LÚA GẠO

Thế giới có thể sắp “sốt” giá gạo?

Cập nhật ngày: 14 | 06 | 2022

Gạo - loại lương thực chính tại nhiều nước châu Á - có thể sẽ là mặt hàng tiếp theo bước vào cơn sốt, nhiều chuyên gia nhận định khi trao đổi với hãng tin CNBC...

Theo VnEconomy

Giá lương thực-thực phẩm toàn cầu đã tăng chóng mặt trong mấy tháng qua. Gạo - loại lương thực chính tại nhiều nước châu Á - có thể sẽ là mặt hàng tiếp theo bước vào cơn sốt, nhiều chuyên gia nhận định khi trao đổi với hãng tin CNBC.

Trong bối cảnh lạm phát leo thang tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, giá nhiều mặt hàng lương thực-thực phẩm, từ lúa mì và các ngũ cốc khác cho tới thịt và dầu ăn đều tăng mạnh. Đây là hệ quả của nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm việc giá phân bón và xăng dầu tăng mạnh trong vòng 1 năm qua và ảnh hưởng của chiến tranh Nga-Ukraine.

Lệnh cấm xuất khẩu lương thực và sự gián đoạn nguồn cung nghiêm trọng từ một số nước như Ấn Độ (cấm xuất khẩu lúa mì), Ukraine (lúa mì, yến mạch, đường…) và Indonesia (dầu cọ) khiến đà tăng giá càng được đẩy mạnh hơn.

Và gạo có thể là loại lương thực sắp bị cuốn vào cơn sốt này. Chỉ số Giá lương thực của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) đã cho thấy giá gạo thế giới âm thầm tăng 5 tháng liên tiếp, đạt mức cao nhất 12 tháng – theo dữ liệu tháng 5 công bố vào tuần trước.

Giới chuyên gia nói rằng sản lượng gạo của thế giới hiện vẫn dồi dào. Tuy nhiên, giá lúa mì tăng cao, cộng thêm chi phí sản xuất nông nghiệp nói chung bị đội lên, khiến diễn biến giá gạo trở thành một vấn đề đáng lưu tâm.

“Chúng ta cần theo dõi giá gạo trong thời gian tới, vì giá lúa mì tăng có thể dẫn tới việc dùng gạo để thay thế một phần, làm gia tăng nhu cầu gạo và gây giảm lượng dự trữ gạo hiện có”, chuyên gia kinh tế trưởng Sonal Varma của ngân hàng Nhật Bản Nomura phát biểu.

Các biện pháp bảo hộ thương mại lương thực-thực phẩm “đang làm trầm trọng thêm áp lực giá cả trên toàn cầu vì nhiều lý do”, bà Varma nhận định với CNBC và nhấn mạnh thêm rằng giá phân bón nông nghiệp đang ngày càng cao, cộng thêm giá xăng dầu leo thang đẩy cao chi phí vận chuyển.

“Bởi vậy, có khả năng chủ nghĩa bảo hộ sẽ xuất hiện thêm ở nhiều quốc gia”, bà Varma nói.

Tuy nhiên, vị chuyên gia cho rằng rủi ro xảy ra một cơn sốt giá gạo hiện chưa phải là cao, vì lượng gạo dự trữ tên toàn cầu còn dồi dào và vụ thu hoạch lúa gạo ở Ấn Độ trong mùa hè này được dự báo khả quan.

Chiến tranh Nga-Ukraine đã đẩy giá lúa mì tăng cao, bởi cả hai nước này đều là những quốc gia xuất khẩu lúa mì hàng đầu thế giới. So với cách đây 1 năm, giá lúa mì đã tăng hơn 50%. Hôm thứ Hai tuần trước, giá lúa mì tăng 4% sau khi có tin nói rằng quân Nga phá huỷ một trong những cảng xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất của Ukraine.

Hôm 6/6, hãng tin Reuters dẫn nguồn thạo tin nói rằng các nhà giao dịch gạo đã tăng mua gạo Ấn Độ trong 2 tuần liên tiếp.

