LÚA GẠO

Sơ kết vụ Đông Xuân 2021-2022, triển khai vụ Hè Thu, vụ mùa các tỉnh phía Bắc

Cập nhật ngày: 27 | 05 | 2022

Ngày 27/5, Hội nghị sơ kết sản xuất vụ Đông Xuân năm 2021 - 2022, triển khai kế hoạch vụ Hè Thu, vụ mùa và định hướng vụ Đông năm 2022 các tỉnh phía Bắc diễn ra tại Thái Bình.

Theo Đầu tư Online

Vụ Đông Xuân năm 2021 - 2022, các tỉnh phía Bắc gieo cấy trên 1 triệu ha, năng suất ước đạt 62,7 tạ/ha, giảm khoảng 1,8 tạ/ha, lợi nhuận trung bình giảm khoảng 2,8 triệu đồng/ha so với vụ Đông Xuân năm trước.

Tổng diện tích lúa được chuyển sang trồng các loại cây màu khác khoảng 6,8 nghìn ha; các tỉnh, thành đã phát triển được 37 chuỗi lúa gạo với diện tích trên 18.800 ha, sản lượng trên 43.500 tấn; 235 chuỗi rau màu với diện tích trên 25.700 ha, tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất dưới các hình thức liên kết đạt 12%.

Nhiều tỉnh đã áp dụng các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP của HTX rau sạch Yên Dũng (Bắc Giang), mô hình trồng dưa hấu, dưa lê tại thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái), chuỗi sản xuất lúa gạo quy mô 600 ha/vụ ở Nam Định…

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh phát biểu tại Hội nghị

Thông tin tới Hội nghị, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng cho biết: Vụ Xuân năm 2022, Thái Bình gieo trồng gần 75.500 ha lúa, 15.000 ha cây màu. Thái Bình đã tập trung chỉ đạo triển khai có hiệu quả quy hoạch phát triển nông nghiệp, tiếp tục thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng các mô hình sản xuất lúa chất lượng cao gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Về thời tiết vụ Hè Thu và vụ mùa, theo ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết: các tháng 7, 8, 9 ở Bắc Bộ sẽ có mưa nhiều, tập trung nhất trong tháng 8, đúng vào giai đoạn lúa mới cấy. Ngoài ra, do lúa vụ Đông Xuân thu hoạch muộn từ 7 – 15 ngày gây nhiều khó khăn cho khâu làm đất, gieo cấy.

Vụ Hè Thu, vụ mùa năm 2022, các tỉnh phía Bắc gieo cấy gần 1,2 triệu ha với giống lúa cực ngắn và ngắn ngày. Cục Trồng trọt khuyến cáo các địa phương “cấy càng sớm càng tốt” nhằm né những bất thuận của thời tiết. Vùng Bắc Trung bộ kết thúc cấy trong tháng 7, vùng đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi xong trước 20/7. Để thuận lợi cho việc quản lý sâu bệnh hại, mỗi địa phương nên cơ cấu từ 3 – 4 giống lúa chủ lực và 3 – 4 giống bổ sung.

Phó Cục Trưởng Cục Bảo vệ thực vật Nguyễn Quý Dương nhận định, vụ mùa, bệnh bạc lá có nguy cơ phát sinh, gây hại trên diện rộng, do đó, khuyến cáo đặc biệt lưu ý bố trí cơ cấu giống lúa, ưu tiên các giống có gen kháng bạc lá.

Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam Trần Mạnh Báo nhấn mạnh: dự báo vụ Hè Thu, vụ mùa giống chuyển vùng tại chỗ gặp nhiều khó khăn, đề nghị các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng giống lúa có kế hoạch chuẩn bị chu đáo về số lượng, chất lượng giống lúa. Đồng thời đề nghị Bộ NN&PTNT, Cục Trồng trọt sớm tháo gỡ, có cơ chế linh hoạt trong thủ tục công nhận giống cây trồng.

Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT thăm điểm liên kết sản xuất lúa giống của ThaiBinh Seed tại xã Thụy Ninh (Thái Thụy)

Trước những khó khăn trong sản xuất vụ Hè Thu, vụ mùa năm 2022, phát biểu chỉ đạo, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh yêu cầu các địa phương huy động tối đa máy móc, phương tiện, nhân lực để thu hoạch nhanh, gọn lúa xuân đã chín, thu hoạch đến đâu làm đất đến đó, triển khai gieo cấy lúa Hè Thu và lúa mùa theo đúng lịch thời vụ.

Bên cạnh đó, tập trung chỉ đạo sản xuất, bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm; tổ chức sản xuất theo cánh đồng lớn, áp dụng tối đa các tiến bộ kỹ thuật để tận dụng thời gian, giảm ngày công, tăng hiệu quả kinh tế, chủ động phòng trừ sâu bệnh hại.

Đồng thời yêu cầu các cơ quan thuộc Bộ xây dựng khung, lịch thời vụ, cơ cấu giống phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu; làm tốt công tác dự báo về thời tiết, sâu bệnh và chỉ đạo các địa phương thực hiện các biện pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả.

Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam cần cân đối lượng giống cây trồng phục vụ sản xuất vụ Hè Thu, vụ mùa, kiểm soát giá, ngăn chặn tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng kèm chất lượng.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh và Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng tặng Bằng khen của Bộ NN&PTNT cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác chỉ đạo sản xuất trồng trọt năm 2021, vụ Đông Xuân năm 2021 - 2022.

Trước đó, chiều 26/5, đoàn công tác của Bộ NN&PTNT đã đi thăm, đánh giá các mô hình khảo nghiệm một số giống lúa, giống ngô mới tại Viện Nghiên cứu cây trồng và điểm liên kết sản xuất lúa giống của Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed.

