LÚA GẠO

Gạo Việt lo mất thị phần vì Philippines sửa luật

Cập nhật ngày: 14 | 05 | 2024

Philippines - nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam - dự kiến sẽ thông qua chính sách nhập khẩu mới vào cuối tháng này. Chính sách mới này nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Nguồn: thanhnien.vn

Tuần trước, hai Ủy ban của Hạ viện Philippines đã thông qua dự thảo luật Thuế quan gạo (RTL) mới và khôi phục vai trò của Cơ quan Lương thực quốc gia (NFA). Trước đó, Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. cho biết, đây là biện pháp khẩn cấp trong việc ổn định giá gạo của nước này.

Theo dự thảo chính sách mới, NFA sẽ được khôi phục chức năng điều tiết thị trường cho NFA. Cơ quan này sẽ được cấp tiền và quyền để mua gạo nội địa cũng như nhập khẩu trực tiếp trong trường hợp cần thiết để đảm bảo đủ lượng gạo dự trữ và tiêu dùng nội địa cũng như bình ổn giá gạo.

Philippines là nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, lên đến 3,9 triệu tấn trong năm 2023 và dự kiến đạt tới 4,1 triệu tấn trong năm 2024. Nước này cũng là khách hàng nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua.

Năm 2023, Philippines đã nhập từ Việt Nam tới 3,1 triệu tấn và kim ngạch đạt 1,75 tỉ USD. Gạo Việt Nam chiếm thị phần trên 80% tại Philippines. Trong 3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gạo sang nước này đạt trên 1 triệu tấn, tương đương gần 649 triệu USD, chiếm 46% trong tổng lượng gạo xuất khẩu của nước ta. Giá xuất khẩu sang thị trường này đạt gần 642 USD/tấn, tăng 27,3% so với cùng kỳ năm trước.

Việc thị trường quan trọng như Philippines điều chỉnh chính sách sẽ tác động thế nào đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam?

Theo một số doanh nghiệp và chuyên gia, chính sách mới của Philippines hướng đến mục tiêu kiềm chế giá gạo tăng quá cao như thời gian vừa qua. Nếu chính sách được thông qua vào cuối tháng này như dự kiến và những nội dung trong dự thảo hiện tại thì việc xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do chính sách mới đề cao vai trò bình ổn thị trường của cơ quan quản lý nhà nước là NFA và làm mờ vai trò của doanh nghiệp tư nhân. Hiện tại, các doanh nghiệp tư nhân đang đóng vai trò chủ chốt trong việc kinh doanh và xuất nhập khẩu gạo. Khi thay đổi như vậy, trước mắt doanh nghiệp Việt Nam phải làm quen với phương thức mới của thị trường và vẫn phải chờ chính sách mới được công bố cụ thể như thế nào.

Chuyên gia Phan Mai Hương, đồng sáng lập chuyên trang thị trường lúa gạo SSricenews phân tích: Để thực hiện vai trò của mình, NFA phải thu mua lúa gạo nội địa. Tuy nhiên, nguồn cung không đủ, buộc họ phải nhập khẩu. Có thể NFA sẽ học theo cách của Indonesia là mời thầu quốc tế để được giá tốt nhất. Cách khác là họ sẽ mua gạo qua kênh chính phủ (G2G) thay vì kênh thương mại thông thường. 

Điều cần lưu ý, và trò của NFA là tăng nguồn dự trữ quốc gia và bình ổn giá gạo nội địa. Chính vì vậy, nhiều khả năng họ sẽ tập trung vào lượng và giá thay vì chất lượng gạo như cách làm của các doanh nghiệp tư nhân. Chính vì vậy, khả năng cao là sẽ tập trung vào các loại gạo thông dụng, đặc biệt là gạo 25% tấm. Trong khi hiện tại, doanh nghiệp tư nhân Philippines tiêu thụ rất mạnh các loại gạo thơm chất lượng cao của Việt Nam. Ở chiều ngược lại, hiện nay Việt Nam cũng không có thế mạnh ở phân khúc gạo cấp thấp. Chính vì vậy, có thể chúng ta sẽ bị mất thị phần gạo tại thị trường quan trọng này. 

