CÀ PHÊ

Kon Tum: Từ cậu bé mồ côi thành ông chủ vườn cà thu nhập tiền tỉ nơi cao nguyên

Cập nhật ngày: 13 | 05 | 2020

A Hiếu (50 tuổi) nổi tiếng trong vùng bởi ông là người dân tộc thiểu số có thành tích điển hình làm kinh tế giỏi. Thu nhập của gia đình ông đạt 1 tỉ đồng mỗi năm từ sản xuất nông nghiệp và vận chuyển hành khách qua phà.

 

Ông A Hiếu bên rẫy cà phê của mình

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, A Hiếu (thôn Kon Gung, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà, Kon Tum) thiệt thòi hơn các bạn cùng trang lứa. Cậu bé mất cha lúc chưa đầy 2 tuổi, 2 năm sau đó mẹ đi lấy chồng, để lại 3 chị em thơ tự bươn chải cuộc sống, cùng lớn lên từ củ khoai, củ sắn.

 

Những năm tháng kham khổ ấy đã rèn cho A Hiếu có tính tự lập, chịu thương chịu khó. Anh đi làm thuê cuốc mướn và làm đủ nghề để kiếm tiền. Năm 23 tuổi, anh quyết định lập gia đình với mong muốn được yên bề gia thất. “Hồi đó hai vợ chồng mới cưới vất vả lắm, ai thuê gì làm đó, làm nhiều rồi cũng biết việc. Thấy các hộ người Kinh trồng cà phê năng suất cao, nên mình chịu khó đi làm thuê để học kỹ thuật và kinh nghiệm”- A Hiếu kể.

Nắm bắt được kinh nghiệm, hai vợ chồng bàn bạc và khai hoang gần 1 ha đất để trồng thử 700 cây cà phê. Do chăm sóc tốt, ba năm sau vườn cà phê của ông ra lứa quả đầu tiên và đạt sản lượng. Có ít vốn từ thu hoạch cà phê, mỗi năm 2 vợ chồng A Hiếu mở rộng thêm diện tích để trồng các loại cây cà phê, mỳ, lúa, bắp, khoai. A Hiếu suy nghĩ, “do nhà không có nhiều tiền nên mình trồng những cây ngắn ngày xen canh vào vườn cây cà phê. Làm như thế sẽ tăng nguồn thu trên cùng một diện tích đất và ít chi phí đầu tư”.

Cuộc sống khó khăn nhưng luôn có ý chí phấn đấu, vợ chồng Hiếu động viên nhau lao động, sản xuất và mở rộng diện tích trồng trọt hàng năm. Đến nay, gia đình anh sở hữu 7 ha cà phê, 2 ha sắn, 1 ha bời lời, 1 ha điều, 3 sào lúa và 2 ao thả cá. Ngoài ra, anh trồng xen canh hơn 400 cây mít, bơ, nhãn trong vườn cà phê. A Hiếu chia sẻ, “do giá thị trường các mặt hàng nông sản lên xuống thất thường nên mình trồng nhiều loại cây. Nếu giá cà phê xuống thì mình thu từ sắn, lúa, điều và cây ăn quả”.

Ông A Hiếu trên chiếc phà.

Chưa hài lòng với mô hình trồng trọt và chăn nuôi cho thu nhập ổn định, A Hiếu mạnh dạn đi học hỏi kỹ thuật đóng phà với mong muốn đầu tư, tăng thêm thu nhập và phục vụ nhu cầu di chuyển trên mặt nước cho bà con.

Sau thời gian dài tìm hiểu, ông mua 3 máy nổ có công suất lớn và thuê gia công thân vỏ để sản xuất 3 chiếc phà vận tải hàng hóa trên bến đò Kon Gung. Sau khi lắp ráp hoàn thiện, ông cử người đi học lái và mời Chi cục Đăng kiểm số 4 (trụ sở tại TP Đà Nẵng) về thẩm định, cấp phép hoạt động.

Ông A Tranh – người dân sinh sống tại thôn Kon Gung cho biết, “trước đây chưa có phà của ông Hiếu, người dân chúng tôi phải chèo thuyền độc mộc trên lòng hồ rộng hàng trăm mét mới đến bên kia bờ để chở nông sản và làm rẫy. Nhiều trường hợp đuối nước vì bị chìm thuyền do chở quá tải. Từ khi có phà hoạt động, người dân rất phấn khởi và yên tâm mỗi khi đi làm”.

