RAU QUẢ

Xuất khẩu rau quả chuyển dịch mạnh sang sản phẩm chế biến

Cập nhật ngày: 19 | 11 | 2021

Trong bối cảnh xuất khẩu rau quả tươi sang Trung Quốc gặp khó khăn, doanh nghiệp ngành rau quả của Việt Nam đã dần chuyển dịch sang sản phẩm rau quả chế biến. Bên cạnh đó, xuất khẩu rau quả chế biến sang nhiều thị trường như Mỹ, Nga, Australia… cũng tăng đáng kể.

Nguồn: Haiquanonline.com.vn

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, giai đoạn 2016 – 2020, tốc độ xuất khẩu hàng rau quả đã qua chế biến của Việt Nam đều tăng trưởng ở mức 2 con số.

Đáng chú ý, tốc độ xuất khẩu rau quả chế biến năm 2019 tăng tới 41,2% so với năm 2018, nhưng sau đó có dấu hiệu chậm lại. Năm 2020, tốc độ xuất khẩu hàng rau quả chế biến của Việt Nam tăng 11,1% so với năm 2019.

9 tháng năm 2021, do khó khăn trong khâu vận chuyển, trong khi vấn đề bảo quản hàng rau quả tươi của Việt Nam còn hạn chế, doanh nghiệp đã có sự chuyển dịch khá thành công khi đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chế biến.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả đã qua chế biến tháng 9/2021 đạt 65,42 triệu USD, tăng 13,7% so với tháng 9/2020. Tính chung 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả đã qua chế biến đạt 653,5 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2020. Các thị trường xuất khẩu chính mặt hàng rau quả chế biến của Việt Nam gồm: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Australia …

Với riêng thị trường Trung Quốc, Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) thông tin, trong cả giai đoạn 2016 – 2020, tăng trưởng xuất khẩu hàng rau quả chế biến của Việt Nam sang Trung Quốc ở mức cao, ngoại trừ năm 2020 chỉ tăng 4,4% so với năm 2019.

9 tháng năm 2021, tốc độ xuất khẩu hàng rau quả chế biến của Việt Nam sang Trung Quốc tăng trưởng 24,8% so với 9 tháng năm 2020. Bên cạnh đó, tốc độ xuất khẩu mặt hàng sang một số thị trường chính cũng tăng trưởng ở mức 2 con số như: Mỹ, Nhật Bản, Nga, Australia, Ấn Độ.

“Nhìn chung, ngành rau quả Việt Nam đã khá thành công khi tăng xuất khẩu sang các thị trường có dung lượng nhập khẩu lớn và yêu cầu khắt khe về chất lượng, sự đa dạng của sản phẩm. Với kết quả đạt được trong năm 2020 và 9 tháng đầu 2021, ngành hàng rau quả Việt Nam đã có sự chuyển dịch khá thành công sang phân khúc chế biến các sản phẩm sấy khô, nước ép đóng hộp... , đại diện Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại đánh giá.

Khi phát triển theo hướng chế biến, rau quả Việt Nam có thể kiểm soát được giá thành, nâng giá trị hàng hoá gấp 3 - 4 lần so với giá quả tươi. Việc đưa trái cây, rau củ vào chế biến sâu sẽ tăng thời gian bảo quản, giúp thoát được tình trạng dư cung.

Một số chuyên gia ngành nông nghiệp dự báo, trong những tháng cuối năm 2021 và cả năm 2022, rau quả chế biến vẫn sẽ là chủng loại sản phẩm có tiềm năng tăng trưởng bởi sự tiện lợi và thời gian bảo quản lâu.

Trong vài năm trở lại đây, trên địa bàn cả nước các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến bảo quản trái cây tăng mạnh, gấp 3 lần so với trước đó, với 7.500 cơ sở chế biến bảo quản trái cây, rau củ và khoảng 156 nhà máy chế biến có dây chuyền, công nghệ hiện đại.

Tuy nhiên, trên thực tế, ngành chế biến chỉ mới đáp ứng sơ chế 8 - 10% sản lượng rau quả sản xuất ra hàng năm. Đến nay, 76,2% rau quả xuất khẩu chưa qua chế biến; việc tiêu thụ vẫn ở dạng tươi hoặc sơ chế bảo quản là chủ yếu, tổn thất sau thu hoạch còn quá cao khoảng trên 20%.

So với yêu cầu phát triển và hội nhập trong điều kiện cạnh tranh mới, ngành chế biến rau quả Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều tồn tại, hạn chế cần nỗ lực khắc phục trong thời gian tới.

Theo số liệu thống kê cập nhật mới nhất từ Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ, Việt Nam là thị trường xuất khẩu chế phẩm từ rau, trái cây, quả hạch hoặc các bộ phận khác của thực vật lớn thứ 9 toàn cầu.

Tốc độ xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam ra thị trường thế giới trong giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng bình quân 22,15%/năm, từ 424,17 triệu USD năm 2016 tăng lên 929,78 triệu USD năm 2020. Tỷ trọng xuất khẩu chế phẩm từ rau, trái cây, quả hạch hoặc các bộ phận khác của thực vật của Việt Nam trong tổng trị giá thế giới tăng từ 0,72% năm 2016 lên 1,46% năm 2020.

 

TIN TỨC KHÁC

Trung Quốc kiểm tra chặt hoa quả và thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam

9-11-2021

Hoa quả Việt Nam khi nhập khẩu vào Trung Quốc đang phải kiểm tra 100%. Trung Quốc cũng đang duy trì kiểm soát Covid-19 trên bao bì, phương tiện vận chuyển thủy sản đông lạnh, thuỷ sản sống từ Việt Nam. Những điều này gây khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Cam Hàm Yên mất mùa nhưng không mất giá

2-11-2021

Do tình hình thời tiết bất lợi, nhiều diện tích cam Hàm Yên (Tuyên Quang) mất mùa, thế nhưng giá cam đầu vụ cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Đại sứ, doanh nghiệp “hiến kế” xuất khẩu thành công rau quả vào EU

27-10-2021

Chú trọng đảm bảo an toàn thực phẩm; đẩy mạnh hơn nữa khâu quảng bá sản phẩm thông qua hội chợ rau quả lớn, uy tín hay tìm mọi cách kéo giảm chi phí logistics… là hàng loạt giải pháp được các đại sứ, doanh nghiệp nhấn mạnh để có thể xuất khẩu thành công rau quả vào thị trường EU.

Xuất khẩu nông sản sang EU cần gắn với tiêu chí "xanh"

27-10-2021

Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng: "Nông nghiệp sạch chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường, đối với xã hội..."

Rau củ, trái cây Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh

25-10-2021

Nhập khẩu rau quả Trung Quốc sang Việt Nam đã tăng mạnh giữa lúc rau quả trong nước tiêu thụ khó khăn do ảnh hưởng giãn cách

Sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong

18-10-2021

Cam Cao Phong được Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00046 theo Quyết định số 3947/QĐ-SHTT ngày 05/11/2013. Theo Quyết định này, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hòa Bình là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý, sản phẩm cam quả mang chỉ dẫn địa lý gồm các giống: cam CS1, Xã Đoài Lùn, Xã Đoài Cao và cam Canh nằm trong khu vực địa lý thuộc thị trấn Cao Phong và các xã: Tây Phong, Bắc Phong, Dũng Phong, Tân Phong và Thu Phong thuộc huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.

Xuất khẩu rau quả tháng 9 tăng hơn 9%, cắt đứt chuỗi các tháng sụt giảm trong 5 tháng qua

11-10-2021

Giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong tháng 9 đạt 250 triệu USD, tăng 9,2% so với tháng 8 và tăng 5,2% so với tháng 9/2020.

Thanh long Bình Thuận có “giấy thông hành” vào Nhật Bản

8-10-2021

Ngày 7/10/2021, sau hơn 3 năm nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) đã chính thức cấp Bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với thanh long Bình Thuận. Đây là sản phẩm nông sản thứ 2 của Việt Nam sau vải thiều Lục Ngạn được cấp Bằng chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản.

Australia thúc đẩy mở cửa cho tôm tươi, chanh leo, hoa tươi Việt Nam

4-10-2021

(HQ Online) - Thời gian tới, Australia và Việt Nam thống nhất tiếp tục thúc đẩy tiến trình mở cửa, tạo thuận lợi trong xuất khẩu cho các hàng hóa nông, thủy sản có thế mạnh của nhau như tôm tươi nguyên con, chanh leo, hoa tươi cắt cành của Việt Nam; quả đào và xuân đào của Australia.

Đưa mắc ca thành ngành hàng sản xuất hiệu quả, bền vững

29-9-2021

Mục tiêu Đề án "Phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050" đặt ra là đưa mắc ca thành ngành hàng sản xuất hiệu quả, bền vững.