Vụ Xuân năm 2022, ThaiBinh Seed khảo nghiệm 370 giống lúa gồm: 89 giống lúa thuần, 281 giống lúa lai; 101 giống ngô. Quá trình khảo nghiệm đã theo dõi, đánh giá đặc điểm và tiềm năng của các giống và chọn được một số giống có nhiều ưu điểm tốt như: BC15 mới, TBR225 mới, TBR97, TBR87, OM468, Nếp A Sào (giống lúa thuần); Phúc Thái 168, QL301, KH768, TP51, TP449, TP453, TBH222 (giống lúa lai); giống ngô nếp TBM18, TBM135; giống ngô sinh khối NSK207, giống ngô kháng sâu keo KSK126 và giống ngô lai TBM189.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh mong muốn ThaiBinh Seed sẽ tiếp tục nghiên cứu, chọn tạo các bộ giống lúa và một số cây trồng chủ lực có năng suất, chất lượng cao để phục vụ sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh còn diễn biến phức tạp.

 

TIN TỨC KHÁC

Thanh Hóa cần 4.300 tấn lúa giống để gieo cấy vụ thu mùa

30-5-2022

Vụ thu mùa năm 2022, Thanh Hóa phấn đấu gieo cấy 114.650 ha lúa. Theo tính toán của ngành nông nghiệp, với diện tích nói trên, vụ thu mùa sắp tới toàn tỉnh cần tới 4.300 tấn lúa giống các loại.

Quảng Trị: Giấc mơ lúa hữu cơ vươn sang Mỹ, Âu không còn xa!

2-6-2022

Tỉnh Quảng Trị đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ mở rộng diện tích canh tác khoảng 1.000 ha lúa hữu cơ, xuất khẩu gạo sang thị trường Mỹ và châu Âu.

Nhân rộng mô hình rơm 'vàng' sau thu hoạch

23-5-2022

Nhân rộng các mô hình sử dụng rơm rạ trong tái sản xuất nông nghiệp là điều cần thiết, vừa hạn chế ô nhiễm, vừa gia tăng giá trị cây lúa từ việc tận dụng nguồn rơm rạ sẵn có trong bối cảnh giá cả thức ăn gia súc, phân bón vô cơ đang "leo thang"...

'Con tôm ôm cây lúa' cùng phát triển bền vững

20-5-2022

Diện tích canh tác mô hình tôm - lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện đã đạt hơn 200.000 ha, bình quân lợi nhuận 110 triệu/ha/năm. Qua triển khai nhiều năm, tôm – lúa được đánh giá là mô hình phát triển bền vững đem lại thu nhập cao cho người nông dân ở vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn về tổ chức sản xuất, kỹ thuật…

Gạo Việt rộng cửa vào ASEAN

12-5-2022

Để gia tăng cơ hội XK gạo vào thị trường các nước ASEAN, doanh nghiệp cần rà soát lại nhu cầu NK của từng thị trường nhằm cung ứng cho phù hợp cũng như quan tâm đúng mức tới nhận diện thương hiệu gạo Việt.

Xuất khẩu gạo Việt Nam bứt phá trong năm 2022

14-5-2022

Năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ có sự bứt phá mạnh mẽ bởi nhiều yếu tố hậu thuẫn có lợi cho cả doanh nghiệp và người trồng lúa. Nhu cầu và giá lương thực trên thế giới tăng, sức chống chịu của doanh nghiệp tăng và đặc biệt là doanh nghiệp Việt Nam đã có thêm nhiều kinh nghiệm để ứng phó linh hoạt, sản xuất an toàn trong điều kiện dịch Covid-19, đảm bảo nguồn cung đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Gạo Việt Nam ghi dấu ấn trên thị trường quốc tế

24-4-2022

Việt Nam hiện đang đứng thứ 6 trên thế giới về sản xuất lúa gạo, đứng thứ 3 về xuất khẩu gạo. Nhờ chiến lược duy trì chất lượng gạo xuất khẩu, tăng xuất khẩu gạo chất lượng cao, gạo Việt Nam đã và đang ghi dấu ấn trên thị trường thế giới.

Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL: Tương lai ngành lúa gạo rất khả quan!

27-4-2022

Viện Lúa ĐBSCL với tầm nhìn tương lai ngành hàng lúa gạo Việt Nam rất khả quan, với nội lực từ nguồn giống, hệ thống canh tác và công nghệ sản xuất cạnh tranh.

Chi phí phân bón đè nặng lên nông dân trồng lúa châu Á

21-4-2022

Chi phí phân bón tăng cao khiến nông dân trồng lúa trên khắp châu Á phải giảm sử dụng.

So kè gạo Việt Nam với các đối thủ cạnh tranh

9-5-2022

Giá gạo 5% tấm của Việt Nam đang ở mức cao hơn so với các đối thủ như Thái Lan hay Ấn Độ. Tuy nhiên để mở rộng thị trường hơn thì gạo Việt Nam phải chuyển hướng nâng cao chất lượng.

Chính phủ đề xuất chuyển đổi gần 2.592 ha đất rừng, lúa hai vụ để làm cao tốc Bắc – Nam

3-5-2022

Đây là diện tích rừng, đất lâm nghiệp và đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên cần chuyển đổi để thi công công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.

Hiệu quả từ liên kết sản xuất lúa-gạo hữu cơ ST25 tại Quảng Bình

6-5-2022

Vụ Đông-Xuân 2021-2022, Tổng công ty Sông Gianh thực hiện dự án liên kết kinh doanh lúa-gạo hữu cơ ST25 tại thôn Tiên Phan (xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn) với diện tích 26ha.