"Đây là những nguy cơ có thể nhìn thấy trước mắt mà các doanh nghiệp và thậm chí cả cơ quan chức năng Việt Nam cần lưu ý để kịp thời có giải pháp ứng phó phù hợp", bà Hương khuyến cáo.

 

TIN TỨC KHÁC

Trồng lúa để bán được 10 USD/tín chỉ carbon: Phải theo quy trình nghiêm ngặt

7-5-2024

Ngân hàng Thế giới cam kết chi trả 10 USD/tín chỉ carbon từ trồng lúa giảm phát thải ở ĐBSCL. Ở nước ta có 7,1 triệu ha lúa, vậy nông dân canh tác như thế nào để bán được tín chỉ carbon.

Xuất khẩu gạo vẫn tiềm ẩn nhiều thách thức

2-5-2024

Thị trường xuất khẩu gạo vẫn có dấu hiệu chưa bền vững, phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống trọng điểm như Philippines, Trung Quốc và Indonesia...

Vượt Thái và Ấn Độ, Việt Nam thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

22-4-2024

Lần đầu Việt Nam thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, chiếm hơn 32% thị phần và được ưa chuộng hơn hàng Thái, Ấn Độ.

Xuất khẩu gạo thu về gần 1,4 tỷ đồng trong quý 1/2024

15-4-2024

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hết quý 1/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt hơn 2,1 triệu tấn gạo, trị giá gần 1,4 tỷ USD, tăng khoảng 42% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguy cơ thu hẹp thị trường xuất khẩu gạo

9-4-2024

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo loại 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam hiện duy trì ở mức dưới 580 USD/tấn - mức thấp kể từ đầu năm đến nay. Trong khi đó, một số thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam cũng đang có xu hướng giảm nhập khẩu hoặc đa dạng hóa nguồn cung, đòi hỏi ngành lúa gạo cần sớm có định hướng mới trong vấn đề mở rộng thị trường tiêu thụ.

Xuất khẩu gạo sang Philippines sẽ khó khăn hơn

2-4-2024

Philippines là thị trường truyền thống chủ lực xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tuy nhiên, nước này đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung để giảm sự phụ thuộc vào gạo Việt sẽ khiến việc xuất khẩu gạo vào thị trường này gặp khó khăn hơn.

Tín hiệu tích cực với giá gạo xuất khẩu

26-3-2024

Giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam được chào bán với giá từ 590 - 595 USD/tấn, tăng thêm 5-10 USD so với mức 585 USD/tấn của một tuần trước đó.

Xuất khẩu gạo năm 2024, nhiều tín hiệu tốt

20-3-2024

Theo dự báo, 2024 sẽ là năm liên tiếp xuất khẩu gạo vượt 8 triệu tấn, mang về khoảng 5 tỷ USD cho nước ta. Nguồn cung gạo toàn cầu giảm, các nước như Philippines, Indonesia, Trung Quốc và một số thị trường nữa đều gia tăng nhập khẩu gạo trong năm 2024 nhằm đảm bảo an ninh lương thực, tạo cơ hội cho gạo Việt.

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững

5-3-2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 2/3/2024 về việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả trong tình hình mới.

Thêm cơ hội xuất khẩu cho gạo Việt Nam

28-2-2024

Chính phủ Indonesia vừa quyết định tăng thêm hạn ngạch nhập khẩu nhập khẩu gạo trong năm 2024 thêm 1,6 triệu tấn. Các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường này ngay từ đầu năm.

Kỳ vọng giá gạo tăng ngay sau Tết

16-2-2024

Nhiều tin vui đến với người trồng lúa nước ta trong những ngày đầu năm giúp người nông dân kỳ vọng năm 2024 sẽ tiếp tục là một năm bứt phá trong xuất khẩu gạo.

Ấn Độ sẽ tiếp tục cấm xuất khẩu gạo

6-2-2024

Ấn Độ hiện vẫn không có kế hoạch xem xét lại lệnh các lệnh hạn chế xuất khẩu gạo được đưa ra thời gian qua.