RAU QUẢ

Trung Quốc là thị trường cung cấp rau quả lớn nhất cho Việt Nam

Cập nhật ngày: 28 | 05 | 2024

Trung Quốc hiện là thị trường cung cấp rau quả lớn nhất cho Việt Nam, chiếm 40,5% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của nước ta.

Nguồn: Congthuong.vn

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến giữa tháng 5/2024, nước ta đã chi ra 725,6 triệu USD để nhập khẩu các loại rau quả về phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Chi gần 2 tỷ USD nhập khẩu, trái cây nào tràn về Việt Nam nhiều nhất

Năm 2023, Việt Nam đã chi gần 2 tỷ USD nhập khẩu, trong đó, táo là mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất

Riêng năm 2023, nhập khẩu rau quả của Việt Nam lên tới 1,96 tỷ USD. Theo đó, Trung Quốc là thị trường cung cấp mặt hàng rau quả lớn nhất cho Việt Nam với kim ngạch nhập khẩu đạt 794,7 triệu USD, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2023, hàng từ Trung Quốc chiếm 40,5% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của nước ta.

Mỹ xếp vị trí thứ hai, với kim ngạch nhập khẩu đạt 331,5 triệu USD, giảm 7%. Kế tiếp là thị trường Australia, kim ngạch nhập khẩu đạt 142,4 triệu USD, giảm 10% so với năm 2022. Trong tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Việt Nam năm 2023, hàng Mỹ và Australia lần lượt chiếm tỷ trọng 16,9 và 7,3%.

Về mặt hàng, táo là mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất trong năm 2023, đạt 237,1 triệu USD, chiếm 21,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây. Đứng thứ hai là nho, đạt 158,4 triệu USD, chiếm 14,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây. Quýt và lê lần lượt có vị trí thứ 3 và 4, chiếm tỷ trọng 7,1% và 5%.

Đây đều là những loại trái cây có giá thành khá thấp. Đặc biệt là nho, không chỉ nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Australia, Hàn Quốc,... mà nho Trung Quốc cũng ồ ạt tràn vào thị trường trong nước với giá rất rẻ. Khi quốc gia tỷ dân này mở rộng diện tích vùng trồng, nho sữa ngay lập tức phủ sóng chợ Việt với giá bán rất bình dân.

Các loại trái cây Việt Nam nhập về hiện nay chủ yếu là những mặt hàng mà Việt Nam không phải thế mạnh. Đơn cử, các loại táo, lựu Việt Nam chưa thể trồng được, hay như nho, lê có vùng trồng nhưng sản lượng còn khiêm tốn nên phải nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa.

Ngoài ra, các loại trái cây đứng đầu bảng nhập khẩu phần lớn đều nằm trong phân khúc giá rẻ, xuất xứ từ Trung Quốc với sản lượng lớn nên nhập về rất nhanh. Đây cũng là lý do hàng năm, táo, nho, quýt và lê luôn được nhập về Việt Nam với khối lượng lớn.

Nguyễn Hạnh

 

TIN TỨC KHÁC

Anh nông dân nhẹ nhàng bỏ túi 3 tỷ đồng nhờ trồng loại cây "ngọt như mì chính"

28-5-2024

Trồng loại rau quen thuộc lá xanh, to; thu hoạch đều đặn trong năm, một anh nông dân ở Hà Nội có doanh thu đạt khoảng 3 tỷ đồng/năm.

Nắng nóng gay gắt, sầu riêng mất mùa đẩy giá tăng cao

27-5-2024

Thời điểm này các vườn sầu riêng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã bước vào vụ thu hoạch rộ. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của nắng nóng gay gắt khiến cây sầu riêng bị sốc nhiệt nên trái non rụng nhiều, năng suất giảm mạnh.

Tây Ninh lần đầu có hội quán mãng cầu

21-5-2024

Hội quán Mãng cầu Tây Ninh tạo sân chơi để người trồng mãng cầu trao đổi kinh nghiệm và là sợi dây kết nối nông dân với chính quyền, nhà khoa học, doanh nghiệp...

Gia tăng lô sầu riêng xuất khẩu bị cảnh báo: 4 nguyên nhân chính

15-5-2024

Trước tình trạng các lô sầu riêng xuất khẩu bị gia tăng cảnh báo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã điểm tên 4 nguyên nhân chính.

Nếu vi phạm nhiều lần, sầu riêng sẽ bị Trung Quốc ‘tuýt còi'

13-5-2024

Không chỉ có sản lượng lên tới 1,5 triệu tấn, sầu riêng Việt Nam còn chiếm lợi thế lớn ở thị trường Trung Quốc. Nhưng nếu không kiểm soát chặt vấn đề kiểm dịch thực vật, để vi phạm thì sầu riêng Việt có thể bị quốc gia này tạm dừng nhập.

Ngành rau quả nhiều dư địa xuất khẩu tại 5 thị trường lớn nhất

10-5-2024

Rau quả là mặt hàng có nhiều tiềm năng để xuất khẩu, bởi nhu cầu nhập khẩu trên thị trường thế giới luôn ở mức cao. Dù là mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhưng thị phần của rau quả Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ ở 5 thị trường lớn nhất thế giới.

Vườn dừa 25.000 cây, có thể thu 25.000 USD từ bán tín chỉ carbon

7-5-2024

Không chỉ lúa, những ngày này cây dừa – thế mạnh tỷ USD của nước ta cũng bắt đầu bước vào cuộc đua chuyển đổi để bán tín chỉ carbon trong thời gian tới.

Nắng nóng bất thường khiến sầu riêng Thái Lan lao đao

6-5-2024

Nắng nóng bất thường đã làm giảm chất lượng sầu riêng ở Thái Lan, trong khi người nông dân phải bỏ tiền mua nước tưới còn thương nhân không có sầu riêng để bán.

Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

3-5-2024

Dưa hấu tươi của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc không được nhiễm 5 đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống.