RAU QUẢ

Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu rau củ vào Đài Loan tăng gần 70%

Cập nhật ngày: 19 | 11 | 2021

Hàng rau củ mà thị trường Đài Loan nhập khẩu từ Việt Nam trong 9 tháng năm 2021 đạt 60,7 nghìn tấn, trị giá 40,3 triệu USD, tăng 81,6% về lượng và tăng 68,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Nguồn: Haiquanonline.com.vn

Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Đài Loan, nhập khẩu hàng rau củ (mã HS 07) vào thị trường Đài Loan trong 9 tháng năm 2021 đạt 295,5 nghìn tấn, trị giá 232,9 triệu USD, tăng 3,9% về lượng và tăng 13,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Việt Nam là thị trường cung cấp hàng rau củ (mã HS 07) lớn nhất cho thị trường Đài Loan, tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 20,6% tổng lượng hàng rau củ nhập khẩu. Hàng rau củ nhập khẩu từ Việt Nam trong 9 tháng năm 2021 đạt 60,7 nghìn tấn, trị giá 40,3 triệu USD, tăng 81,6% về lượng và tăng 68,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Qua số liệu thống kê cho thấy, người tiêu dùng tại thị trường Đài Loan quan tâm nhiều tới các sản phẩm rau củ của Việt Nam, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng rau củ sang thị trường Đài Loan trong thời gian tới khi nhu cầu nhập khẩu chủng loại này của thị trường Đài Loan ngày càng tăng.

Về mặt chủng loại, 9 tháng năm 2021, thị trường Đài Loan nhập khẩu nhiều nhất chủng loại bắp cải, hoa lơ, su hào, cải xoăn và cây họ bắp cải ăn được tương tự, tươi hoặc ướp lạnh (mã HS 0704), đạt 93,9 nghìn tấn, trị giá 45,8 triệu USD, tăng 33,4% về lượng và tăng 46,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Việt Nam là thị trường cung cấp lớn nhất chủng loại này cho thị trường Đài Loan trong 9 tháng năm 2021 với 51,7 nghìn tấn, trị giá 26,4 triệu USD, tăng 117,8% về lượng và tăng 130% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 55% tổng lượng nhập khẩu chủng loại mã HS 0704 vào thị trường này.

Theo nguồn FreshPlaza.com, tình trạng thiếu nước từ cuối năm 2020 đến nửa đầu năm 2021 đã ảnh hưởng đến sản xuất rau của Đài Loan. Mùa bão từ giữa năm 2021 cũng ảnh hưởng đến sản xuất. Nguồn cung trong nước thấp hơn bình thường đã khiến giá rau trong nước tăng lên mức cao mới.

Bên cạnh đó, tại Đài Loan có mật độ cửa hàng tiện lợi cao thứ hai trên thế giới. Sự mở rộng nhanh chóng của các điểm bán lẻ trong những năm gần đây đã giúp người tiêu dùng tiếp cận nhiều hơn với các sản phẩm thực phẩm và đồ uống. Ngoài ra, thị trường Đài Loan có nền kinh tế phát triển cao, GDP bình quân đầu người cao, tỷ lệ chi tiêu cho lương thực bình quân đầu người cao.

TIN TỨC KHÁC

Xuất khẩu rau quả chuyển dịch mạnh sang sản phẩm chế biến

19-11-2021

Trong bối cảnh xuất khẩu rau quả tươi sang Trung Quốc gặp khó khăn, doanh nghiệp ngành rau quả của Việt Nam đã dần chuyển dịch sang sản phẩm rau quả chế biến. Bên cạnh đó, xuất khẩu rau quả chế biến sang nhiều thị trường như Mỹ, Nga, Australia… cũng tăng đáng kể.

Trung Quốc kiểm tra chặt hoa quả và thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam

9-11-2021

Hoa quả Việt Nam khi nhập khẩu vào Trung Quốc đang phải kiểm tra 100%. Trung Quốc cũng đang duy trì kiểm soát Covid-19 trên bao bì, phương tiện vận chuyển thủy sản đông lạnh, thuỷ sản sống từ Việt Nam. Những điều này gây khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Cam Hàm Yên mất mùa nhưng không mất giá

2-11-2021

Do tình hình thời tiết bất lợi, nhiều diện tích cam Hàm Yên (Tuyên Quang) mất mùa, thế nhưng giá cam đầu vụ cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Đại sứ, doanh nghiệp “hiến kế” xuất khẩu thành công rau quả vào EU

27-10-2021

Chú trọng đảm bảo an toàn thực phẩm; đẩy mạnh hơn nữa khâu quảng bá sản phẩm thông qua hội chợ rau quả lớn, uy tín hay tìm mọi cách kéo giảm chi phí logistics… là hàng loạt giải pháp được các đại sứ, doanh nghiệp nhấn mạnh để có thể xuất khẩu thành công rau quả vào thị trường EU.

Xuất khẩu nông sản sang EU cần gắn với tiêu chí "xanh"

27-10-2021

Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng: "Nông nghiệp sạch chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường, đối với xã hội..."

Rau củ, trái cây Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh

25-10-2021

Nhập khẩu rau quả Trung Quốc sang Việt Nam đã tăng mạnh giữa lúc rau quả trong nước tiêu thụ khó khăn do ảnh hưởng giãn cách

Sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong

18-10-2021

Cam Cao Phong được Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00046 theo Quyết định số 3947/QĐ-SHTT ngày 05/11/2013. Theo Quyết định này, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hòa Bình là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý, sản phẩm cam quả mang chỉ dẫn địa lý gồm các giống: cam CS1, Xã Đoài Lùn, Xã Đoài Cao và cam Canh nằm trong khu vực địa lý thuộc thị trấn Cao Phong và các xã: Tây Phong, Bắc Phong, Dũng Phong, Tân Phong và Thu Phong thuộc huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.

Xuất khẩu rau quả tháng 9 tăng hơn 9%, cắt đứt chuỗi các tháng sụt giảm trong 5 tháng qua

11-10-2021

Giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong tháng 9 đạt 250 triệu USD, tăng 9,2% so với tháng 8 và tăng 5,2% so với tháng 9/2020.

Thanh long Bình Thuận có “giấy thông hành” vào Nhật Bản

8-10-2021

Ngày 7/10/2021, sau hơn 3 năm nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) đã chính thức cấp Bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với thanh long Bình Thuận. Đây là sản phẩm nông sản thứ 2 của Việt Nam sau vải thiều Lục Ngạn được cấp Bằng chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản.

Australia thúc đẩy mở cửa cho tôm tươi, chanh leo, hoa tươi Việt Nam

4-10-2021

(HQ Online) - Thời gian tới, Australia và Việt Nam thống nhất tiếp tục thúc đẩy tiến trình mở cửa, tạo thuận lợi trong xuất khẩu cho các hàng hóa nông, thủy sản có thế mạnh của nhau như tôm tươi nguyên con, chanh leo, hoa tươi cắt cành của Việt Nam; quả đào và xuân đào của Australia.