CÀ PHÊ

Doanh số bán cà phê của Hàn Quốc lập kỷ lục hơn 10 tỷ USD năm 2017

Cập nhật ngày: 28 | 02 | 2018

Doanh số bán cà phê của Hàn Quốc đạt kỷ lúc hơn 10 tỷ USD vào năm ngoái nhờ lượng cầu loại đồ uống này tăng cùng với giá bán ở mức cao

Theo số liệu mới công bố của chính phủ Hàn Quốc, doanh số bán cà phê của nước này đạt kỷ lúc hơn 10 tỷ USD vào năm ngoái  nhờ lượng cầu loại đồ uống này tăng cùng với giá bán ở mức cao.

Mức giá trị này tương đương với 26,5 tỷ ly cà phê đã được phục vụ vào năm ngoái và con số tiêu thụ trung bình là 512 ly/đầu người/năm trong tổng dân số 51,7 triệu người.

Dữ liệu đưa ra hôm Chủ Nhật của KCS cho thấy lượng cà phê bán ra đạt 11,74 nghìn tỷ won, tương đương 10.99 tỷ USD trong năm 2017, gấp 3 lần thập kỹ trước. Nếu tính số lược cốc, đạt 26,5 tỷ cốc cà phê bán ra, tăng 30% so với 20,4 tỷ cốc trong năm 2017. Xét về dạng cà phê, sản phẩm trộn cà phê đứng đầu với 13,05 tỷ cốc, cà phê đóng hộp đạt 4,05 tỷ cốc, cà phê hòa tan là 3,1 tỷ cốc và cà phê hòa tan pha sẵn đạt 1.6 tỷ cốc.

Sự phát triển nhanh chóng của thị trường cà phê Hàn Quốc có được nhờ sự đi đầu của cà phê pha sẵn với giá khá đắt. Do đó, lượng bán hàng của cà phê pha sẵn tăng từ 900 tỷ lên 7.85 nghìn tỷ won  trong 1 thập kỷ qua. Giá 1 ly cà phê pha sẵn ở mức 1.636 won, đắt hơn nhiều so với mức giá 473 won của cà phê đóng hộp và 201 won của cà phê hòa tan.

“Mặc dù thị trường này về tổng thể đã tăng mạnh trong những năm qua, song lượng tiêu thụ cà phê bình quân vẫn thấp hơn nhiều so với những quốc gia như Mỹ, Đức và nhiều nước châu Âu khác. Do đó, vẫn còn đó những tiềm năng tăng trưởng đáng kể.” Một chuyên gia trong ngành nhận định.

Trong quá khứ, thị trường nội địa của Hàn Quốc bị chi phối bởi các loại cà phê hỗn hợp và cà phê hòa tan, tuy nhiên, cùng với sự ra đời của những chuỗi cửa hàng cà phê Starbucks và Coffee Bean & Tea Leaf vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, thị trường này đã bước sang một trang mới. Một trong những xu hướng hienj nay là sự gia tăng  số lượng các cửa hàng bán cà phê nhỏ, vốn thường phổ biến ở các nước phát triển.

Nguồn: http://m.pulsenews.co.kr/view.php?sc=30800021&year=2018&no=113949

AGROINFO

TIN TỨC KHÁC

Xuất khẩu cà phê Brazil sang các nước Arab giảm 15,2% trong hai tháng đầu năm

24-3-2020

Trong hai tháng đầu năm nay, các quốc gia Arab đã nhập khẩu 246.932 bao cà phê 60 kg từ Brazil, giảm 15,2% so với cùng kì năm 2019, theo Brazil-Arab News Agency (ANBA).

Thị trường cà phê tháng 2/2020: Hạn hán gây tổn hại lớn đến ngành cà phê

19-3-2020

Thị trường cà phê tháng 2/2020 nổi bật với thông tin tình hình sản xuất trong tháng 2 tiếp tục gặp nhiều khó khăn do thời tiết khô hạn, nhiều khu vực thiếu nước tưới tiêu. Việc thu mua cà phê gặp khó khăn do giá giảm, người trồng không muốn bán.