“Ở thời điểm hiện tại, tôi cảm thấy lo lắng về khả năng Ấn Độ đưa ra lệnh cấm xuất khẩu gạo trong vài tuần tới đây, sau khi họ đã cấm xuất khẩu lúa mì và đường”, nhà nghiên cứu cấp cao David Laborde thuộc Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế nói với CNBC.

Trung Quốc và Ấn Độ hiện là hai nước sản xuất nhiều lúa gạo nhất thế giới, chiếm hơn một nửa tổng sản lượng toàn cầu – theo dữ liệu từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Việt Nam đứng thứ 5 và Thái Lan thứ 6.

Thế giới có thể sắp “sốt” giá gạo? - Ảnh 1

Ấn Độ đã cấm xuất khẩu lúa mì từ tháng 5, với lý do “quản lý an ninh lương thực quốc gia”. Chỉ vài ngày sau đó, nước này công bố lệnh cấm xuất khẩu đường.

Ông Laborde nói rằng giá gạo càng tăng, khả năng có lệnh cấm xuất khẩu gạo càng lớn.

“Chúng ta cần phân biệt giữa sự tăng giá giúp bù đắp cho chi phí gia tăng và mang lại lợi ích cho người nông dân (giúp họ tiếp tục sản xuất), và một lệnh cấm xuất khẩu đẩy giá tăng cao trên thị trường toàn cầu nhưng lại kéo tụt giá ở thị trường trong nước”, vị chuyên gia phát biểu.

Ông Nafees Meah, đại diện khu vực Nam Á của Viện Nghiên cứu lúa gạo, nói rằng chi phí năng lượng, vốn đang tăng cao trên toàn cầu, chiếm một phần lớn trong chi phí sản xuất lúa gạo.

“Bởi vậy, có lập luận rằng nếu giá gạo trên thị trường tăng, thì chẳng phải người nông dân được hưởng lợi đó hay sao?” ông Nafees phát biểu.

Tuy nhiên, giá gạo tăng sẽ gây ảnh hưởng xấu ở nhiều nước châu Á, khu vực tiêu thụ nhiều gạo nhất thế giới. “Ở Đông Nam Á, những quốc gia như Đông Timor, Lào, Cambodia và thậm chí cả Indonesia, nước có dân số rất đông, an ninh lương thực sẽ chịu tác động tiêu cực nếu giá gạo tiếp tục tăng và giữ ở mức cao”, ông Nafees nói.

Chỉ số giá lương thực của Liên hiệp quốc cho thấy giá lương thực toàn cầu hiện tăng 75% so với mức trước đại dịch – theo chiến lược gia trưởng Frederique Carrier của RBC Wealth Management.

“Tình trạng khan hiếm nhân công do ảnh hưởng của đại dịch và cuộc chiến tranh Nga-Ukraine đã làm cho tình hình lương thực trở nên trầm trọng, thông qua vừa gây gián đoạn nguồn cung lương thực, vừa đẩy giá năng lượng lên cao hơn nữa”, bà Carrier viết trong một báo cáo mới đây.

Theo bà Carrier, khoảng 1/3 chi phí sản xuất lương thực là chi phí liên quan đến năng lượng. Sản xuất phân bón nông nghiệp là một quy trình đòi hỏi nhiều năng lượng, và giá phân bón trên toàn cầu đã tăng vọt trong 1 năm trở lại đây.

TIN TỨC KHÁC

Sau lúa mỳ, giá gạo có thể sẽ tăng vọt trên toàn cầu

13-6-2022

Giá nhiều loại lương thực, thực phẩm đã tăng trong vài tháng qua. Gạo - một loại lương thực chính ở phần lớn châu Á - có thể là mặt hàng tiếp theo tăng giá.

Sản xuất ở ĐBSCL, những trở ngại: Liên kết khó từ đâu?

10-6-2022

ĐBSCL, chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo trên cánh đồng lớn chưa chặt chẽ, còn mang tính thời vụ, lợi ích cục bộ và chưa bền vững. Vì sao?

