RAU QUẢ

Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Cập nhật ngày: 03 | 05 | 2024

Dưa hấu tươi của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc không được nhiễm 5 đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống.

Nguồn: Congthuong.vn

Ngày 23/4, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh/thành phố thông tin về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu đối với dưa hấu Việt Nam.

Nông dân Quảng Ngãi thu hoạch dưa hấu (nguồn TTXVN)
Nông dân Quảng Ngãi thu hoạch dưa hấu. Nguồn TTXVN

Công văn nêu rõ, theo thông báo báo của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (Thông báo số 184/2023 ‘Về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với dưa hấu tươi nhập khẩu từ Việt Nam”) để các địa phương, doanh nghiệp tiếp tục nắm rõ những quy định của phía Trung Quốc; trên cơ sở Văn bản số 1478/BCH-TM ngày 15/4/2024 của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh, Sở Công Thương thông tin về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với dưa hấu tươi nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường Trung Quốc với 7 nội dung, cụ thể như sau: Căn cứ kiểm tra, kiểm dịch; tên hàng hóa được phép nhập khẩu; nguồn gốc hàng hóa được phép nhập khẩu; yêu cầu vườn cây ăn quả và nhà máy đóng gói được phê duyệt; danh sách các loại dịch hại, kiểm dịch cần quan tâm ở Trung Quốc; quản lý trước khi xuất khẩu; kiểm tra nhập khẩu, cách ly và xử lý khi không đủ tiêu chuẩn.

Trong đó yêu cầu, dưa hấu tươi của Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc không được nhiễm 5 đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống gồm 3 loài ruồi đục quả, một loài rệp và một loại vi khuẩn.

Tất cả các vùng trồng, các cơ sở đóng gói dưa hấu tươi xuất khẩu sang Trung Quốc phải được đăng ký và được cả Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã; vườn trồng phải áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và phải đảm bảo giám sát vườn trồng, giám sát quy trình đóng gói; cơ sở đóng gói phải xây dựng được hệ thống truy xuất nguồn gốc để đảm bảo quả dưa hấu tươi xuất sang Trung Quốc là có thể truy xuất được đến vùng trồng đã được cấp mã số; các lô hàng dưa hấu của Việt Nam được xuất khẩu qua tất cả các cửa khẩu đã được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp phép nhập khẩu trái cây tươi.

Những thông tin trên đã được các cơ quan phía Trung Quốc thông báo và có hiệu lực ngay tại thời điểm hiện nay. Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh thông tin đến Sở Công Thương các tỉnh, thành phố được biết để chủ động tuyên truyền cho người dân, doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản, đặc biệt là xuất khẩu dưa hấu nắm chắc các quy định về tiêu chuẩn kiểm dịch và công tác kiểm tra, kiểm soát đối với mặt hàng dưa hấu của Việt Nam, tránh các rủi ro.

Cũng liên quan đến xuất khẩu mặt hàng dưa hấu, Cục Hải quan Lạng Sơn cũng vừa đưa ra khuyến nghị với các doanh nghiệp doanh nghiệp xuất khẩu cần nghiên cứu các quy định, yêu cầu kiểm dịch thực vật tại Thông báo số 184 ngày 15/12/2023 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Theo đó, để đảm bảo cho hàng hóa được xuất khẩu thuận lợi, Cục Hải quan Lạng Sơn khuyến nghị các doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu khi làm thủ tục xuất khẩu dưa hấu tươi của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.

Trong đó, đối với căn cứ liên quan về kiểm tra, kiểm dịch, các doanh nghiệp cần lưu ý đến các Luật của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: Luật An toàn sinh học, Luật Về kiểm dịch động thực vật xuất nhập cảnh và các quy định thi hành; Luật An toàn thực phẩm và các quy định thi hành; các biện pháp giám sát và quản lý kiểm tra và kiểm dịch trái cây nhập khẩu; “Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với dưa hấu tươi từ Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc” giữa Tổng cục Hải quan nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Doanh nghiệp cần lưu ý tên hàng hóa được phép nhập khẩu đối với dưa hấu tươi, tên khoa học là Citrullus lanatus, tên tiếng Anh là Watermelon; đối với nguồn gốc được phép là các vùng sản xuất dưa hấu ở Việt Nam.

Liên quan đến quản lý trước khi xuất khẩu, Cục Hải quan Lạng Sơn khuyến nghị các doanh nghiệp lưu ý đến quản lý vườn cây ăn trái; nhà máy đóng gói; yêu cầu về bao bì; kiểm tra và kiểm dịch trước khi xuất khẩu; yêu cầu về giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

Đối với kiểm tra nhập cảnh, cách ly và xử lý không đủ tiêu chuẩn, doanh nghiệp cần lưu ý khi dưa hấu xuất khẩu sang đến cảng nhập cảnh Trung Quốc, Hải quan Trung Quốc sẽ thực hiện kiểm tra, kiểm dịch theo các yêu cầu cụ thể.

Trung bình mỗi năm, giá trị xuất khẩu dưa hấu vào thị trường Trung Quốc khoảng 50 triệu USD. Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, việc dưa hấu được phép xuất khẩu chính ngạch theo Nghị định thư ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc được kỳ vọng sẽ tăng thêm 30% giá trị cho ngành hàng này, điều này được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng ùn ứ tại các cửa khẩu cũng như ổn định giá bán mỗi khi dưa hấu vào chính vụ thu hoạch.

