LÚA GẠO

Đắk Lắk: Hội thảo tìm giải pháp nâng cao giá trị lúa gạo vùng Tây Nguyên

Cập nhật ngày: 28 | 03 | 2022

Ngày 26/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND huyện EaKar và Công ty Cổ phần XNK Nông sản Thiên Anh phối hợp tổ chức Hội thảo tìm giải pháp nâng cao giá trị lúa gạo vùng Tây Nguyên.

Theo Đại Đoàn Kết

Tham dự Hội thảo có ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở NN&PTNT, ông Y Nhuân Byă, Bí thư Huyện ủy EaKar, UBND các huyện; chuyên gia từ các Viện nghiên cứu, Trường Đại học; đại diện các Doanh nghiệp tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.

Toàn cảnh hội thảo.
Toàn cảnh hội thảo.

Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung đánh giá toàn cảnh thực trạng lúa gạo trên Tây Nguyên; giải pháp đưa lúa gạo trở thành một trong những mặt hàng nông sản mũi nhọn; Cách thức xây dựng các vùng trồng giá trị cao cho lúa gạo Đắk Lắk; Thực tiễn, kinh nghiệm, giải pháp đề xuất phát triển thị trường cho lúa gạo Đắk Lắk và các tỉnh Tây Nguyên…

Kỹ sư Hồ Quang Cua chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp đề xuất phát triển thị trường cho lúa gạo Đắk Lắk và các tỉnh Tây Nguyên…
Kỹ sư Hồ Quang Cua chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp đề xuất phát triển thị trường cho lúa gạo Đắk Lắk và các tỉnh Tây Nguyên…

Theo các số liệu thống kê năm 2021 của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, diện tích lúa nước toàn vùng Tây Nguyên có khoảng 246,93 ngàn ha chiếm 3,4 % diện tích của cả nước, năng suất trung bình toàn vùng đạt 57,79 tạ/ha, thấp hơn năng suất trung bình của cả nước 2,81 tạ/ha. Sản lượng ước đạt 1.427.02 triệu tấn chiếm 0,32% so với sản lượng cả nước.

Hiện nay, sản xuất lúa gạo tại Tây Nguyên diện tích còn manh mún, sản xuất quy mô nhỏ; hình thức tổ chức liên kết nông dân chưa phát triển ổn định; Chuỗi giá trị lúa gạo còn quá rời rạc, phân tán, thiếu liên kết dọc chặt chẽ, để trở thành vùng sản xuất hàng và nâng cao giá trị lúa gạo, đòi hỏi vùng Tây Nguyên cần có các giải pháp về tổ chức sản xuất, liên kết theo chuỗi giá trị, thu hút doanh nghiêp; phát triển thương hiệu, sản phẩm có chứng nhận; hỗ trợ ứng dụng khoa học và công nghệ và đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ.

Mô hình máy bay phục vụ sản xuất nông nghiêp trưng bày tại Hội thảo
Mô hình máy bay phục vụ sản xuất nông nghiêp trưng bày tại Hội thảo.

Trong tương lai, các chuyên gia khuyến nghị, Tây Nguyên cần hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất tiêu thụ theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu với các hợp tác xã kiểu mới để mang lại thu nhập tốt nhất cho người trồng lúa.

Hỗ trợ các HTX Nông nghiệp áp dụng và có chứng nhận chất lượng hoặc các chứng nhận sản phẩm bảo vệ môi trường, thương hiệu công bằng.

Bên cạnh đó, các tỉnh Tây Nguyên cần phát triển thương hiệu chung của cả vùng, sử dụng thương hiệu trong việc quản lý diện tích, chất lượng sản phẩm và bảo vệ doanh nghiệp. Các cơ sở thu mua và chế biến lúa gạo phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, các quy trình để đảm bảo chất lượng, tránh việc tranh mua, tranh bán lúa gạo.

Sản phẩm Gạo ST25 trồng tại huyện EaKar trưng bày tại hội thảo .
Sản phẩm Gạo ST25 trồng tại huyện EaKar trưng bày tại hội thảo.

Cùng với đó, các tỉnh Tây Nguyên cần nghiên cứu xây dựng các cụm chế biến gắn với các vùng nguyên liệu lúa gạo tập trung, với hỗ trợ xây dựng hạ tầng cơ sở đồng bộ để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến nhằm gia tăng giá trị sản phẩm gạo…

Theo đánh giá Sở NN&PTNT Đắk Lắk, diện tích gieo trồng lúa ổn định với khoảng hơn 100 nghìn ha, chiếm khoảng 34,95% diện tích gieo trồng cây hàng năm của tỉnh. Sản xuất lúa của Đắk Lắk đứng đầu khu vực Tây nguyên; năng suất bình quân của tỉnh đạt 67,1 tạ/ha đứng đầu khu vực và đứng thứ 2 so với cả nước (sau Phú Yên 71,1 tạ/ha); cao hơn 8,4 tạ/ha so với năng suất bình quân cả nước (năng suất lúa bình quân cả nước là 58,7 tạ/ha).

Hầu hết các vùng trồng lúa trong tỉnh sử dụng giống lúa chất lượng cao, nhiều giống lúa mới có chất lượng được công nhận như: Đài thơm số 8, RVT, ST 24, ST 25, OM4900, HT1, OM5451… là những giống có chất lượng gạo thơm ngon, xuất khẩu, năng suất bình quân đạt từ 7-8 tấn/ha.

Các địa biểu về dự Hội thảo, khảo sát vùng trồng lúa huyện Ea Kar.
Các đại biểu về dự Hội thảo, khảo sát vùng trồng lúa huyện Ea Kar.

Lãnh đạo Sở NN-PTNT cho biết, định hướng phát triển về cây lúa của tỉnh Đắk Lắk sẽ xây dựng mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Triển khai xây dựng kế hoạch sản xuất lúa chất lượng cao theo tiêu chí cánh đồng lớn tại một số vùng sản xuất lúa trọng điểm như Ea Súp, Lắk, Krông Ana, Ea Kar…

Đẩy mạnh cơ chế liên kết hợp tác 4 nhà trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ. Tăng cường áp dụng cơ giới hoá vào các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ. Chú trọng công tác xây dựng nhãn hiệu, quảng bá gạo chất lượng cao ở một số địa phương trong tỉnh. Đầu tư cho công tác khảo nghiệm, sản xuất thử để xác định thêm các giống mới có triển vọng bổ sung vào cơ cấu giống lúa theo hướng nâng cao năng suất và chất lượng.

TIN TỨC KHÁC

Giúp đối phó khủng hoảng, Ấn Độ viện trợ gạo cho Sri Lanka

2-4-2022

Ngày 2/4, các thương nhân Ấn Độ đã bắt đầu bốc xếp 40.000 tấn gạo để chuyển nhanh tới Sri Lanka trong đợt viện trợ lương thực lớn đầu tiên kể từ khi Colombo nhận được một gói tín dụng từ New Delhi.

Lạc quan xuất khẩu gạo năm 2022

9-4-2022

Gạo Việt Nam đang chinh phục thế giới bằng chất lượng, dự báo xuất khẩu gạo năm 2022 rất lạc quan

An Giang cấp mã số vùng trồng cho các loại cây trồng

24-3-2022

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, đến nay toàn tỉnh đã cấp 20 mã số cho các cơ sở đóng gói và 180 mã số vùng trồng trên các loại cây ăn trái và lúa.

Sẽ chuyển đổi hơn 25.000ha đất trồng lúa sang cây trồng khác

23-3-2022

Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, toàn thành phố hiện còn 165.593ha đất trồng lúa, tập trung tại 23 quận, huyện, thị xã. Việc sản xuất lúa những năm gần đây trên địa bàn Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là về ứng dụng cơ giới hóa và sử dụng giống chất lượng cao. Nhiều giống mới cho năng suất cao, chất lượng tốt đã được nông dân đưa vào sản xuất như: J02, HDT11, Bắc thơm số 7…

Ứng phó với giá vật tư nông nghiệp tăng

21-3-2022

Bên cạnh các giải pháp hạ nhiệt giá phân bón thì vấn đề sử dụng phân bón tiết kiệm, áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại đang đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết

Nhu cầu gạo tấm làm thức ăn chăn nuôi tăng cao trên thế giới

16-3-2022

Gạo tấm đang trở nên hút hàng trên thị trường thế giới khi nhu cầu gạo thay thế ngô trong thức ăn chăn nuôi gia tăng, kéo giảm đáng kể mức chênh lệch giá giữa gạo trắng 5% tấm với 100% tấm.

Xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm 2022 tăng mạnh

11-3-2022

2 tháng đầu năm 2022 lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt 974.556 tấn (tăng mạnh 48,6% so với 2 tháng đầu năm 2021), thu về gần 469,26 triệu USD (tăng 30,6%)

Xuất khẩu gạo Pakistan sang Trung Quốc năm 2021 tăng 133%

27-2-2022

Xuất khẩu gạo của Pakistan sang Trung Quốc (Mã HS 1006) đạt 400 triệu USD vào năm 2021, tăng 133% so với cùng kỳ năm liền trước, và trong năm tháng đầu năm ngoái, Pakistan vẫn là nhà cung cấp gạo lớn nhất cho Trung Quốc.

Giá gạo Mỹ tăng mạnh do khủng hoảng ở Ukraine

7-3-2022

Giá gạo Mỹ đang tăng nhanh do các thương nhân nhận định gạo sẽ tở thành một lựa chọn thay thế cho lúa mì – vốn đang trở nên quá đắt đỏ - sau khi xung đột Nga – Ukraine gia tăng.

Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long thành hình mẫu thích ứng biến đổi khí hậu

10-2-2022

Đồng bằng sông Cửu Long đang có sự dịch chuyển của nguồn nhân lực giữa các địa bàn trong bối cảnh mặt bằng chung về trình độ còn thấp, trong khi hạ tầng giao thông và hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp chưa đồng bộ, ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu...

ĐBSCL: Chủ động ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô 2021 - 2022

19-1-2022

Mùa khô 2021 - 2022, xâm nhập mặn được dự báo khả năng đến sớm hơn so với mọi năm, diện tích lúa đông xuân, nuôi trồng thủy sản sẽ bị ảnh hưởng.

Giá lúa Đồng bằng sông Cửu Long đồng loạt tăng

14-3-2022

Số liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho thấy, trong tuần qua, giá lúa gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã đồng loạt tăng, sau 1 tuần chững lại trước đó.