Giới thương lái Ấn Độ săn lùng gạo tích trữ

6-6-2022

Lệnh cấm xuất khẩu lúa mì của chính phủ đã khiến giới kinh doanh lúa gạo tại quốc gia Nam Á tăng cường thu mua gạo vì lo ngại một lệnh cấm tương tự.

Nâng vị thế lúa gạo từ giống đặc sản

3-6-2022

Sóc Trăng có các giống lúa bản địa thơm ngon nổi tiếng. Đi từ mô hình liên kết sản xuất hiệu quả, các doanh nghiệp và nông dân hợp tác mở rộng cánh đồng lớn.

Sơ kết vụ Đông Xuân 2021-2022, triển khai vụ Hè Thu, vụ mùa các tỉnh phía Bắc

27-5-2022

Ngày 27/5, Hội nghị sơ kết sản xuất vụ Đông Xuân năm 2021 - 2022, triển khai kế hoạch vụ Hè Thu, vụ mùa và định hướng vụ Đông năm 2022 các tỉnh phía Bắc diễn ra tại Thái Bình.

Thanh Hóa cần 4.300 tấn lúa giống để gieo cấy vụ thu mùa

30-5-2022

Vụ thu mùa năm 2022, Thanh Hóa phấn đấu gieo cấy 114.650 ha lúa. Theo tính toán của ngành nông nghiệp, với diện tích nói trên, vụ thu mùa sắp tới toàn tỉnh cần tới 4.300 tấn lúa giống các loại.

Quảng Trị: Giấc mơ lúa hữu cơ vươn sang Mỹ, Âu không còn xa!

2-6-2022

Tỉnh Quảng Trị đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ mở rộng diện tích canh tác khoảng 1.000 ha lúa hữu cơ, xuất khẩu gạo sang thị trường Mỹ và châu Âu.

Nhân rộng mô hình rơm 'vàng' sau thu hoạch

23-5-2022

Nhân rộng các mô hình sử dụng rơm rạ trong tái sản xuất nông nghiệp là điều cần thiết, vừa hạn chế ô nhiễm, vừa gia tăng giá trị cây lúa từ việc tận dụng nguồn rơm rạ sẵn có trong bối cảnh giá cả thức ăn gia súc, phân bón vô cơ đang "leo thang"...

'Con tôm ôm cây lúa' cùng phát triển bền vững

20-5-2022

Diện tích canh tác mô hình tôm - lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện đã đạt hơn 200.000 ha, bình quân lợi nhuận 110 triệu/ha/năm. Qua triển khai nhiều năm, tôm – lúa được đánh giá là mô hình phát triển bền vững đem lại thu nhập cao cho người nông dân ở vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn về tổ chức sản xuất, kỹ thuật…

Gạo Việt rộng cửa vào ASEAN

12-5-2022

Để gia tăng cơ hội XK gạo vào thị trường các nước ASEAN, doanh nghiệp cần rà soát lại nhu cầu NK của từng thị trường nhằm cung ứng cho phù hợp cũng như quan tâm đúng mức tới nhận diện thương hiệu gạo Việt.

Xuất khẩu gạo Việt Nam bứt phá trong năm 2022

14-5-2022

Năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ có sự bứt phá mạnh mẽ bởi nhiều yếu tố hậu thuẫn có lợi cho cả doanh nghiệp và người trồng lúa. Nhu cầu và giá lương thực trên thế giới tăng, sức chống chịu của doanh nghiệp tăng và đặc biệt là doanh nghiệp Việt Nam đã có thêm nhiều kinh nghiệm để ứng phó linh hoạt, sản xuất an toàn trong điều kiện dịch Covid-19, đảm bảo nguồn cung đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Gạo Việt Nam ghi dấu ấn trên thị trường quốc tế

24-4-2022

Việt Nam hiện đang đứng thứ 6 trên thế giới về sản xuất lúa gạo, đứng thứ 3 về xuất khẩu gạo. Nhờ chiến lược duy trì chất lượng gạo xuất khẩu, tăng xuất khẩu gạo chất lượng cao, gạo Việt Nam đã và đang ghi dấu ấn trên thị trường thế giới.