Ông Huỳnh Tấn Đạt - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết, cả nước hiện có 162 vùng trồng dưa hấu và hơn 1.000 cơ sở đóng gói tại 38 địa phương đã được cấp mã số để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tận dụng tốt cơ hội từ thị trường này, các doanh nghiệp xuất khẩu cần chuẩn hóa từ khâu sản xuất đến sơ chế, chế biến xuất khẩu, vận chuyển để tạo chuỗi giá trị.

Theo ông Huỳnh Tấn Đạt, việc phải chứng minh là các mã số vùng trồng áp dụng và tuân thủ “thực hành sản xuất nông nghiệp tốt”, kiểm soát tốt các loại dịch hại có khả năng đi theo hàng hóa từ khâu thu hoạch, sơ chế, chế biến, đóng gói và xuất khẩu; xây dựng các hệ thống kiểm soát về mặt chất lượng, truy xuất nguồn gốc;... để giúp cho việc tuân thủ các quy định của các nước nhập khẩu.

Đồng thời, đảm bảo việc xử lý các tình huống, đặc biệt là các trường hợp phát sinh hay được hiểu là những trường hợp không tuân thủ để có những giải pháp cụ thể để khắc phục cũng như đáp ứng điều kiện của nước khẩu.

TIN TỨC KHÁC

Nhu cầu tiêu thụ lớn, xuất khẩu rau quả tiếp đà tăng

26-4-2024

Tháng 4, xuất khẩu rau quả ước đạt 539,8 triệu USD, tăng 37,8% so với cùng kỳ. Lũy kế 4 tháng, xuất khẩu rau quả đạt 1.823,7 triệu USD tăng 32,9% so với cùng kỳ

Hơn 50% chuối nhập khẩu vào Trung Quốc có xuất xứ từ Việt Nam

25-4-2024

HƠN 50% CHUỐI NHẬP KHẨU VÀO TRUNG QUỐC CÓ XUẤT XỨ TỪ VIỆT NAM 25 | 04 | 2024 Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam vượt Philippines trở thành thị trường cung cấp chuối lớn nhất cho Trung Quốc, đạt 173,5 nghìn tấn, trị giá 70,3 triệu USD, tăng 21% về lượng và tăng 1,4% về trị giá, chiếm gần 52% tổng lượng chuối nhập khẩu.

Nhu cầu tiêu thụ lớn, xuất khẩu rau quả tiếp đà tăng

23-4-2024

Tháng 4, xuất khẩu rau quả ước đạt 539,8 triệu USD, tăng 37,8% so với cùng kỳ. Lũy kế 4 tháng, xuất khẩu rau quả đạt 1.823,7 triệu USD tăng 32,9% so với cùng kỳ

Hơn 1,5 triệu USD nâng cao chất lượng 4 mặt hàng trái cây chủ lực

17-4-2024

Xoài, bưởi, sầu riêng và chanh leo tại 5 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang sẽ hưởng lợi từ Pha 2 Dự án GQSP, từ nay đến năm 2026.

Nhiều nước châu Á đã có khung pháp lý cho cây trồng chỉnh sửa gen

15-4-2024

Nhiều nước Châu Á đã hoàn thiện khung pháp lý cho các loại cây trồng chỉnh sửa gen và đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ chỉnh sửa gen.

SOÁN NGÔI THÁI LAN, VIỆT NAM TRỞ THÀNH NƯỚC XUẤT KHẨU SẦU RIÊNG LỚN NHẤT VÀO TRUNG QUỐC

8-4-2024

Trung Quốc đã nhập khẩu 161 triệu USD sầu riêng tươi từ Việt Nam trong 2 tháng đầu năm, trong khi con số này từ Thái Lan chỉ là 120,3 triệu USD.

Sẵn sàng mọi điều kiện để xuất khẩu dừa tươi, sầu riêng đông lạnh

2-4-2024

Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật Huỳnh Tấn Đạt đề nghị các địa phương rà soát các vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi, sầu riêng đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc.

Trái ớt Việt Nam bị tăng kiểm tra tại Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)

27-3-2024

Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) tăng cường kiểm tra ớt nhập khẩu về an toàn thực phẩm.

Giá sầu riêng tăng mạnh, cảnh báo kiểm soát chất lượng

26-3-2024

Nắng nóng, hạn mặn ở ĐBSCL khiến sản lượng sầu riêng vụ nghịch hiện nay giảm đáng kể, do đó giá tiếp tục tăng. Tuy nhiên, mới đây VN lại nhận thông tin bất lợi từ thị trường tiêu thụ lớn nhất là Trung Quốc.

Nhiều lô sầu riêng Việt Nam xuất khẩu bị Trung Quốc cảnh báo

22-3-2024

Tổng cục Hải quan Trung Quốc cảnh báo về việc 30 lô hàng sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bị nhiễm kim loại nặng cadimi vượt mức giới hạn quy định an toàn thực phẩm của quốc gia này.

Không tăng diện tích thanh long, ưu tiên nâng chất lượng

19-3-2024

Để thanh long Việt Nam cạnh tranh trên thị trường, ngành nông nghiệp xác định không tăng diện tích, tập trung nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị, bảo vệ môi trường sinh thái...