CÀ PHÊ

Thông quan xuất khẩu hàng nông sản tại cửa khẩu Cốc Nam

Cập nhật ngày: 06 | 03 | 2020

Từ 10h30 ngày 6/3, tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) và phía Trung Quốc đã chính thức thông quan hàng hoá trở lại tại cửa khẩu Cốc Nam- Lạng Sơn.

Qua trao đổi, hội đàm, cơ quan chức năng cả 2 bên (Lạng Sơn- Việt Nam) và Bằng Tường, Quảng Tây (Trung Quốc) đã đi đến thống nhất, cho phép thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu trở lại qua cặp cửa khẩu Cốc Nam – Lũng Vài từ 10 giờ 30 phút ngày hôm nay (6/3) trên cơ sở đảm bảo các điều kiện phòng chống dịch.

Theo đó, thống nhất khôi phục hoạt động thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu đối với các mặt hàng nông sản, trái cây. Riêng các mặt hàng thuỷ hải sản chưa thông quan. Đồng thời, thống nhất thực hiện phân luồng phương tiện xe Trung Quốc sang bến bãi phía Cốc Nam nhận hàng.

Thông quan xuất khẩu hàng nông sản tại cửa khẩu Cốc Nam - Ảnh 1.

. (Ảnh minh hoạ)

Tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cốc Nam, tính từ 10h30 sáng đến cuối ngày hôm nay, đơn vị đã phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn làm thủ tục thông quan được 8 container hàng nông sản, chủ yếu là hoa quả tươi của Việt Nam sang Trung Quốc. 

Ngay trong sáng nay khi nắm được thông tin chính thức thông quan trở lại cửa khẩu Cốc Nam, đơn vị đã thông báo cho các chủ hàng, doanh nghiệp biết các chủ trương để đưa hàng về cửa khẩu thực hiện thủ tục thông quan.

 Tuy nhiên, thời gian gấp nên các doanh nghiệp chưa kịp mang hàng về cửa khẩu, do đó, lượng hàng thông quan trong ngày còn hạn chế.

Thời gian tới, Hải quan Cốc Nam tiếp tục tạo điều kiện và tích cực thông báo để các doanh nghiệp biết, đưa hàng về cửa khẩu, tránh thiệt hại và tăng chi phí. 

Đối với các mặt hàng thuỷ hải sản, Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn sẽ tiếp tục trao đổi để đề nghị Bằng Tường sớm khôi phục thông quan trở lại.

TIN TỨC KHÁC

Giá cà phê Việt nam tăng nhẹ do lo ngại nguồn cung khan hiếm; thị trường Indonesia trầm lắng

3-3-2020

Giá cà phê nội địa tại Việt Nam tăng nhẹ trong tuần này do lo ngại nguồn cung khan hiếm trong khi các hoạt động giao dịch tại Indonesia vẫn trầm lắng.

Chiến lược thúc đẩy sản xuất cà phê Kenya

28-2-2020

Chính phủ Kenya đang thực hiện các can thiệp về thể chế, pháp lý và dịch vụ hỗ trợ nhằm xóa bỏ các xu hướng tiêu cực trong ngành cà phê, góp phần thúc đẩy sản xuất cũng như tăng cường tiêu thụ sản phẩm này.

Cuba khôi phục sản xuất cà phê

28-2-2020

Cuba đã sản xuất gần 10.000 tấn cà phê vào năm 2019, đánh dấu bước đầu phục hồi giá trị cho sản phẩm này, một quan chức của Cuba cho biết.

Cuộc chiến giữa các chuỗi cà phê tại Việt Nam tăng nhiệt

27-2-2020

Highlands Coffee đang mở rộng chuỗi cà phê với tốc độ ánh sáng, trong khi Trung Nguyên cũng đã đưa hệ thống E-Coffê vào hoạt động và Cộng đang xuất khẩu mô hình này ra nước ngoài. Các nhà phân tích bình luẩn ằng Việt Nam là một trong những thị trường cà phê hấp dẫn nhất thế giới do thói quen uống cà phê vào buổi sáng của người Việt Nam. Trước đây, Việt Nam ưa chuộng tiêu thụ cà phê giá rẻ, với giá chưa đến 25.000 đồng/tách. Nay khi tiêu chuẩn sống cải thiện, các yêu cầu đối với các sản phẩm cà phê cũng cao hơn.

Sản lượng cà phê xuất khẩu tăng 2 lần

21-2-2020

Thông tin từ Cục Thống kê Đồng Nai cho biết, xuất khẩu cà phê gần 2 tháng đầu năm nay ước đạt gần 52,7 ngàn tấn với tổng kim ngạch hơn 92,5 triệu USD, tăng gấp 2 lần về sản lượng, về giá tăng gần 28% so với cùng kỳ năm trước.

Sản xuất cà phê ở Kon Tum phải thích ứng được với biến đổi khí hậu

21-2-2020

Sau một niên vụ cà phê thất bát, những ngày này nông dân ở tỉnh Kon Tum đang vất vả với việc tưới nước cho cây cà phê khi hạn hán khô cạn.

Khi công nghệ đi vào cây cà phê

24-2-2020

Khủng hoảng cà phê già cỗi tại khu vực trồng Robusta lớn nhất thế giới dường như đã tìm ra lời giải khi mô hình giống cà phê nuôi cấy mô mới kết hợp biện pháp kỹ thuật và ứng dụng công nghệ đã cho những vụ cà phê năng suất lên đến 5, 7 tấn/ha.

Chiến lược tăng trưởng tiêu thụ cà phê của Uganda tại thị trường Trung Quốc

24-2-2020

Ngày 29/1, các nhà chế biến, xuất khẩu và quản lí cà phê của Uganda đã mở cuộc họp nhằm xây dựng chiến lược làm thế nào để đất nước Đông Phi có thể thu lợi từ việc tiêu thụ cà phê ngày càng tăng tại Trung Quốc một cách tốt nhất.

Đông Nam Á hướng tới phát triển cà phê bền vững

17-2-2020

Theo The ASEAN Post, cà phê đang nhanh chóng phát triển thành một mặt hàng có tính bền vững cao hơn do nhu cầu của người tiêu dùng và những cam kết của nông dân trên thế giới. Nhờ sự phổ biến mà cà phê trở thành một mặt hàng quan trọng đối với các nước Đông Nam Á, có giá trị xuất khẩu đạt 6,2 tỉ USD, tương đương 16% sản lượng xuất khẩu cà phê thế giới.

Xuất khẩu cà phê Brazil sang các nước Arab tăng 29%

18-2-2020

Khối lượng xuất khẩu cà phê từ Brazil sang các quốc gia Arab đã tăng 29,1% trong tháng 1 so với cùng kì năm ngoái lên 121.700 bao 60 kg, theo báo cáo của Hội đồng Các nhà xuất khẩu Cà phê Brazil (Cecafé) ngày 11/2.

Cà phê Châu Á: Nông dân Việt Nam giữ hàng trong bối cảnh giá thấp

17-2-2020

Lái thương và nhà xuất khẩu tại Việt Nam đã không mua được cà phê giá thấp từ nông dân, trong khi tồn kho bắt đầu giảm.

Giá cà phê thế giới giảm trở lại gần 9% trong tháng 1/2020

14-2-2020

Giá cà phê thế giới giảm trở lại gần 9% trong tháng 1/2020