Theo quan sát của PV, mỗi ngày có khoảng 200 người đi bộ và hơn 100 người đi xe qua phà. Người dân di chuyển qua hai bên bờ hồ để làm nương rẫy, giáo viên đi dạy học và bà con ở xã Hơ Mong (huyện Sa Thầy, Kon Tum) đi mua sắm hàng hóa. Thống kê sơ bộ, người dân ở huyện Đăk Hà có diện tích đất rẫy ở xã Hơ Mong khoảng 7 ngàn ha. Hàng ngày phải di chuyển qua phà của ông Hiếu mới đến nơi sản xuất.

 

Giá mỗi lượt xe từ 10-15.000 đồng. Đối với người dân của 2 làng Kon Gung và Đăk Mút (xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà) đều được miễn phí vì họ không có tiền để trả cho chủ phà, cho dù chỉ thu phí 1 ngàn đồng mỗi lượt người đi bộ.

Lưu lượng xe và hàng hóa qua phà đông, đặc biệt là dịp mùa vụ và cuối năm tăng cao nên thu nhập từ vận chuyển hàng hóa xấp xỉ 30 triệu đồng mỗi tháng. Nguồn thu từ trồng trọt và chăn nuôi đạt khoảng 1 tỉ đồng mỗi năm. Sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư và nhân công, tổng thu nhập của gia đình ông Hiếu khoảng 1 tỉ đồng mỗi năm.

Không những làm kinh tế giỏi, ông Hiếu còn tạo việc làm cho 7 lao động tại địa phương có thu nhập ổn định từ 3 triệu đến 6 triệu đồng mỗi tháng. Ông A Trao – người dân ở làng Kon Gung kể, “mình làm cho ông Hiếu lâu rồi, công việc hằng ngày là lái phà vận chuyển khách qua lại hai bên bờ hồ, thu nhập mỗi tháng từ 5 đến 6 triệu đồng, tùy vào lượng người và hàng hóa qua phà”.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Chí Ánh, nguyên Bí thư xã Đắk Mar (huyện Đắk Hà, Kon Tum) cho biết: “Ông A Hiếu là người đồng bào dân tộc thiểu số, không những biết tính toán làm kinh tế giỏi mà còn giúp đỡ bà con trong vùng. A Hiếu đúng là tấm gương sáng để người dân học tập”.

Ông A Hiếu bên rẫy cà phê của mình

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, A Hiếu (thôn Kon Gung, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà, Kon Tum) thiệt thòi hơn các bạn cùng trang lứa. Cậu bé mất cha lúc chưa đầy 2 tuổi, 2 năm sau đó mẹ đi lấy chồng, để lại 3 chị em thơ tự bươn chải cuộc sống, cùng lớn lên từ củ khoai, củ sắn.

 

Những năm tháng kham khổ ấy đã rèn cho A Hiếu có tính tự lập, chịu thương chịu khó. Anh đi làm thuê cuốc mướn và làm đủ nghề để kiếm tiền. Năm 23 tuổi, anh quyết định lập gia đình với mong muốn được yên bề gia thất. “Hồi đó hai vợ chồng mới cưới vất vả lắm, ai thuê gì làm đó, làm nhiều rồi cũng biết việc. Thấy các hộ người Kinh trồng cà phê năng suất cao, nên mình chịu khó đi làm thuê để học kỹ thuật và kinh nghiệm”- A Hiếu kể.

Nắm bắt được kinh nghiệm, hai vợ chồng bàn bạc và khai hoang gần 1 ha đất để trồng thử 700 cây cà phê. Do chăm sóc tốt, ba năm sau vườn cà phê của ông ra lứa quả đầu tiên và đạt sản lượng. Có ít vốn từ thu hoạch cà phê, mỗi năm 2 vợ chồng A Hiếu mở rộng thêm diện tích để trồng các loại cây cà phê, mỳ, lúa, bắp, khoai. A Hiếu suy nghĩ, “do nhà không có nhiều tiền nên mình trồng những cây ngắn ngày xen canh vào vườn cây cà phê. Làm như thế sẽ tăng nguồn thu trên cùng một diện tích đất và ít chi phí đầu tư”.

Cuộc sống khó khăn nhưng luôn có ý chí phấn đấu, vợ chồng Hiếu động viên nhau lao động, sản xuất và mở rộng diện tích trồng trọt hàng năm. Đến nay, gia đình anh sở hữu 7 ha cà phê, 2 ha sắn, 1 ha bời lời, 1 ha điều, 3 sào lúa và 2 ao thả cá. Ngoài ra, anh trồng xen canh hơn 400 cây mít, bơ, nhãn trong vườn cà phê. A Hiếu chia sẻ, “do giá thị trường các mặt hàng nông sản lên xuống thất thường nên mình trồng nhiều loại cây. Nếu giá cà phê xuống thì mình thu từ sắn, lúa, điều và cây ăn quả”.

Ông A Hiếu trên chiếc phà.

