÁC

Đâu là lý do khiến giá cà phê Robusta xuất khẩu tăng cao nhất lịch sử?

10-6-2024

Giá cà phê Arabica xuất khẩu thấp hơn Robusta tới 32 USD/tấn, đây là điều chưa từng có. Đâu là lý do khiến giá cà phê Robusta tăng cao nhất lịch sử 50 năm qua?

Thiếu hụt nguồn cung, sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm

6-6-2024

Tổng sản lượng cà phê Việt Nam trong niên vụ 24/25 dự báo là 29 triệu bao, với sản lượng Robusta ước tính là 27,85 triệu bao và Arabica là 1,15 triệu bao.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Tây Ban Nha tăng trưởng khả quan

30-5-2024

Xuất khẩu cà phê sang thị trường Tây Ban Nha tăng trưởng hơn 100% về giá trị. Giá cà phê vẫn tiếp tục giữ đà tăng và đứng ở mức cao.

Sản lượng cà phê Brazil niên vụ 2024 dự kiến tăng

28-5-2024

Conab – Công ty Cung ứng Quốc gia Brazil đã điều chỉnh ước tính sản lượng cà phê Brazil năm 2024 lên tới 58,8 triệu bao so với dự báo tháng 1 là 58,1 triệu bao.

Việt Nam đã xuất khẩu 65 – 70% sản lượng cà phê của niên vụ 2023-2024

15-5-2024

Tính đến hết tháng 4, Việt Nam đã xuất khẩu 65-70% sản lượng của niên vụ 2023-2024. Mặc dù vậy, giá cà phê trong nước đã bất ngờ đảo chiều và giảm 25% so với mức đỉnh đạt được vào cuối tháng 4, xuống quanh mốc 100.000 đồng/kg.

Giá cà phê xuất khẩu suy yếu, dự báo tăng trở lại sau 2 tuần

14-5-2024

Xuất khẩu cà phê tháng 4 giảm tới 19,5% so với cùng kỳ năm trước nằm ở mức 1152.073 tần. Giá cà phê tuần này tiếp tục bị ảnh hưởng bởi các chính sách tiền tệ.

Giá cà phê thế giới hạ nhiệt do hoạt động chốt lời, tồn kho tăng và biến động tỷ giá

7-5-2024

Báo cáo mới nhất của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho thấy, giá cà phê thế giới đã tăng vọt trong nửa đầu tháng 4 nhưng sau đó đã đảo chiều giảm về cuối tháng. Đồng thời, ICO cho biết xuất khẩu cà phê toàn cầu tiếp tục tăng mạnh trong tháng gần đây.

Hơn 200 hộ đồng bào Ba Na sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ

6-5-2024

Với việc áp dụng các phương pháp canh tác tiên tiến, đặc biệt là trong việc trồng và chăm sóc cây cà phê, cộng đồng người Ba Na ở Gia Lai đang từng bước dấn thân vào cuộc cách mạng xanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ đó, họ chú trọng nâng cao hiệu quả cho loại cây trồng này cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của xuất khẩu đồng thời bảo vệ môi trường sống.

Mexico dự kiến bổ sung quy định kiểm dịch cà phê tại cửa khẩu

24-4-2024

Mexico dự kiến bổ sung quy định về các biện pháp kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu bao gồm: hạt cà phê sẽ được giữ lại tại cửa khẩu để kiểm tra cho đến khi nhận được kết quả phân tích.

Thị trường cà phê thế giới tăng nhẹ, giá cà phê nội địa tiếp tục xô đổ mọi kỷ lục

23-4-2024

Niên vụ cà phê 2022-2023, Việt Nam phải nhập khẩu 200.000 tấn cà phê. Nguồn cung cà phê được dự báo tiếp tục căng thẳng do tháng 7 Brazil mới vào vụ thu hoạch.

Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới

17-4-2024

Giá cà phê xuất khẩu Robusta và Arabica đang diễn biến theo chiều hướng liên tục 'leo thang', giá tuần sau 'xô đổ' kỷ lục của tuần trước.

Xuất khẩu cà phê thiết lập kỷ lục mới, tỷ trọng của doanh nghiệp FDI tăng lên

15-4-2024

Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt kỷ lục hơn 1,9 tỷ USD trong quý I năm nay nhờ giá tăng cao. Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI đang chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ.