RAU QUẢ

Nhu cầu nhập khẩu rau quả tăng mạnh, doanh nghiệp cần đầu tư sơ chế, chế biến để chớp được thời cơ?

Cập nhật ngày: 22 | 11 | 2021

Nhu cầu nhập khẩu rau quả của các thị trường lớn như Trung Quốc, EU tăng mạnh khi mùa đông đang đến gần và chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy vì dịch COVID-19. Tuy nhiên, để chớp cơ hội này, doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng sản phẩm, đầu tư vào sơ chế và chế biến.

Nguồn: Vietnambiz.vn

Theo Tổ công tác 970 (Bộ NN&PTNT) diện tích sản xuất rau vụ đông ở miền Bắc khoảng 400 nghìn ha, tương đương sản lượng 4,6 triệu tấn với tổng giá trị khoảng 34-35 nghìn tỷ đồng.

Trong đó, các tỉnh đồng bằng sông Hồng tập trung phát triển một số cây trồng có giá trị kinh tế cao, phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu.

Chia sẻ về năng lực sản xuất, ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc hợp tác xã (HTX) rau an toàn Văn Đức (Hà Nội) cho biết: "HTX có 250 ha chuyên canh rau, cho sản lượng hàng năm vào khoảng 35.000 - 37.000 tấn. Trung bình mỗi ngày HTX cung cấp khoảng 70 - 80 tấn, cao điểm có những ngày thu gần 200 tấn rau".

Về chất lượng, sản phẩm rau đều đạt tiêu chuẩn an toàn VietGAP, 17 sản phẩm OCOP, trong đó có 12 sản phẩm 4 sao và 5 sản phẩm 3 sao.

Dù năng lực sản xuất của HTX Văn Đức đáp ứng được cả về mặt sản lượng và chất lượng song khả năng tiêu thụ vẫn chưa tương xứng, HTX mong muốn được kết nối với nhiều nhà mua trong nước và nước ngoài.

Đại diện của sàn thương mại điện tử Postmart đánh giá cơ hội xuất khẩu của ngành rau quả đang rất lớn khi một số quốc gia đang bước vào mùa đông khắc nghiệt trong khi chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy vì dịch COVID-19.

Nhu cầu nhập khẩu rau quả tăng mạnh, doanh nghiệp cần đầu tư sơ chế, chế biến để chớp được thời cơ? - Ảnh 1.

Nhu cầu thị trường Hà Nội chưa tương xứng với năng lực sản xuất, HTX cần kết nối với nhà mua. (Ảnh: TTXVN)

Nhu cầu tăng song các thị trường quốc tế đang tăng chỉ tiêu chất lượng với các mặt hàng nông sản nhập khẩu.

Đơn cử như Châu Âu tăng tỷ lệ kiểm tra dư lượng từ 5% đến 10% trên tổng số hàng nhập khẩu với số lượng các chỉ tiêu kiểm tra là hơn 500 chất.

Ngay cả "bạn hàng" thân quen Trung Quốc cũng yêu cầu xuất khẩu chính ngạch với những quy định khắt khe về chất lượng, mã số vùng trồng.

Postmart muốn kết nối với các địa phương có vùng trồng nông sản theo tiêu chuẩn xuất khẩu và cùng nhau phát triển một cách bền vững.

Đồng thời, sàn thương mại điện tử này sẽ cung cấp các dịch vụ logistics nội địa, vận tải đường biển và đường bay quốc tế kèm theo các dịch vụ hỗ trợ như kiểm dịch, chiếu xạ, hoàn tất đơn hàng.

Ở một góc nhìn khác, bà Nguyễn Thị Diễm Hằng, Chủ tịch HĐQT Nutrimart nhận định chất lượng nông sản của nông dân đã cải thiện nhưng vẫn yếu về sơ chế, đóng gói.

"Từ kinh nghiệm xuất khẩu và bán lẻ nhiều năm qua, tôi cho rằng các địa phương cần đầu tư hơn vào sơ chế, đóng gói hoặc tốt hơn là chế biến sâu để đáp ứng được tiêu chuẩn cho các nhà mua", bà Hằng phân tích.

Do đó, các địa phương cần đưa các hệ thống sơ chế, đóng gói về cấp HTX, từ đó hỗ trợ nông dân trong khâu này.

Khi hệ thống sơ chế, đóng gói được đầu tư, Nutrimart sẽ ưu tiên cho hàng hóa của các hệ thống sản xuất vừa và nhỏ cũng như các HTX, các hộ nông dân trong việc tiêu thụ sản phẩm.

"Chúng ta phải hướng đến chế biến để đẩy mạnh xuất khẩu, các địa phương hiện nay có nguồn hàng lớn nhưng hệ thống sơ chế, chế biến lại đang kém, chưa theo kịp năng lực sản xuất.

Việc đưa hàng hóa lên kệ siêu thị hoặc xuất khẩu thì việc tăng cường sơ chế, chế biến là không thể chậm trễ", bà Hằng nói.

TIN TỨC KHÁC

Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu rau củ vào Đài Loan tăng gần 70%

19-11-2021

Hàng rau củ mà thị trường Đài Loan nhập khẩu từ Việt Nam trong 9 tháng năm 2021 đạt 60,7 nghìn tấn, trị giá 40,3 triệu USD, tăng 81,6% về lượng và tăng 68,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Xuất khẩu rau quả chuyển dịch mạnh sang sản phẩm chế biến

19-11-2021

Trong bối cảnh xuất khẩu rau quả tươi sang Trung Quốc gặp khó khăn, doanh nghiệp ngành rau quả của Việt Nam đã dần chuyển dịch sang sản phẩm rau quả chế biến. Bên cạnh đó, xuất khẩu rau quả chế biến sang nhiều thị trường như Mỹ, Nga, Australia… cũng tăng đáng kể.

Trung Quốc kiểm tra chặt hoa quả và thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam

9-11-2021

Hoa quả Việt Nam khi nhập khẩu vào Trung Quốc đang phải kiểm tra 100%. Trung Quốc cũng đang duy trì kiểm soát Covid-19 trên bao bì, phương tiện vận chuyển thủy sản đông lạnh, thuỷ sản sống từ Việt Nam. Những điều này gây khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Cam Hàm Yên mất mùa nhưng không mất giá

2-11-2021

Do tình hình thời tiết bất lợi, nhiều diện tích cam Hàm Yên (Tuyên Quang) mất mùa, thế nhưng giá cam đầu vụ cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Đại sứ, doanh nghiệp “hiến kế” xuất khẩu thành công rau quả vào EU

27-10-2021

Chú trọng đảm bảo an toàn thực phẩm; đẩy mạnh hơn nữa khâu quảng bá sản phẩm thông qua hội chợ rau quả lớn, uy tín hay tìm mọi cách kéo giảm chi phí logistics… là hàng loạt giải pháp được các đại sứ, doanh nghiệp nhấn mạnh để có thể xuất khẩu thành công rau quả vào thị trường EU.

Xuất khẩu nông sản sang EU cần gắn với tiêu chí "xanh"

27-10-2021

Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng: "Nông nghiệp sạch chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường, đối với xã hội..."

Rau củ, trái cây Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh

25-10-2021

Nhập khẩu rau quả Trung Quốc sang Việt Nam đã tăng mạnh giữa lúc rau quả trong nước tiêu thụ khó khăn do ảnh hưởng giãn cách

Sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong

18-10-2021

Cam Cao Phong được Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00046 theo Quyết định số 3947/QĐ-SHTT ngày 05/11/2013. Theo Quyết định này, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hòa Bình là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý, sản phẩm cam quả mang chỉ dẫn địa lý gồm các giống: cam CS1, Xã Đoài Lùn, Xã Đoài Cao và cam Canh nằm trong khu vực địa lý thuộc thị trấn Cao Phong và các xã: Tây Phong, Bắc Phong, Dũng Phong, Tân Phong và Thu Phong thuộc huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.

Xuất khẩu rau quả tháng 9 tăng hơn 9%, cắt đứt chuỗi các tháng sụt giảm trong 5 tháng qua

11-10-2021

Giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong tháng 9 đạt 250 triệu USD, tăng 9,2% so với tháng 8 và tăng 5,2% so với tháng 9/2020.

Thanh long Bình Thuận có “giấy thông hành” vào Nhật Bản

8-10-2021

Ngày 7/10/2021, sau hơn 3 năm nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) đã chính thức cấp Bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với thanh long Bình Thuận. Đây là sản phẩm nông sản thứ 2 của Việt Nam sau vải thiều Lục Ngạn được cấp Bằng chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản.

Australia thúc đẩy mở cửa cho tôm tươi, chanh leo, hoa tươi Việt Nam

4-10-2021

(HQ Online) - Thời gian tới, Australia và Việt Nam thống nhất tiếp tục thúc đẩy tiến trình mở cửa, tạo thuận lợi trong xuất khẩu cho các hàng hóa nông, thủy sản có thế mạnh của nhau như tôm tươi nguyên con, chanh leo, hoa tươi cắt cành của Việt Nam; quả đào và xuân đào của Australia.