Chưa hài lòng với mô hình trồng trọt và chăn nuôi cho thu nhập ổn định, A Hiếu mạnh dạn đi học hỏi kỹ thuật đóng phà với mong muốn đầu tư, tăng thêm thu nhập và phục vụ nhu cầu di chuyển trên mặt nước cho bà con.

Sau thời gian dài tìm hiểu, ông mua 3 máy nổ có công suất lớn và thuê gia công thân vỏ để sản xuất 3 chiếc phà vận tải hàng hóa trên bến đò Kon Gung. Sau khi lắp ráp hoàn thiện, ông cử người đi học lái và mời Chi cục Đăng kiểm số 4 (trụ sở tại TP Đà Nẵng) về thẩm định, cấp phép hoạt động.

Ông A Tranh – người dân sinh sống tại thôn Kon Gung cho biết, “trước đây chưa có phà của ông Hiếu, người dân chúng tôi phải chèo thuyền độc mộc trên lòng hồ rộng hàng trăm mét mới đến bên kia bờ để chở nông sản và làm rẫy. Nhiều trường hợp đuối nước vì bị chìm thuyền do chở quá tải. Từ khi có phà hoạt động, người dân rất phấn khởi và yên tâm mỗi khi đi làm”.

Theo quan sát của PV, mỗi ngày có khoảng 200 người đi bộ và hơn 100 người đi xe qua phà. Người dân di chuyển qua hai bên bờ hồ để làm nương rẫy, giáo viên đi dạy học và bà con ở xã Hơ Mong (huyện Sa Thầy, Kon Tum) đi mua sắm hàng hóa. Thống kê sơ bộ, người dân ở huyện Đăk Hà có diện tích đất rẫy ở xã Hơ Mong khoảng 7 ngàn ha. Hàng ngày phải di chuyển qua phà của ông Hiếu mới đến nơi sản xuất.

 

Giá mỗi lượt xe từ 10-15.000 đồng. Đối với người dân của 2 làng Kon Gung và Đăk Mút (xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà) đều được miễn phí vì họ không có tiền để trả cho chủ phà, cho dù chỉ thu phí 1 ngàn đồng mỗi lượt người đi bộ.

Lưu lượng xe và hàng hóa qua phà đông, đặc biệt là dịp mùa vụ và cuối năm tăng cao nên thu nhập từ vận chuyển hàng hóa xấp xỉ 30 triệu đồng mỗi tháng. Nguồn thu từ trồng trọt và chăn nuôi đạt khoảng 1 tỉ đồng mỗi năm. Sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư và nhân công, tổng thu nhập của gia đình ông Hiếu khoảng 1 tỉ đồng mỗi năm.

Không những làm kinh tế giỏi, ông Hiếu còn tạo việc làm cho 7 lao động tại địa phương có thu nhập ổn định từ 3 triệu đến 6 triệu đồng mỗi tháng. Ông A Trao – người dân ở làng Kon Gung kể, “mình làm cho ông Hiếu lâu rồi, công việc hằng ngày là lái phà vận chuyển khách qua lại hai bên bờ hồ, thu nhập mỗi tháng từ 5 đến 6 triệu đồng, tùy vào lượng người và hàng hóa qua phà”.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Chí Ánh, nguyên Bí thư xã Đắk Mar (huyện Đắk Hà, Kon Tum) cho biết: “Ông A Hiếu là người đồng bào dân tộc thiểu số, không những biết tính toán làm kinh tế giỏi mà còn giúp đỡ bà con trong vùng. A Hiếu đúng là tấm gương sáng để người dân học tập”.

Tintaynguyen.com

TIN TỨC KHÁC

142 HTX và tổ hợp tác sản xuất cà phê hưởng lợi từ Dự án VnSAT

22-5-2020

Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) triển khai trong thời gian trong 5 năm (2016 - 2020) đã hỗ trợ thành lập, củng cố 142 HTX, tổ hợp tác (THT) sản xuất cà phê; đào tạo 45.000 lượt nông dân; hỗ trợ tái canh hơn 16.000 ha cà phê.

MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN LÀM CHO CÂY CÀ PHÊ RA HOA SỚM Ở TÂY NGUYÊN

22-5-2020

Sự thay đổi nhiệt độ không khí theo chiều hướng tăng dần làm cho cây cà phê dễ ra hoa sớm.

Nguồn cung cà phê toàn cầu chuyển thành dư thừa

8-5-2020

Công ty môi giới hàng hóa Marex Spectron cho biết nguồn cung cà phê toàn cầu chuyển từ thiếu hụt trong niên vụ 2019/20 thành dư thừa trong niên vụ 2020/21, do sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng liên quan tới giãn cách xã hội làm giảm nhu cầu.

