LÚA GẠO

Gạo dự trữ năm 2022 tăng 30.000 tấn so với năm 2021

Cập nhật ngày: 13 | 04 | 2022

Theo Tổng cục Dự trữ Nhà nước (DTNN), số lượng gạo dự trữ năm 2022 tăng 30.000 tấn so với năm 2021 nhằm đáp ứng nhu cầu trong bối cảnh dịch bệnh và tăng cường nguồn lực dự trữ quốc gia (DTQG).

Theo VNBusiness

Theo đó, 22 Cục Dự trữ Nhà nước (DTNN) khu vực đang triển khai kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp 220.000 tấn gạo nhập kho dự trữ quốc gia (DTQG). Năm 2022, hồ sơ mời thầu các gói thầu mua gạo DTQG tiếp tục được các Cục DTNN khu vực thống nhất áp dụng điểm đánh giá uy tín nhà thầu trong thời gian 5 năm trở lại đây (tính đến thời điểm đóng thầu) theo hướng, nhà thầu đã được các Cục DTNN khu vực phê duyệt trúng thầu gói thầu cung cấp gạo DTQG nhưng không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, đạt 50 điểm.

Nhà thầu đã ký hợp đồng cung cấp gạo với các Cục DTNN khu vực nhưng không thực hiện theo đúng tiến độ (giao hàng chậm) hoặc giao hàng không đảm bảo chất lượng để các đơn vị từ chối nhập hàng, đạt 70 điểm; không thuộc 2 trường hợp vừa nêu, đạt tối đa 100 điểm tại nội dung đánh giá này.

Số lượng gạo dự trữ năm 2022 tăng 30.000 tấn so với năm 2021 nhằm đáp ứng nhu cầu trong bối cảnh dịch bệnh và tăng cường nguồn lực dự trữ quốc gia.

Theo đó, các gói thầu đều cạnh tranh, thu hút nhiều nhà thầu tham gia, và phần lớn là những nhà cung cấp quen thuộc tại các kỳ đấu thầu mua gạo DTQG các năm trước đó.

Nhà thầu có tần suất trúng thầu lớn nhất có thể kể đến là Công ty TNHH MTV Quốc Phát (Đồng Tháp) với 24 gói thầu, được công bố trúng tại Cục DTNN khu vực Nghĩa Bình; Bình Trị Thiên; Nghệ Tĩnh; Thanh Hóa..., với tổng giá trị hợp đồng đạt 294,831 tỷ đồng.

Một số nhà thầu có tần suất trúng thầu lớn như Công ty CP Thương mại Minh Khai (trúng 9 gói thầu); Công ty CP Lương thực Hà Tĩnh (trúng 7 gói thầu)...

Theo kế hoạch, tổng số 195 gói thầu mua gạo được đồng loạt tổ chức mời thầu trong tháng 2/2022. Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ còn 4 Cục DTNN khu vực chưa hoàn tất quá trình lựa chọn nhà thầu. Đó là Cục DTNN các khu vực: Bắc Tây Nguyên; Nam Tây Nguyên; Cửu Long và Tây Nam Bộ.

Ngoài ra, phải kể tới một số nhà thầu như: Công ty TNHH MTV Thương mại xuất nhập khẩu Tân Phát (địa chỉ tại Đồng Tháp) trúng 19 gói thầu, tổng giá trị hợp đồng đạt 224,947 tỷ đồng. Đây là các hợp đồng mua gạo dự trữ tại Cục DTNN khu vực Nam Trung Bộ; Hà Bắc; Thái Bình; Nghệ Tĩnh; Bình Trị Thiên; Thanh Hóa; Hải Hưng; TP.HCM.

Công ty TNHH Thủy Long Hà Nam (địa chỉ tại Hà Nam) được công bố trao hợp đồng 10 gói thầu mua gạo nhập kho dự trữ thuộc Cục DTNN khu vực Thái Bình; Hà Nội; Tây Bắc; Bắc Thái. Tổng giá trị hợp đồng là 125,414 tỷ đồng.

Công ty CP Lương thực Hà Nam (địa chỉ tại Hà Nam) được công bố trúng 10 gói thầu, với tổng giá trị hợp đồng ước đạt 123,769 tỷ đồng, tương đương 11.400 tấn gạo nhập kho dự trữ tại Cục DTNN khu vực Thanh Hóa; Nghệ Tĩnh; Hà Nội; Tây Bắc...

