LÚA GẠO

FAO: sản lượng gạo của Việt Nam giảm trong niên vụ 2024-2025

Cập nhật ngày: 18 | 06 | 2024

Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc (FAO) dự báo, sản lượng gạo toàn cầu sẽ tăng lên mức cao kỷ lục trong niên vụ 2024-2025, đạt 534,9 triệu tấn, tăng 0,9% so với niên vụ trước nhưng thương mại gạo toàn cầu sẽ tiếp tục giảm. Với Việt Nam, sản lượng sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này đều suy giảm trong niên vụ mới.

Nguồn: Thesaigontimes.vn

Báo cáo Triển vọng Thực phẩm thế giới của FAO, công bố hôm 13-6, cho biết với sản lượng gạo dự kiến tăng 0,6% lên 478,9 triệu tấn trong niên vụ 2024-2025, châu Á sẽ chiếm phần lớn mức tăng của sản lượng gạo toàn cầu.

Theo đó, giá gạo cao và sự hỗ trợ của các chính phủ ​​sẽ thúc đẩy nông dân mở rộng diện tích trồng lúa gạo trong niên vụ mới. Trong khi đó, năng suất lúa gạo ở châu Á có thể cải thiện khi các điều kiện khô hạn của hiện tượng El Niño suy yếu dần.

“Tại khu vực châu Á, Bangladesh, Ấn Độ và Philippines đều sẽ đạt sản lượng thu hoạch kỷ lục nhờ điều kiện trồng trọt được cải thiện và sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ. Nỗ lực mở rộng diện tích trồng lúa để tận dụng mức giá hấp dẫn cũng được dự đoán sẽ thúc đẩy sản lượng gạo ở Campuchia, Nepal và Pakistan”, theo báo cáo.

Với năng suất tốt hơn, FAO kỳ vọng diện tích trồng lúa của Trung Quốc sẽ mở rộng trong niên vụ mới sau ba năm suy giảm. Sản lượng gạo của nước này dự kiến tăng 0,6%, lên 142,3 triệu tấn trong niên vụ mới. Sản lượng gạo cũng sẽ phục hồi ở Iraq, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.

Ở những nơi khác trong khu vực, triển vọng kém tích cực hơn. Chẳng hạn, tại Thái Lan, triển vọng tăng trưởng sản lượng gạo bị hạn chế vì việc trồng trọt có thể bị trì hoãn do tình trạng khô hạn vào đầu mùa cùng với những bất ổn xung quanh các cải cách liên quan đến các chương trình hỗ trợ của chính phủ.

FAO dự báo, sản lượng ​​gạo trong vụ mùa mới sẽ suy giảm ở Hàn Quốc, Myanmar, Malaysia, Timor-Leste, Việt Nam và Indonesia. Với Việt Nam, sản lượng gạo sẽ đạt 27,8 triệu tấn trong niên vụ 2024-2024, giảm 1,4% so với niên vụ trước.

Châu Phi sẽ hướng tới năm thứ liên tiếp mở rộng sản xuất gạo, với sản lượng dự kiến đạt tổng cộng 28,4 triệu tấn trong niên vụ 2024-2025, tăng 4% so với niên vụ trước và đánh dấu mức cao kỷ lục.

Trong năm nay, thương mại gạo quốc tế giảm năm thứ hai liên tiếp xuống còn 51,4 triệu tấn, mức thấp nhất trong 4 năm. Về phía nhập khẩu, các nước châu Phi dự kiến giảm mua gạo trong niên vụ mới. Nhập khẩu gạo của các nước châu Á có thể ổn định ở mức tương đối mạnh mẽ. Dự báo, nhu cầu nhập khẩu ​​tăng ở các khu vực khác.

Về xuất khẩu, Ấn Độ đóng góp phần lớn sự sụt giảm thương mại gạo toàn cầu do các hạn chế hiện tại đối với hoạt động xuất khẩu gạo trắng phi basmati và gạo tấm. Tuy nhiên, với sản lượng xuất khẩu dự kiến đạt gần 15,4 triệu tấn trong năm 2024, Ấn Độ vẫn nhà cung cấp gạo lớn nhất cho thị trường thế giới.

FAO cho biết, đối với các nhà xuất khẩu gạo ở Đông Nam Á, triển vọng của Việt Nam sẽ suy giảm so với năm 2023 và Myanmar sẽ ở “dưới mức tiềm năng”. Trong khi đó, xuất khẩu gạo của Thái Lan có thể vẫn ở gần mức 8,6 triệu tấn của năm 2023.

Với Campuchia, triển vọng xuất khẩu sẽ do nhu cầu xuyên biên giới mạnh mẽ từ Việt Nam để tiêu dùng nội địa và tái xuất khẩu. Sản lượng gạo của Campuchia sẽ tăng 1,8% lên 7,9 triệu tấn trong năm nay, trở thành nước sản xuất gạo lớn thứ 10 thế giới sau khi vượt qua Brazil và Nhật Bản vào năm ngoái.

Trung Quốc được dự báo là nước sản xuất gạo lớn nhất trong niên vụ này, tiếp theo là Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Philippines và Pakistan.

Tỷ lệ sử dụng gạo của thế giới trong niên vụ mới dự kiến tăng lên 531,4 triệu tấn, nguồn cung dồi dào giúp thúc đẩy tăng trưởng việc sử dụng gạo trong thực phẩm. Dù vậy, do sản lượng gạo cao kỷ lục nên dự trữ gạo toàn cầu trong niên vụ 2024-2025 sẽ tăng thêm 2,7%, lên mức cao nhất lịch sử là 205,1 triệu tấn. Tuy nhiên, không giống các niên vụ trước, dự trữ gạo sẽ ít tập trung hơn và tăng lên ở nước xuất khẩu lẫn nước nhập khẩu.

FAO ghi nhận, giá gạo trên thị trường quốc tế đã dịu lại trong những tháng gần đây nhưng vẫn ở mức cao. Trong tháng 4, chỉ số giá gạo toàn cầu của FAO ở mức trung bình 137,3 điểm, giảm 2,7% so với cuối năm 2023 nhưng cao hơn 7,5% so với cuối năm 2022.

 

TIN TỨC KHÁC

Kim ngạch xuất khẩu gạo 5 tháng tăng 38%, đạt 2,7 tỷ USD

11-6-2024

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 5 tháng đầu năm 2024, cả nước đã xuất khẩu được gần 4,2 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch gần 2,7 tỷ USD, tăng gần 15% về lượng và tăng tới hơn 38% về giá trị so với cùng kỳ năm trước…

Nắm bắt chính sách để duy trì vị trí xuất khẩu gạo số 1 tại Philippines

6-6-2024

5 tháng đầu năm, Việt Nam vẫn là đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất của Philippines với 1,44 triệu tấn, chiếm 72,9% trong tổng số gạo nhập khẩu của Philippines.

Nhập khẩu gạo của Philippines trong 5 tháng đầu năm 2024 tăng 20,3%, đạt gần 2 triệu tấn

5-6-2024

Theo tin từ Cục Thực vật (Bureau of Plant Industry) – Bộ Nông nghiệp Philippines, nhập khẩu gạo của Philippines đạt gần 2 triệu tấn trong 5 tháng đầu năm 2024, cao hơn khá nhiều so với 5 tháng đầu năm 2023.

Sản lượng gạo của Ấn Độ có thể đạt kỷ lục

27-5-2024

Theo S&P Global Commodity Insights, sản lượng gạo của Ấn Độ được dự báo sẽ đạt khối lượng kỷ lục 135,5 -138 triệu tấn trong niên vụ 2024-25 (diễn ra từ tháng 7/2024 -tháng 6/2025), do hiệu ứng thời tiết La Nina dự kiến sẽ tăng cường vào tháng 8-tháng 9.

Gạo Việt bất ngờ tăng vọt ở các thị trường cao cấp

21-5-2024

Ngoài các thị trường truyền thống, trong những tháng đầu năm nay hạt gạo Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường cao cấp tăng đến 3 con số.

Gạo Việt lo mất thị phần vì Philippines sửa luật

14-5-2024

Philippines - nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam - dự kiến sẽ thông qua chính sách nhập khẩu mới vào cuối tháng này. Chính sách mới này nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Trồng lúa để bán được 10 USD/tín chỉ carbon: Phải theo quy trình nghiêm ngặt

7-5-2024

Ngân hàng Thế giới cam kết chi trả 10 USD/tín chỉ carbon từ trồng lúa giảm phát thải ở ĐBSCL. Ở nước ta có 7,1 triệu ha lúa, vậy nông dân canh tác như thế nào để bán được tín chỉ carbon.

Xuất khẩu gạo vẫn tiềm ẩn nhiều thách thức

2-5-2024

Thị trường xuất khẩu gạo vẫn có dấu hiệu chưa bền vững, phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống trọng điểm như Philippines, Trung Quốc và Indonesia...

Vượt Thái và Ấn Độ, Việt Nam thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

22-4-2024

Lần đầu Việt Nam thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, chiếm hơn 32% thị phần và được ưa chuộng hơn hàng Thái, Ấn Độ.

Xuất khẩu gạo thu về gần 1,4 tỷ đồng trong quý 1/2024

15-4-2024

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hết quý 1/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt hơn 2,1 triệu tấn gạo, trị giá gần 1,4 tỷ USD, tăng khoảng 42% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguy cơ thu hẹp thị trường xuất khẩu gạo

9-4-2024

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo loại 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam hiện duy trì ở mức dưới 580 USD/tấn - mức thấp kể từ đầu năm đến nay. Trong khi đó, một số thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam cũng đang có xu hướng giảm nhập khẩu hoặc đa dạng hóa nguồn cung, đòi hỏi ngành lúa gạo cần sớm có định hướng mới trong vấn đề mở rộng thị trường tiêu thụ.

Xuất khẩu gạo sang Philippines sẽ khó khăn hơn

2-4-2024

Philippines là thị trường truyền thống chủ lực xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tuy nhiên, nước này đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung để giảm sự phụ thuộc vào gạo Việt sẽ khiến việc xuất khẩu gạo vào thị trường này gặp khó khăn hơn.