Bản tin xuất khẩu cà phê của Uganda

29-3-2020

Số liệu xuất khẩu cà phê của Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong 28 tháng vào tháng 2, số liệu của Cơ quan Phát triển Cà phê Uganda cho thấy hôm thứ Hai, do một vụ thu hoạch tốt ở khu vực miền trung và miền đông dẫn đến sự gia tăng sản lượng.

Thu hoạch cà phê Robusta sớm niên vụ 2020/21 bắt đầu ở Rondônia

26-3-2020

SAO PAULO, Brazil - Việc thu hoạch hạt cà phê Robusta đầu tiên từ vụ mùa 2020/21 đã bắt đầu ở Rondônia, bang sản xuất cà phê số hai ở Brazil, báo cáo Cepea trong bản tóm tắt mới nhất. Cho đến nay, chỉ có các vụ mùa sớm hơn đã được thu hoạch, nhưng các đại lý dự kiến các hoạt động sẽ tiến lên trong các khu vực còn lại cho đến cuối tháng ba - và sẽ tăng lên vào tháng Tư.

Các cửa hàng cà phê độc lập ở London đã tăng 700% kể từ năm 2010

23-3-2020

MILAN - Các cửa hàng cà phê độc lập ở London đã tăng gấp 7 lần trong thập kỷ qua, theo một báo cáo mới từ nhóm nghiên cứu công nghiệp Allegra. Trong một báo cáo, Allegra cho biết số lượng cửa hàng cà phê độc lập chất lượng cao của các quốc gia đã tăng từ khoảng 50 trong năm 2010 lên hơn 400 vào năm 2020. Các cửa hàng cà phê được phân loại trong danh mục này bao gồm các cửa hàng độc lập tại một địa điểm cũng như các chuỗi nhỏ như Caravan Coffee Roasters, hoạt động với sáu địa điểm và Redemption Roasters với chín địa điểm.

Sản xuất cà phê tại Việt Nam phải đối mặt với tương lai đen tối dưới biến đổi khí hậu

18-3-2020

Nhiệt độ tăng và lượng mưa thay đổi có thể khiến Việt Nam mất 50% diện tích sản xuất cà phê Robusta hiện tại vào năm 2050. Các chuyên gia đồng ý tình hình có vẻ tồi tệ, nhưng có hy vọng rằng nước này có thể đối phó bằng cách sử dụng các biện pháp nông nghiệp thông minh.

Báo cáo của ICO: Tiêu thụ cà phê toàn cầu có xu hướng giảm đáng kể do Covid-19

13-3-2020

LONDON, Vương quốc Anh - Vào tháng 2 năm 2020, chỉ báo tổng hợp ICO tiếp tục xu hướng giảm, trung bình 102 US cent / lb khi giá của tất cả các chỉ số nhóm giảm. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa Milds Colombia và Other Milds tăng hơn gấp đôi lên 10,93 US cent / lb.

Vương quốc Anh đối mặt với tình trạng thiếu hụt cà phê do đại dịch covid 19

6-3-2020

Daily Express- nước Anh có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt cà phê khi đại dịch COVID-19 làm gián đoạn các chuỗi cung ứng lớn trên toàn thế giới, đặc biệt từ Nam Mỹ - khu vực chịu trách nhiệm cung cấp 2/3 sản lượng cà phê thế giới và chiếm khoảng một nửa lượng nhập khẩu của Anh.

Xuất khẩu cà phê Uganda tăng trưởng tốt nhất vào tháng 2.2019

2-3-2020

UgBusinese -Theo số liệu của liệu của Cơ quan Phát triển Cà phê Uganda, xuất khẩu cà phê của Uganda tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong 28 tháng vào tháng 2, do vụ thu hoạch tốt ở khu vực miền trung và miền đông nước này dẫn đến sự gia tăng sản lượng.

Sản lượng cà phê của Colombia giảm 12% trong tháng 3, xuất khẩu giảm 21%

21-4-2020

BOGOTA, Colombia - Vào tháng 3, sản xuất cà phê ở Colombia, nhà sản xuất Arabica giặt nhẹ nhất thế giới, là 806.000 bao 60kg, giảm 12% so với 914.000 bao được sản xuất vào tháng 3 năm 2019.

Ấn Độ báo cáo thu nhập cà phê giảm mạnh, đối mặt với tình trạng thiếu lao động trong các đồn điền

14-4-2020

MILAN - Xuất khẩu cà phê từ Ấn Độ đã giảm 6% xuống còn 332.000 tấn, tương đương 5,53 triệu bao trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3 năm 2020. Thu nhập ghi nhận mức giảm 12% xuống mức thấp nhất trong 9 năm là 742 triệu USD. Theo giá trị đồng rupee, các lô hàng đã giảm khoảng một phần mười.