Nông dân trồng cà phê Việt Nam được cảnh báo về triển vọng thị trường khó khăn

12-3-2020

Giá cà phê giảm mạnh và một số nông dân và một bộ phận nông dân đang từ bỏ sản xuất do các vấn đề liên quan đến biến động giá và mất cân đối cung – cầu. Giá cà phê Robusta đã giảm 4 – 5,8% trong ngày 31/1/2020 so với ngày 31/12/2019.

Khai mạc vòng sơ kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2020

9-3-2020

Sáng ngày 1/3/2020 Ban tổ chức cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2020 tổ chức khai mạc vòng sơ kết tại Khách sạn Biệt Điện - 01 Ngô Quyền - Tp. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

Nhu cầu cà phê năm 2020 dự kiến tăng nhẹ nhưng có thể tác động tiêu cực bởi COVID-19

5-3-2020

Theo Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), chỉ số giá tổng hợp tiếp tục giảm trong tháng 2 do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19. Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 1 đạt 10,29 triệu bao so với 11,14 triệu bao trong cùng kì năm 2018 - 2019.

Từ đồn điền đến tiệm đồ uống, ngành cà phê châu Á đang đối mặt với mối đe dọa nguy hiểm nhất: Biến đổi khí hậu

4-3-2020

Việc canh tác cà phê tại Đông Timor cũng như trên khắp khu vực châu Á đang ngày càng bất lợi vì biến đổi khí hậu. Theo một số dự đoán, nông dân là đối tượng bị thiệt hại đầu tiên, sau cùng sẽ là người tiêu dùng.

Thông quan xuất khẩu hàng nông sản tại cửa khẩu Cốc Nam

6-3-2020

Từ 10h30 ngày 6/3, tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) và phía Trung Quốc đã chính thức thông quan hàng hoá trở lại tại cửa khẩu Cốc Nam- Lạng Sơn.

Giá cà phê Việt nam tăng nhẹ do lo ngại nguồn cung khan hiếm; thị trường Indonesia trầm lắng

3-3-2020

Giá cà phê nội địa tại Việt Nam tăng nhẹ trong tuần này do lo ngại nguồn cung khan hiếm trong khi các hoạt động giao dịch tại Indonesia vẫn trầm lắng.

Chiến lược thúc đẩy sản xuất cà phê Kenya

28-2-2020

Chính phủ Kenya đang thực hiện các can thiệp về thể chế, pháp lý và dịch vụ hỗ trợ nhằm xóa bỏ các xu hướng tiêu cực trong ngành cà phê, góp phần thúc đẩy sản xuất cũng như tăng cường tiêu thụ sản phẩm này.

Cuba khôi phục sản xuất cà phê

28-2-2020

Cuba đã sản xuất gần 10.000 tấn cà phê vào năm 2019, đánh dấu bước đầu phục hồi giá trị cho sản phẩm này, một quan chức của Cuba cho biết.

Cuộc chiến giữa các chuỗi cà phê tại Việt Nam tăng nhiệt

27-2-2020

Highlands Coffee đang mở rộng chuỗi cà phê với tốc độ ánh sáng, trong khi Trung Nguyên cũng đã đưa hệ thống E-Coffê vào hoạt động và Cộng đang xuất khẩu mô hình này ra nước ngoài. Các nhà phân tích bình luẩn ằng Việt Nam là một trong những thị trường cà phê hấp dẫn nhất thế giới do thói quen uống cà phê vào buổi sáng của người Việt Nam. Trước đây, Việt Nam ưa chuộng tiêu thụ cà phê giá rẻ, với giá chưa đến 25.000 đồng/tách. Nay khi tiêu chuẩn sống cải thiện, các yêu cầu đối với các sản phẩm cà phê cũng cao hơn.

Sản lượng cà phê xuất khẩu tăng 2 lần

21-2-2020

Thông tin từ Cục Thống kê Đồng Nai cho biết, xuất khẩu cà phê gần 2 tháng đầu năm nay ước đạt gần 52,7 ngàn tấn với tổng kim ngạch hơn 92,5 triệu USD, tăng gấp 2 lần về sản lượng, về giá tăng gần 28% so với cùng kỳ năm trước.