TIN TỨC KHÁC

Đón thời cơ tăng trưởng xuất khẩu gạo

10-4-2022

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quý I/2022, kim ngạch xuất khẩu gạo cả nước đạt 715 triệu USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2021. Dự báo, nhu cầu dự trữ lương thực của nhiều quốc gia trên thế giới vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới; cùng đó là gạo Việt Nam ngày càng khẳng định được ưu thế, uy tín trên thị trường quốc tế nên cơ hội tăng trưởng xuất khẩu cho ngành hàng gạo đang rất rộng mở.

Đắk Lắk: Hội thảo tìm giải pháp nâng cao giá trị lúa gạo vùng Tây Nguyên

28-3-2022

Ngày 26/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND huyện EaKar và Công ty Cổ phần XNK Nông sản Thiên Anh phối hợp tổ chức Hội thảo tìm giải pháp nâng cao giá trị lúa gạo vùng Tây Nguyên.

Giúp đối phó khủng hoảng, Ấn Độ viện trợ gạo cho Sri Lanka

2-4-2022

Ngày 2/4, các thương nhân Ấn Độ đã bắt đầu bốc xếp 40.000 tấn gạo để chuyển nhanh tới Sri Lanka trong đợt viện trợ lương thực lớn đầu tiên kể từ khi Colombo nhận được một gói tín dụng từ New Delhi.

Lạc quan xuất khẩu gạo năm 2022

9-4-2022

Gạo Việt Nam đang chinh phục thế giới bằng chất lượng, dự báo xuất khẩu gạo năm 2022 rất lạc quan

An Giang cấp mã số vùng trồng cho các loại cây trồng

24-3-2022

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, đến nay toàn tỉnh đã cấp 20 mã số cho các cơ sở đóng gói và 180 mã số vùng trồng trên các loại cây ăn trái và lúa.

Sẽ chuyển đổi hơn 25.000ha đất trồng lúa sang cây trồng khác

23-3-2022

Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, toàn thành phố hiện còn 165.593ha đất trồng lúa, tập trung tại 23 quận, huyện, thị xã. Việc sản xuất lúa những năm gần đây trên địa bàn Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là về ứng dụng cơ giới hóa và sử dụng giống chất lượng cao. Nhiều giống mới cho năng suất cao, chất lượng tốt đã được nông dân đưa vào sản xuất như: J02, HDT11, Bắc thơm số 7…

Ứng phó với giá vật tư nông nghiệp tăng

21-3-2022

Bên cạnh các giải pháp hạ nhiệt giá phân bón thì vấn đề sử dụng phân bón tiết kiệm, áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại đang đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết

Nhu cầu gạo tấm làm thức ăn chăn nuôi tăng cao trên thế giới

16-3-2022

Gạo tấm đang trở nên hút hàng trên thị trường thế giới khi nhu cầu gạo thay thế ngô trong thức ăn chăn nuôi gia tăng, kéo giảm đáng kể mức chênh lệch giá giữa gạo trắng 5% tấm với 100% tấm.

Xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm 2022 tăng mạnh

11-3-2022

2 tháng đầu năm 2022 lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt 974.556 tấn (tăng mạnh 48,6% so với 2 tháng đầu năm 2021), thu về gần 469,26 triệu USD (tăng 30,6%)

Xuất khẩu gạo Pakistan sang Trung Quốc năm 2021 tăng 133%

27-2-2022

Xuất khẩu gạo của Pakistan sang Trung Quốc (Mã HS 1006) đạt 400 triệu USD vào năm 2021, tăng 133% so với cùng kỳ năm liền trước, và trong năm tháng đầu năm ngoái, Pakistan vẫn là nhà cung cấp gạo lớn nhất cho Trung Quốc.

Giá gạo Mỹ tăng mạnh do khủng hoảng ở Ukraine

7-3-2022

Giá gạo Mỹ đang tăng nhanh do các thương nhân nhận định gạo sẽ tở thành một lựa chọn thay thế cho lúa mì – vốn đang trở nên quá đắt đỏ - sau khi xung đột Nga – Ukraine gia tăng.

Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long thành hình mẫu thích ứng biến đổi khí hậu

10-2-2022

Đồng bằng sông Cửu Long đang có sự dịch chuyển của nguồn nhân lực giữa các địa bàn trong bối cảnh mặt bằng chung về trình độ còn thấp, trong khi hạ tầng giao thông và hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp chưa đồng bộ, ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu...